Ế vì “kén cá chọn canh”
Cuộc sống cứ thế trôi đi theo những tháng ngày buồn tẻ. Không khí gia đình trầm uất, bố mẹ thì lo lắng cho cô con gái có tài có sắc mà hãm duyên.
Bạn bè Linh đi lấy chồng hết, cả nhà Linh sốt ruột vì cô con gái nổi tiếng đẹp người đẹp nết vẫn còn ế chổng trơ, không có đám nào ngó ngàng. Ngỡ tưởng con mình sẽ kiếm được đám ngon nào ngờ, chờ đợi đầu đã hai thứ tóc, sắp chỉ có một màu mà con gái vẫn còn “ngồi chờ cơm mẹ”. Ấy vậy mà trước đây Linh được đánh giá là người có triển vọng nhất trong làng. Trai trong vùng thậm chí cả những anh chàng giàu có, đại gia đến Nhung cũng đều không động tĩnh gì. Rồi người ta lại lũ lượt kéo nhau đi, bỏ lại Linh vì họ nghĩ rằng, có lẽ với tầm của họ vẫn chưa xứng với một cô giáo, một giảng viên đại học vừa xinh đẹp vừa nết na ấy.
Lâu ngày không yêu ai, Linh đã chai sạn với cảm xúc. Ngày ngày chỉ biết dắt xe đi làm, là một cô giáo gương mẫu, rồi tối đến lại thân một mình. Không chơi bời, không giao du, ai đến Linh cũng chỉ ra tiếp và chào hỏi qua loa rồi xin phép vào trong nhà nằm vì mệt. Bố mẹ cũng chẳng hiểu vì sao còn các anh trai làng thì nghĩ Linh có vấn đề, không thì cũng là vì coi thường họ. Ức chế, đến một lần rồi chẳng bao giờ họ quay lại lần hai.
Lâu ngày không yêu ai, Linh đã chai sạn với cảm xúc. Ngày ngày chỉ biết dắt xe đi làm, là một cô giáo gương mẫu, rồi tối đến lại thân một mình. (ảnh minh họa)
Cuộc sống cứ thế trôi đi theo những tháng ngày buồn tẻ. Không khí gia đình trầm uất, bố mẹ thì lo lắng cho cô con gái có tài có sắc mà hãm duyên. Ông bà lo làm lễ đi cầu khấn và xem bói khắp nơi để tìm lý do tại sao con gái không lấy được chồng. Điều ông bà nghi ngờ là do vấn đất cát, tổ tiên nên thành ra như thế. Sự mê tín công với nỗi lo lắng đã làm cho đôi vợ chồng ấy ngày càng già và hốc hác đi.
Còn Linh thì cứ hờ hững, dửng dưng với chuyện chồng con. Cô chẳng mảy may lo lắng. Bảo giá như Linh có chuyện gì, bảo giá như cô chờ đợi ai mà không có ý định lấy chồng thì đã đành. Đằng này…Linh cứ lủi thủi, vẫn sống vô tư như ngày còn trẻ. Cô lảng tránh mọi ánh nhìn của đàn ông và tìm mọi cách để thuyết phục bố mẹ từ từ đừng giục chỉ vì lý do duyên chưa đến. Nhưng trong lòng cô hiều, có lẽ chẳng có cái duyên nào nữa. Đến lúc lấy chồng, cô quay mặt đi mà gật thôi. Linh kệ mặc những ánh mắt tò mò của dân làng và mặc người đời cười chê cô là kẻ “kén cá chọn canh”.
Bà Linh, người ta thường gọi bà như thế bởi giờ đây bà không còn là cô gái hồn nhiên nữa và đã bước sang tuổi ngũ tuần. Nếu vào tuổi của Linh, bạn bè đã có con cháu cả thì bà vẫn một mình chăn đơn gối chiếc. Bố mẹ bà đã già cả, không còn thiết tha thì chuyện giục giã con gái nữa. Bao năm nay hai cụ đã quen cảnh sống bên con gái, được con gái chăm sóc nên dù trong lòng hơi buồn cho bà nhưng các cụ vẫn thấy đó là niềm vui và an ủi khi tuổi già.
Bây giờ chẳng còn ai hỏi bà Linh chuyện chồng con, chẳng còn ai ngó ngàng đến người con gái xinh đẹp một thời ấy nữa. Họ cho rằng bà bị lãnh cảm hoặc mang trong lòng nỗi đau tình nào đó mà không thể thổ lộ cùng ai. Trong đôi mắt bà có nỗi buồn sâu thẳm lúc nào cũng u sầu. Dù vậy nhưng chưa một lần bà than thân trách phận, chưa một lần bà mở lời để nói về chuyện chồng con.
