Ế ở trong tư thế ngẩng cao đầu!
Trong số đó có những người… ế thiệt, nhưng đa phần là những bạn trẻ có đủ điều kiện về ngoại hình, tài chính… để bắt đầu cho một cuộc hôn nhân như ý nhưng họ vẫn chưa màng đến chuyện lập gia đình. Vì sao vậy?
Chờ một chữ “ duyên”
Thu Dung, 32 tuổi, cứ thứ bảy chủ nhật là lên xe chất lượng cao đi tỉnh. Ai hỏi đang ở đâu, trả lời: đi công tác. Thực ra, “công tác” của Thu Dương là đi kiếm các quán đặc sản bình dân của tỉnh đó, ăn cho sướng miệng, chụp hình đã tay rồi về.
Có nhiều người cắc cớ: “Sao công tác hoài vậy?”, thân lắm, Thu Dung trả lời: “Tớ đi trốn. Thứ bảy chủ nhật mọi người cứ alô đi càphê cà pháo, gặp người này người nọ cứ hỏi mấy câu đại loại “có gì mới không?” Chuồn là thượng sách!”
Mai Lan, 31 tuổi, chuyên viên PR của một công ty xuất nhập khẩu, có ngoại hình hơi giống… con trai. Đã qua vài mối tình (tự kể), bạn bè chưa ai thấy Mai Lan dẫn người yêu đi giới thiệu. Vẫn tham dự đầy đủ các đám cưới của bạn, với những bộ quần áo sành điệu, đắt tiền, ngày càng đẹp ra, khiến nhiều bạn bè ngưỡng mộ.
Cô thẳng thắn: “Mình không sốt ruột gì cả. Duyên tới thì nhận, có muốn cũng chẳng được. Mình cũng yêu vài bận, người nhạt thì không hợp, người hợp thì nhiều tật xấu, người mình thích họ lại… thích người khác! Biết làm sao!”
Nhất định chỉ lấy người biết sẻ chia
Chị B.H. làm trong ban trị sự của một toà soạn báo, chủ động xin tinh trùng để làm một bà mẹ đơn thân. Nhiều người biết tin này rất sốc, vì chị có đầy đủ yếu tố đáng ao ước của một phụ nữ hiện đại: xinh xắn, công việc tốt, giao tiếp giỏi, lại rất cởi mở trong cuộc sống.
Video đang HOT
Chị lý giải về quyết định của mình: “Sau ba mươi tuổi, tôi kiểm nghiệm lại các mối tình của mình. Vì tôi quá cầu toàn nên nhìn thấy khuyết điểm của người đàn ông bên cạnh, vì tôi đam mê công việc và chú tâm vào sự nghiệp, mà đàn ông hình như không thích đàn bà học nhiều!
Kiên quyết không lấy chồng dù ba mẹ hết sức mai mối, cả trong nước lẫn… nước ngoài… (Ảnh minh họa)
Ở tuổi cận kề bốn mươi, tôi sợ cơ hội làm mẹ của mình không thể chờ đợi lâu hơn nữa. Tôi thà làm bà mẹ đơn thân, còn hơn lấy một người chồng không biết chia sẻ. Mục đích của hôn nhân là được chia sẻ để hạnh phúc, nếu thấy không có cơ hội đó, tôi thấy không cần thiết tạo áp lực cho mình. Tôi vẫn chờ cho đến khi tìm được người đó!”
Một trường hợp đặc biệt: gia đình bác Huy ở quận 3 TP.HCM có đến ba người con gái ở tuổi “băm nhừ, băm nhuyễn”. H. là chị cả, năm nay 45 tuổi, hiệu trưởng một trường mầm non quốc tế, kiên quyết không lấy chồng dù ba mẹ hết sức mai mối, cả trong nước lẫn… nước ngoài.
Chị nói: “Nếu lấy chồng mà vẫn đi học, không ảnh hưởng đến sự nghiệp, và người chồng biết chia sẻ với nghề nghiệp của mình, thì lấy cũng xứng đáng. Những người tôi quen biết cứ nghe tôi sắp đi học lấy bằng này bằng nọ là… lắc đầu, im lặng hoặc kèn trống rút lui. Có người còn đề nghị tôi bỏ nghề để về nhà buôn bán! Tôi đã chọn nghề giáo làm sự nghiệp của mình, ai hiểu và chia sẻ thì mới phù hợp. Tiếc rằng tới giờ tôi chưa gặp người đó”.
Theo lối của người chị, hai cô con gái sau của bác Huy tiếp tục… ở vậy, quyết chí không lấy chồng.
Muộn chồng vì sợ… sinh con
Nguyễn Linh, 34 tuổi, hiện đang có người yêu là một kỹ sư xây dựng Pháp. Hỏi sao không cưới, chị tâm sự: “Mình rất sợ có… em bé. Mình rất sợ mùi ị, tè của mấy đứa nhỏ, thấy chị gái có con phải quần quật lo từ sáng đến tối, không có thời gian nào cho riêng mình, bạn rủ đi nhà sách thì bảo đang ru em bé ngủ, rủ đi ăn tối thì bảo phải ở nhà cho con ăn! Mình chân đi đã quen, nếu phải cột chân ở nhà kiểu đó chắc… chết. Mình có quen với mấy anh chàng trong nước, cứ hối thúc chuyện cưới xin để sinh em bé, hãi quá!”
