Ebola khiến hàng trăm nghìn người Tây Phi có nguy cơ chết đói
Bên cạnh việc đang phải oằn mình chống đỡ dịch Ebola bùng phát dữ dội, các nước Tây Phi còn đang phải chiến đấu với nạn đói cũng tồi tệ không kém.
Ebola khiến hàng trăm nghìn người Tây Phi có nguy cơ chết đói
Các đồng ruộng trên khắp Sierra Leone không có nông dân, cây trồng không ai gặt. Ebola đang khiến người dân Tây Phi kiệt quệ và không còn sức để làm việc, thức ăn được chia không đồng đều khiến việc ăn uống càng trở nên khó khăn.
Ebola đang tàn phá Sierra Leone, Liberia và Guinea với một tốc độ khủng khiếp chưa từng có. Lượng người chết tăng gấp đôi sau khi mỗi tháng qua đi, các vắc xin chữa bệnh vẫn chưa được chính thức sử dụng. Mọi thứ trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết. Nhưng tất cả những điều đó vẫn chưa kinh hoàng bằng một cuộc khủng hoảng mới: đói.
Đầu tháng 10, các nhân viên cứu trợ đã đến thăm 2 trong số hàng ngàn đứa trẻ mồ côi do virut Ebola. Khi họ quay trở lại vào ngày sau đó, những đứa trẻ này đã chết nhưng không phải vì dịch bệnh mà là vì đói. Hôm qua, WHO đã cảnh báo số người chết vì Ebola sẽ sớm vượt quá con số 4.500 người. Nhưng con số đó có lẽ vẫn không đáng sợ bằng việc khoảng 3/4 trong số khoảng 1 triệu người có thể sẽ chết vì suy dinh dưỡng. Nếu dịch Ebola không được kiểm soát nhanh chóng, một nạn đói tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới hiện đại sẽ diễn ra.
Video đang HOT
Ebola là dịch bệnh khủng khiếp, rất nhiều người đã chết vì mắc phải nó. Đó là hậu quả trực tiếp mà nhiều người nhìn thấy. Nhưng cùng với nó là giá lương thực tăng cao, các trang trại bị bỏ rơi, các cánh đồng không ai làm việc, các bữa ăn ngày trở nên hiếm hoi. Trong khi đó, ai cũng cần sức khỏe để chống lại bệnh tật. Đó lại là vấn đề lớn khác cần phải suy nghĩ vào lúc này.
Trao đổi với tờ Independent của Anh, Tom Dannatt, người sáng lập một tổ chức từ thiện ở Tây Phi đã nói rằng các bữa ăn tai Sierra Leone và Liberia đang rất ít. Ông nói: &’Một số người có được thực phẩm, một số người thì không. Họ không có chất dinh dưỡng và không có sức chống chọi với bệnh tật’.
Ngày 13/10, chủ tịch quỹ phát triển nông nghiệp của Liên Hợp Quốc đã nói rằng có đến hơn 40 các trang trại ở Tây Phi đang bị bỏ không. Theo khảo sát, tình trạng thiếu lương thực đã xảy ra ở Senegal và các nước Tây Phi khác bởi hoạt động thương mại khu vực đã bị phá hủy. Rất nhiều người ở đây đang phải sử dụng đến những đồ ăn tạp chất, bỏ thừa để chống đói. Và cũng không chỉ thiếu lương thực, các quốc gia Tây phi đang phải đối mặt với sự thiếu hụt 80.000 chiếc túi để chôn người chết và 100.000 kg bột Clo để khử trùng.
Rất nhiều khó khăn đang bủa vây các quốc gia Tây Phi khi vừa phải đối phó với dịch bệnh vừa phải đối phó với vấn đề lương thực. Nhưng nếu không có những biện pháp tiếp tế mạnh mẽ, có thể người dân Tây Phi sẽ chết vì đói trước khi chết vì Ebola.
Nguồn Tiến Nguyễn (Independent)
Xahoi.com.vn/Công lý
Y tá Anh muốn quay lại Tây Phi sau khi khỏi Ebola
William Pooley, công dân Anh đầu tiên nhiễm virus Ebola và đã hồi phục hoàn toàn, cho biết sẽ quay lại Tây Phi vì anh còn nhiều việc phải làm ở đó.
William, ở Sierra Leone, chụp ảnh cùng một trong số những bệnh nhân Ebola bình phục. Ảnh: Guardian.
William được đưa về nước trên một máy bay quân sự hồi tháng 8, và được cách ly, điều trị bằng loại thuốc ZMapp thử nghiệm. Người đàn ông 29 tuổi hôm 15/10 cho biết anh đang chuẩn bị bay trở lại Sierra Leone để giúp người dân ở đó chống lại đại dịch đã cướp đi sinh mạng của gần 4.500 người.
"Tôi biết bố mẹ lo lắng, nhưng họ hiểu đó là điều tôi phải làm", CBS Newsdẫn lời William chia sẻ tại một khóa huấn luyện cho các nhân viên y tế Anh, những người tình nguyện hỗ trợ trại thực địa để đẩy lùi sự lây lan của dịch bệnh.
Trong cuộc phỏng vấn với Guardian, William kêu gọi Thủ tướng David Cameron, người đã gửi tới anh lời động viên chóng khỏe lúc đang ở viện, và Tổng thống Barack Obama, nỗ lực hơn nữa để huy động cộng đồng quốc tế kiểm soát đại dịch đang tàn phá khắp Tây Phi từ tháng 3.
"Đây là vấn đề toàn cầu nên cần sự lãnh đạo ở mức toàn cầu. Vì thế, ông Obama và ông Cameron cần cho thấy nhiều sự lãnh đạo hơn nữa trong vấn đề này", William nói và không quên bày tỏ "sự cảm ơn sâu sắc" tới ngài thủ tướng vì đã giúp anh hồi hương và được chăm sóc đặc biệt.
"Sierra Leone cần nhiều nhân viên y tế quốc tế cùng các tổ chức phi chính phủ như Tổ chức Bác sĩ không biên giới và Hội Chữ thập đỏ. Việc đáp ứng các nhu cầu ấy cần được tăng lên", William cho biết.
Nghỉ ngơi tại nhà ở hạt Suffolk sau khi xuất viện hôm 3/9, William rất vui khi đã chiến thắng virus chết người nhưng cũng cảm thấy tuyệt vọng khi không giúp được người bệnh. William chưa nói kế hoạch quay lại Tây Phi của mình với bố mẹ nhưng khi được hỏi cảm thấy thế nào, bà Jackie, mẹ y tá trên, cho biết "đó sẽ là sự lựa chọn của con trai tôi" và "sẽ rất tự hào về William nếu nó quyết định đi".
Hôm 12/10, Mỹ ghi nhận trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên trên lãnh thổ. Bệnh nhân là y tá gốc Việt Nina Phạm, nhiễm virus sau khi chăm sóc người đàn ông Liberia, Thomas Eric Duncan, qua đời tuần trước.
Bình Minh
Theo VNE
Y tá Mỹ mô tả cảnh hỗn loạn trong phòng bệnh Ebola Briana Aguirre phải mặc một bộ đồ bảo hộ bị thủng khi chăm sóc cho bệnh nhân Ebola, trong khi các y tá quanh cô phụ trách một lúc nhiều ca bệnh khác nhau mà chẳng đeo găng tay hay bao chân. Nữ y tá Briana Aguirre bày tỏ những nỗi lo lắng và bức xúc về cách ứng phó với Ebola ở...