EC cân nhắc tiếp tục hoãn quy định về giới hạn thâm hụt ngân sách
Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất tiếp tục tạm hoãn quy định hạn chế chính phủ các nước thành viên chi tiêu công quá tay cho đến hết năm 2022.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn đang tác động tiêu cực nền kinh tế, ngày 3/3, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất tiếp tục tạm hoãn quy định hạn chế chính phủ các nước thành viên chi tiêu công quá tay cho đến hết năm 2022.
EC đã đình chỉ các quy định trên cách đây một năm, thời điểm Liên minh châu Âu (EU) rơi vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai. Điều này cho phép các nước sử dụng ngân sách để giải cứu nền kinh tế và giúp các công ty vượt qua đại dịch.
Phó Chủ tịch EC Valdis Dombrovskis cho rằng dựa trên các dự báo hiện nay, EU nên tiếp tục việc đình chỉ các quy định cho đến năm 2022 và kích hoạt trở lại vào năm 2023, khi kinh tế các nước có thể trở về như trước khi khủng hoảng y tế bùng phát.
Video đang HOT
Đề xuất trên cần được các nước thành viên EU thông qua. Nhiều khả năng EC sẽ đối mặt với các chất vấn của một số nước thành viên như Hà Lan, Đan Mạch vốn quan ngại về vấn đề duy trì mạnh tay chi tiêu hơn cần thiết.
Trong khi đó, Ủy viên phụ trách vấn đề kinh tế của EU Paolo Gentiloni cho rằng đại dịch COVID-19 đang tác động xấu đến kinh tế. Do đó, chính sách hỗ trợ tài chính vẫn cần được duy trì cho đến năm 2022.
Hiệp ước Ổn định và tăng trưởng quy định các nước thành viên EU phải giới hạn thâm hụt ngân sách ở mức 3% của Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và nợ công ở mức 60% GDP.
Những nước vi phạm quy định này sẽ đối mặt với các án phạt, song cho đến nay vẫn chưa chính phủ nào phải chịu lệnh trừng phạt. Italy là một ví dụ điển hình khi có nợ công lên tới 155,6% GDP. Thay vào đó, hiệp ước trên nhằm trao thêm quyền cho EC và các nước thành viên để giúp họ thận trọng hơn trong việc chi tiêu ngân sách.
Bên cạnh đó, EC cũng đề xuất một số cải cách cần thiết để các nước thành viên nhận được sự đồng thuận của EU.
EU áp thuế đối với 4 tỷ USD hàng hóa của Mỹ vì trợ cấp Boeing
Trao đổi với báo giới, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Valdis Dombrovskis nêu rõ: "Mỹ đã áp thuế (đối với hàng hóa châu Âu) sau phán quyết của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) trong vụ Airbus.
Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Valdis Dombrovskis(Nguồn: GettyImages)
Ngày 9/11, Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố sẽ thúc đẩy kế hoạch áp thuế đối với hàng hóa và dịch vụ của Mỹ có giá trị lên tới 4 tỷ USD liên quan việc Washington trợ cấp cho hãng sản xuất máy bay Boeing.
Trao đổi với báo giới, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Valdis Dombrovskis nêu rõ: "Mỹ đã áp thuế (đối với hàng hóa châu Âu) sau phán quyết của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) trong vụ Airbus. Giờ đây, chúng tôi cũng có phán quyết của WTO đối với trường hợp Boeing, cho phép chúng tôi áp thuế (đối với hàng hóa Mỹ) và đó là những gì chúng tôi sẽ thực hiện".
Quan chức này hối thúc Washington theo đuổi một thỏa thuận toàn diện về trợ cấp hàng không trên toàn cầu và chấm dứt mâu thuẫn hiện tại. Ông tái khẳng định lập trường của EU là sẵn sàng đình chỉ hoặc hủy bỏ các khoản thuế quan bất cứ lúc nào Mỹ có hành động tương tự.
Tuyên bố trên được Phó Chủ tịch EC Dombrovskis đưa ra trước thềm cuộc họp của các Bộ trưởng Thương mại EU được tổ chức trực tuyến.
Hồi tháng 10/2019, sau một phán quyết của WTO cho rằng các nước châu Âu đã trợ cấp trái phép cho hãng sản xuất máy bay Airbus, Washington đã bắt đầu áp thuế trả đũa với khối hàng hóa xuất khẩu của EU trị giá 7,5 tỷ USD.
Tuy nhiên, Washington chưa sử dụng hết hạn ngạch này và nền kinh tế lớn nhất thế giới hoàn toàn có thể tăng thuế đối với nhiều loại hàng hóa khác nhau của châu Âu hoặc mở rộng danh sách mục tiêu đánh thuế.
Hồi tháng 10, Cơ quan Giải quyết Tranh chấp của WTO đã chính thức cho phép EU thực hiện các biện pháp trả đũa Mỹ vì trợ cấp bất hợp pháp dành cho hãng sản xuất máy bay Boeing của nước này.
Phía Washington cho rằng các động thái thuế quan của EU không có cơ sở pháp lý nào vì các khoản trợ cấp cơ bản cho Boeing đã bị bãi bỏ. Tuy nhiên, các quan chức châu Âu lại lập luận rằng chỉ có WTO mới có thể quyết định về việc tuân thủ phán quyết và tổ chức này đã cho phép EU đáp trả.
Theo các nhà ngoại giao, EU sẽ áp thuế quan đối với các mặt hàng bao gồm máy bay và các bộ phận máy bay, trái cây, các loại hạt và một số nông sản khác, nước cam, một số loại rượu mạnh cùng những loại hàng hóa khác như thiết bị xây dựng hay bàn chơi casino.
Đây dự kiến sẽ là bước ngoặt mới nhất trong tranh chấp thương mại xuyên Đại Tây Dương vốn đã kéo dài 16 năm và 4 đời Tổng thống Mỹ./.
Phó Chủ tịch EC dương tính với virus SARS-CoV-2 Trong bối cảnh số ca nhiễm mới không ngừng tăng cao, khi Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Margaritis Schinas có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, và Ba Lan ghi nhận số ca mắc mới cao nhất trong 1 ngày, nhiều nước châu Âu đã siết chặt các biện...