Video đang HOT
Bây giờ chẳng còn ai hỏi bà Linh chuyện chồng con, chẳng còn ai ngó ngàng đến người con gái xinh đẹp một thời ấy nữa. (ảnh minh họa)
Bao năm nay người ta vẫn thấy bà sống như thế. Bà nhận hết danh hiệu này đến danh hiều khác, nào là giáo viên ưu tú, nào là giảng viên dạy giỏi và học hàm tiến sĩ. Nhưng cuộc sống cứ gian truân như vậy. Nhìn những thành tích của bà ai dám nói bà là một người đầu óc có vấn đề? Học trò quý mến cô giáo, ngày lễ tết hoặc ngày thường cũng đều đến thăm hỏi. Người ta cũng nhìn vào đó mà quên đi một con người lãnh cảm. Họ dần hiểu ra điều gì đó trong tâm hôn người phụ nữa kia. Họ cũng không còn ác cảm với bà thậm chí còn nhờ vả, gửi gắm con cái cho cô giáo dạy giỏi.
50 tuổi, có lẽ bà vẫn chưa một lần được làm đàn bà. Không chơi bời, không chồng con, không cặp kè với bất kì ai, bà Linh được mệnh danh là người đàn bà trinh tiết. Có lẽ cuộc sống vốn là vậy, côn danh và tình yêu thường hay không thể toàn vẹn đôi đường. Bà đã hiến dâng cả đời mình cho sự nghiệp, cho sinh viên của mình và âm thầm chịu đựng nỗi buồn và sự cô đơn. Biết rằng, không ai bắt bà phải như vậy nhưng hoàn cảnh, số phận đã khiến con người ta thành ra như thế.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Những thông điệp kêu cứu câm lặng
"Tôi liên tục phát đi tín hiệu kêu cứu, nhưng không ai hiểu và nghe được. Tôi rơi vào trạng thái vô cùng tồi tệ và chỉ muốn nhanh chóng kết thúc cuộc đời mình... May mắn là tôi đã thoát khỏi "hố đen" trầm cảm trước khi tự kết thúc cuộc sống của mình".
Trầm cảm dễ dẫn tới tự sát
Ngồi trước nhiều người cô gái với vóc dáng ưa nhìn và khuôn mặt ấn tượng, Trần Thu Hà đã có thể dũng cảm cho biết, mình đã từng là một bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm rất nặng. Có một gia đình êm ấm, công việc ổn phù hợp với thu nhập ổn định, nhưng cách đây vài tháng, do tác động trong chuyện tình cảm đã biến Hà từ một cô gái hiện đại, năng động trở nên u ám, trầm uất. Cô vẫn cố gắng hoàn thành tốt công việc, nhưng không ai biết rằng cuộc sống đối với cô đã trở nên vô nghĩa. Vẻ ngoài của Hà ngày càng gầy guộc, xanh xao, khép kín và những ý nghĩ bi quan về cuộc sống khiến cô thường xuyên nghĩ đến cái chết.
"Tôi liên tục phát đi tín hiệu kêu cứu bằng những câu giao tiếp với bạn bè kiểu như: "Cuộc đời này chả có gì thú vị!". Nhưng có lẽ không ai hiểu được tín hiệu đó. Tình trạng nặng đến mức tôi không đáp ứng những loại thuốc chống trầm cảm và thậm chí không còn biết đau. Tôi đã rơi vào trạng thái vô cùng tồi tệ và chỉ muốn nhanh chóng kết thúc cuộc đời mình", Hà kể lại.
Theo PGS.TS Trần Hữu Bình, Cố vấn Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai: Tự sát hoặc luôn có ý nghĩ tự sát là một trong những hậu quả mà người mắc bệnh trầm cảm mắc phải. Ông Bình đưa ra nhận định: Trầm cảm và tự sát luôn theo nhau như hình với bóng. Do đó, trên thực tế đây là bệnh nguy hiểm nhưng lại chưa được quan tâm đúng mức.
Đại diện của WHO tọa đàm với báo chí về chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Việt Nam. (Ảnh: TT)
BS Lại Đức Trường, Cán bộ tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, cho tới nay, hầu như chưa có nghiên cứu đầy đủ về sức khỏe tâm thần được tiến hành tại Việt Nam. Hiện đối tượng được các cơ sở y tế chăm sóc và điều trị tại liên quan sức khỏe tâm thần mới mới chỉ nằm trong nhóm bệnh tâm thần phân liệt (điên) và động kinh.
Theo BS Trường, từ năm 1999 - 2000, tại Việt Nam cũng đã tiến hành một cuộc khảo sát về sức khỏe tâm thần, nhưng chỉ tập trung ở một số nhóm như: Phụ nữ sau sinh và trẻ em. Trong khi đó, trên thực tế, tất cả các đối tượng trong xã hội đều có thể mắc phải vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần, trong đó có bệnh trầm cảm.
Chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, GS. Harry Minas, Giám đốc Trung tâm Sức khỏe Tâm thần Quốc tế, ĐH Melbourne, Australia, cho rằng sự phát triển nhanh về kinh tế và xã hội khiến nhiều người ngày càng thấy bất an, lo lắng về cuộc sống và tương lai của mình. Những tác động của xã hội như: Nghèo đói, thất nghiệp, bi kịch trong gia đình... là những nguyên nhân dẫn đến trầm cảm. Nếu người bệnh không nhận được sự hỗ trợ về mặt tinh thần từ gia đình, cộng đồng và xã hội, kết hợp với điều trị bằng thuốc sẽ dẫn đến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
Điều trị trầm cảm tại cộng đồng: Rẻ và hiệu quả
Theo BS La Đức Cương, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần TƯ 1 (Hà Nội), số lượng người có dấu hiệu liên quan đến bệnh lý tâm thần tại Việt Nam có chiều hướng gia tăng. Tuy nhiên, sô lương bac si chuyên khoa vê tâm thân tại Việt Nam vân con rât thiêu. Trong khi đó, theo PGS.TS Trần Hữu Bình cách điều trị bệnh trầm cảm phổ biến hiện nay là bệnh nhân cần tuân thủ một quy trình chữa bệnh bằng thuốc và theo dõi kéo dài tại các cơ sở chuyên khoa tuyến TƯ.
Tuy nhiên, như trường hợp của Thu Hà, cô thậm chí không còn đáp ứng với tất cả các loại thuốc chống trầm cảm. Cuối cùng, nhờ sự yêu thương của gia đình và những buổi điều trị tâm lý tại Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Sức khỏe Thể- Tâm - Trí, Hà đã vượt qua được căn bệnh trầm cảm, trở về với cộng đồng.
BS Trần Thị Hải Vân, Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng đang tư vấn cho bệnh nhân trầm cảm. (Ảnh: TT)
Hiện mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng đã được quan tâm phát triển. Như Dự án phát triển mô hình chăm sóc kết hợp từng bước trong điều trị trầm cảm tại Tỉnh Khánh Hòa và TP Đà Nẵng (thực hiện từ tháng 1/2009, do Quỹ cựu Chiến binh Mỹ tại Việt Nam (VVAF) điều hành đã thu được những kết quả khả quan.
Dự án đã triển khai áp dụng thí điểm một loại liệu pháp tâm lý trong điều trị trầm cảm, gọi là liệu pháp kích hoạt hành vi (behavioral activation - BA). Các cộng tác viên y tế thôn/tổ/xóm tiến hành sàng lọc những người có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ngay tại cộng đồng. Người dân có nguy cơ trầm cảm được mời đến trạm y tế xã, phường để khám. Tại đây, các bác sỹ chuyên khoa của bệnh viện tâm thần tỉnh phối hợp với cán bộ trạm y tế xã sẽ khám và xác định bệnh trầm cảm. Bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm sẽ được điều trị, theo dõi ngay tại trạm y tế xã, phường. Bệnh nhân được dùng thuốc kết hợp với trị liệu tâm lý sau một thời gian đã phục hồi và có thể trở về sinh hoạt bình thường với gia đình, cộng đồng.
BS Trần Nguyên Ngọc, Phó Giám đốc Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng cho biết, hiện bệnh viện đang kết hợp với VVAF thực hiện thí điểm mô hình này tại 5 xã, phường thuộc Đà Nẵng. Theo BS Ngọc, ưu điểm dễ thấy của quá trình điều trị trầm cảm tại đồng đồng đó là giúp bệnh nhân giảm cảm giác bị kỳ thị, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại. Cùng đó, sự tương tác giữa bệnh nhân và bác sỹ trong quá trình trị liệu sẽ giúp người bệnh hiểu biết chính xác về bệnh của mình, và đặc biệt là cách vượt qua khi tái bệnh.
Trầm cảm là tình trạng buồn nặng nề, giảm hoặc mất hứng thú kéo dài ít nhất 2 tuần, kèm theo các triệu trứng như: mệt mỏi, hay hồi hộp, ăn ngủ không ngon...dẫn đến ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Người bị bệnh có 3 đặc trưng chính: Buồn, mất hứng thú và mệt mỏi. Vì lý do nào đó, họ luôn có cảm giác tội lỗi, bi quan, mất tự tin, giảm ham muốn tình dục. Khoảng 15% dân số có thể mắc trầm cảm vào lúc nào đó trong cuộc đời. 70% bệnh nhân trầm cảm có ý nghĩ chán sống. Tuy nhiên, 80% bệnh nhân trầm cảm có thể điều trị khỏi và phòng tránh tái phát bệnh hiện sớm và điều trị kịp thời.
P. Thanh
Theo dân trí
Hạ sách khi 'cấm vận' chồng Mâu thuẫn là điều không thể tránh giữa vợ chồng. Nhưng chỉ để "cho đỡ ghét" mà "cấm vận" chồng (vợ) thì quả là hạ sách. Bởi ban đầu người bị cấm vận sẽ cảm thấy khó chịu, buồn bực, nhưng lâu dần, họ cảm thấy chán nản và thường hành động theo hướng trả đũa "tôi đi tìm người khác". Nhiều cuộc...