EC: Bất đồng thương mại Mỹ-Trung Quốc đang cao hơn bao giờ hết
Ngày 28/9, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) phụ trách đồng Euro Valdis Dombrovskis cho biết, rủi ro vì bất đồng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ hiện đang cao hơn bao giờ hết.
Phó Chủ tịch EC phụ trách đồng Euro Valdis Dombrovskis. (Nguồn: AFP/Sputnik)
Trên Twitter, ông Dombrovskis cho biết sự gia tăng rõ rệt của chủ nghĩa bảo hộ đã trở thành vấn đề đặc biệt đáng lo ngại. Rủi ro do các tranh chấp thương mại Mỹ-Trung gây ra đang tăng cao hơn bao giờ hết và đó chính là lý do EU phải đứng lên để bảo vệ hệ thống thương mại đa phương dựa trên các quy tắc.
Những nhận xét trên được đưa ra giữa lúc cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang diễn ra quyết liệt.
Hai bên đã tiến hành nhiều cuộc tham vấn về vấn đề thuế nhập khẩu hàng hóa trong nỗ lực giải quyết cuộc xung đột thương mại thông qua đối thoại, nhưng hầu như không đạt được kết quả khả quan nào.
Video đang HOT
Ngày 22/9 vừa qua, Bắc Kinh đã quyết định rút khỏi các cuộc đàm phán thương mại với Washington sau khi chính quyền của ông Trump chính thức áp đặt lệnh trừng phạt đối với Bộ Quốc phòng Trung Quốc và Công ty xuất khẩu vũ khí quốc gia Nga Rosoboronexport vì những thỏa thuận mua bán các hệ thống vũ khí do Nga sản xuất./.
Theo vietnamplus
Vừa tung đòn với Trung Quốc, Mỹ ngay lập tức bị "phản công"
Trung Quốc hồi cuối tuần vừa rồi đã tức giận triệu tập Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh đến đồng thời hủy bỏ các cuộc đối thoại quân sự nhằm phản đối quyết định của Mỹ trong việc áp dụng các biện pháp trừng phạt với Trung Quốc vì việc nước này mua chiến đấu cơ và tên lửa của Nga.
Chiến đấu cơ Su-35 của Nga
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Zheng Zeguang đã triệu tập Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh đến để bày tỏ "sự phản đối mạnh mẽ", Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố rằng, họ sẽ triệu hồi Tư lệnh Hải quân Shen Jinlong đang ở thăm Mỹ về nước và hủy bỏ các cuộc đối thoại dự kiến diễn ra vào tuần tới ở thủ đô Bắc Kinh giữa giới chức quân đội hai nước Mỹ, Trung.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố, quân đội của họ có quyền áp dụng thêm các biện pháp đáp trả Mỹ nhưng không nói rõ đó là những biện pháp nào.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc - ông Wu Qian tức giận nói, quyết định của Trung Quốc trong việc mua các chiến đấu cơ và tên lửa của Nga là hoạt động hợp tác bình thường giữa hai nước có chủ quyền và Mỹ không "có quyền can thiệp".
Loạt phản ứng tức giận trên diễn ra sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 21/9 bất ngờ thông báo áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Cục Phát triển Thiết bị của Trung Quốc (EED) - một nhánh của quân đội chịu trách nhiệm về các hoạt động mua sắm vũ khí. Lý do Mỹ trừng phạt EED được tuyên bố là do Trung Quốc tham gia vào "những giao dịch lớn" với tập đoàn xuất khẩu vũ khí của Nga - Rosoboronexport.
Gói biện pháp trừng phạt của Mỹ có liên quan đến việc Trung Quốc mua 10 chiến đấu cơ SU-35 của Nga năm 2017 và mua các hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga năm 2018, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
Một quan chức Bộ Ngoai jgiao Mỹ hồi cuối tuần vừa rồi đã nói, Trung Quốc là nước duy nhất sở hữu trong tay hệ thống tên lửa tối tân S-400, vi phạm một luật trừng phạt của Mỹ nhằm đáp trả cái gọi là "các hành động xấu" của Nga.
Vị quan chức Mỹ nhấn mạnh, những biện pháp trừng phạt mà nước này áp dụng với EED của Trung Quốc là nhằm vào Moscow chứ không phải Bắc Kinh.
Mỹ trừng phạt Trung Quốc theo Đạo luật chống các đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận (CAATSA). Đạo luật này được ký năm 2017 với mục đích được tuyên bố là nhằm để trừng phạt Nga về việc can thiệp vào cuộc bầu cử của Mỹ cũng như những hành động "gây hấn" ở Ukraine và Syria.
S-400 Triumph là thế hệ tên lửa chiến thuật hiện đại nhất của Nga và cũng là một trong những loại tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại nhất thế giới hiện nay. Nó là thứ vũ khí phòng không được rất nhiều nước thèm muốn. S-400 được phát triển và cải tiến từ hệ thống tên lửa phòng không S-200 và S-300. NATO gọi S-400 của Nga bằng cái tên SA-21 Growler.
S-400 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao từ 5m đến 27km trong phạm vi 400km. Những mục tiêu mà tên lửa S-400 có thể tiêu diệt là các thiết bị bay, tên lửa có cánh kích thước nhỏ và tên lửa hỏa tiễn có tầm hoạt động không quá 3.500km và tốc độ bay tối đa 4,8 km/s. S-400 Triumph có thể tác chiến trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết, trong môi trường có nhiễu cường độ mạnh và chế áp điện tử cao.
Một trong những đặc tính khiến S-400 trở thành hệ thống tên lửa độc nhất vô nhị trên thế giới là nó có khả năng cùng lúc giám sát 300 mục tiêu khác nhau và bắn hạ 36 mục tiêu chỉ bằng một lần phóng.
Trong khi đó, Su-35 là một phiên bản hiện đại hóa rất sâu của loại chiến đấu cơ Su-27M - máy bay chiến đấu chủ lực hiện nay của Không quân Nga. Máy bay chiến đấu ưu việt Su-35 hoạt động bằng hai động cơ phản lực 117S có véc-tơ điều khiển cung cấp lực đẩy. Su-35 sở hữu khả năng tấn công hiệu quả vượt trội hơn so với rất nhiều loại chiến đấu cơ tối tân khác cùng loại của phương Tây khi có thể tấn công cùng lúc nhiều mục tiêu trên không bằng việc sử dụng cả các tên lửa và hệ thống vũ khí có điều khiển và không điều khiển. Cụ thể, máy bay tiêm kích Su-35 thế hệ 4 có thể cùng một lúc theo dõi 30 mục tiêu, phát hiện mục tiêu ở cách xa 400km và tấn công đồng thời 8 mục tiêu trên không, hoặc cùng một lúc theo dõi 4 mục tiêu và tấn công 2 mục tiêu trên mặt đất. Máy bay chiến đấu Su-35 được trang bị một khẩu pháo 30mm với 150 viên đạn, và có thể mang tới 8 tấn vũ khí trên 12 giá treo bên ngoài. Loại máy bay chiến đấu tối tân này có thể bay 6.000 giờ với thời gian sử dụng khoảng 30 năm.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo vnmedia
Điện Kremlin cáo buộc Mỹ ép Nga ra khỏi thị trường vũ khí Ngày 21/9, Nga đã cáo buộc Mỹ chơi không công bằng và áp đặt một loạt các biện pháp trừng phạt mới nhằm ép Moskva ra khỏi thị trường vũ khí toàn cầu. (Nguồn: TASS) Phát biểu với báo giới, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nêu rõ: "Đây là sự cạnh tranh không công bằng, không trung thực, một âm mưu...