Anh Phúc, 36 tuổi, phiên dịch viên một công ty Nhật Bản, rất dửng dưng với chuyện lấy vợ. Từng trải qua mối tình sâu đậm với một người con gái rất xinh đẹp, giỏi giang và chia tay sau hai năm chung sống không hôn thú, lý do: anh không chịu được tiếng khóc trẻ con!
Anh chia sẻ: “Sau này tôi gặp bất cứ người nào cũng so sánh với người cũ, thấy chẳng ai bằng cô ấy, lại vẫn còn sợ cảnh em bé quấy khóc ngằn ngặt, nên… lười. Thôi cứ ở vậy cho thoải mái”.
Theo VNE
Hàn Quốc bắt ba người bị nghi hủy chứng cứ vụ chìm phà
Giới chức Hàn Quốc đang điều tra một trụ sở tuần duyên về cách xử lý sau khi nhận cuộc gọi cầu cứu đầu tiên đồng thời bắt ba người bị nghi hủy các bằng chứng trong vụ chìm phà.
Thuyền trưởng Lee Joon-seok bị giải tới văn phòng công tố viên ở Mokpo hôm 27/4. Ảnh: Reuters
Giám đốc và hai người khác thuộc văn phòng Hiệp hội Vận tải Hàn Quốc tại Incheon bị cáo buộc hủy các chứng cứ liên quan đến vụ điều tra Chonghaejin, nơi công ty sở hữu chiếc phà chìm, CNN dẫn lời công tố viên Song In-taek hôm qua cho biết.
Trụ sở Tuần duyên ở Mokpo, bao gồm Trung tâm Ứng cứu tỉnh Jeolla Nam, cũng bị vây ráp. Theo Yang Joong-jin, trưởng công tố thành phố Mokpo, các công tố viên đang tìm bằng chứng về sự lơ là nhiệm vụ của lực lượng tuần duyên ở đây. Cảnh sát thu giữ toàn bộ tài liệu và bản ghi âm trong ngày phà Sewol bị lật, Yonhap cho hay.
Trụ sở này nhận cuộc gọi cầu cứu đầu tiên từ Choi, nam sinh 18 tuổi có mặt trên phà, hôm 16/4. Đoạn hội thoại cho thấy một nhân viên đã hỏi Choi kinh độ và vĩ độ của địa điểm vụ tai nạn.
Tiết lộ này làm dấy lên làn sóng chỉ trích rằng những người làm nhiệm vụ để lãng phí hàng chục phút trước khi bắt tay vào hoạt động cứu hộ. Đội điều tra sẽ phân tích lịch trình cũng như các đoạn ghi âm để quyết định xem lực lượng tuần duyên có hoàn thành đúng và kịp thời quy trình công việc hay không.
Trước đó, thuyền trưởng phà Sewol cùng 14 thành viên thủy thủ đoàn bị bắt giữ với các cáo buộc có hành vi sơ suất dẫn đến chết người và bỏ rơi hành khách. Một đoạn video dài 10 phút được phát trên kênh truyền hình YTN cho thấy thuyền trưởng Lee Joon-seok, mặc một chiếc áo len và quần lót, vội vàng nhảy khỏi phà Sewol lên xuồng cứu hộ. Trong khi đó, hàng trăm hành khách còn mắc kẹt trên con phà đang chìm dần.
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Hong-won vừa được Tổng thống Park Geun-hye nhận đơn từ chức hôm qua vì những sai lầm của ông khi xử lý vụ tai nạn. Theo đó, ông Chung nhận trách nhiệm về cách xử lý yếu kém cũng như phản ứng chậm đối với vụ chìm phà Sewol. Tuy nhiên, thủ tướng còn tại chức cho đến khi thảm họa hàng hải này được giải quyết ổn thỏa.
Phà Sewol chở 476 người hôm 16/4 chìm ngoài khơi tây nam Hàn Quốc, trên đường từ cảng Incheon tới đảo nghỉ dưỡng Jeju. Hơn 300 người trên phà, phần lớn là học sinh và giáo viên một trường trung học đang đi dã ngoại, thiệt mạng hoặc mất tích. Đến nay, ít nhất 193 thi thể được trục vớt, còn hơn 100 người chưa rõ tung tích. Vụ chìm phà được coi là một trong những tai nạn hàng hải thảm khốc nhất Hàn Quốc trong nhiều thập kỷ.
Theo VNE
Chồng là nợ - Tri kỉ là duyên Nếu tri kỷ sẽ trở thành định mệnh của đời tôi, thì có lẽ cuộc đời đã quá nghiệt ngã. Thật bất hạnh cho ai yêu tri kỷ của mình tha thiết, bởi vì khi tình yêu đổ vỡ, chúng ta còn chiếc phao cứu sinh nào, còn điểm tựa nào để bấu víu, để tiếp tục sống và tiếp tục tin yêu....