E ngại trồng giống lan cấy mô
Tại buổi gặp mặt nông dân chuyên trồng lan trên địa bàn TP.HCM đầu năm 2017 do Hội Nông dân TP.HCM chủ trì, ông Mai Quốc Thái – Phó Chủ tịch Hội Trang trại và làm vườn TP.HCM cho biết, việc nông dân trồng lan bằng giống nuôi cấy mô không đem lại lợi nhuận…
Theo ông Thái, kể cả giống cấy mô trong chai đem từ Thái Lan về ươm ra vườn cũng không tốt bằng mua cây giống có sẵn.
Người dân tham quan các giống lan cấy mô tại Hội chợ giống nông nghiệp TP.HCM năm 2016. Ảnh: N.V
Nuôi cấy mô trong nước còn yếu ở môi trường và tỷ lệ chất điều hòa sinh trưởng, do đó khâu lấy cây mô cấy từ chai ra vườn ươm cũng yếu. Chính vì vậy mà bà con nông dân sẵn sàng bỏ ra 6.000 – 8.000 đồng mua cây giống dendrobium từ Thái Lan hơn là mua giống cấy mô của Việt Nam.
Video đang HOT
Bà Lê Thị Mỹ Phước – Giám đốc Hợp tác xã hoa lan Ngọc Điểm ở Hóc Môn cho rằng, không ít nông dân đang e ngại chọn trồng lan bằng giống cấy mô. Nguyên nhân là do chỉ biết hoa từ cây cha, cây mẹ đẹp chứ không dám chắc cây con có đẹp như vậy hay không, hay “giống con ông hàng xóm”. Còn ông Thái thì nhấn mạnh thêm: “Đừng xúi dại người ta lao theo giống cấy mô, trừ các cây lan dendrobium nắng đặc biệt”.
Tuy nhiên, bà Phước cũng cho rằng, mảng sản xuất cây giống đang đem lại lợi nhuận cao nhất trong ngành nông nghiệp, do đó nói nuôi lan cấy mô mà lỗ là không đúng. Vấn đề ở chỗ TP.HCM có trung tâm công nghệ sinh học, có khu nông nghiệp công nghệ cao nhưng chất lượng cây giống chưa đáp ứng được nhu cầu nên nông dân không dám mua lan cấy mô. “Thời gian kiểm nghiệm giống cấy mô của ta chưa đủ lâu, trong khi đó mỗi năm các cơ sở sản xuất giống lại tung ra một bộ giống mới theo kiểu vừa làm vừa bán” – bà Phước cho hay.
Nói rõ hơn về điều này, chuyên gia nông nghiệp Nguyễn Đăng Nghĩa cho biết kỹ thuật nuôi cấy mô quan trọng ở thao tác làm thế nào để cây sống được. Nhưng nuôi cấy mô trong nước còn yếu ở môi trường và tỷ lệ chất điều hòa sinh trưởng, do đó khâu lấy cây mô cấy từ chai ra vườn ươm cũng yếu. Chính vì vậy mà bà con nông dân sẵn sàng bỏ ra 6.000 – 8.000 đồng mua cây giống dendrobium từ Thái Lan hơn là mua giống cấy mô của Việt Nam.
Thừa nhận khó khăn này, ông Nguyễn Văn Hết – Phó Trưởng ban Quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM cho biết, công tác lai tạo hiện nay chưa thật sự mạnh bằng khâu nhân giống. Giống vô tính phải từ 3 năm mới có hoa, thêm 3 năm lấy hoa đó cấy mô. Nhưng ông Hết cho rằng vấn đề nằm ở chỗ thông tin phản hồi từ nông dân chưa cụ thể để có hướng thay đổi, do đó thời gian tới, Ban quản lý sẽ đẩy mạnh liên kết và trao đổi thông tin với bà con.
Hiện TP.HCM có 24 phòng cấy mô, mỗi năm sản xuất khoảng 16 triệu cây giống cấy mô các loại. Trung tâm Công nghệ sinh học cũng phát triển thành công hơn 20 giống lan dendrobium và nhiều giống cấy mô khác.
Theo Dantri
Trồng lan - vừa làm vừa chơi, mỗi năm bỏ túi 150 triệu đồng
Xuất phát từ niềm đam mê, sau 3 năm nghiên cứu kỹ thuật trồng lan, anh Nguyễn Trọng Dũng, ở khối 9, thị trấn Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ (Nghệ An) đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và hiện sở hữu vườn lan đẹp mắt, có giá trị lớn.
Anh Dũng thổ lộ anh vốn đam mê phong lan từ nhỏ, nên năm 2013, sau khi tốt nghiệp đại học ngành tài chính ngân hàng, anh không ở lại Thủ đô tìm việc mà về quê lập nghiệp. Những ngày đầu, anh lên rừng tìm cây lan về trồng và đến các tỉnh bạn tìm mua các loại lan rừng quý hiếm để nhân giống. Do thiếu kiến thức, kinh nghiệm chăm sóc lan nên anh nhân giống không thành công.
Thất bại nhưng không nhụt ý chí, anh miệt mài tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước. Dần dần, anh nắm vững kỹ thuật trồng, chăm sóc, nhân giống từng loại lan. Với diện tích vườn chỉ có 80m2 nhưng nhờ khéo léo bố trí, sắp xếp khoa học, hiện nay vườn nhà anh có tới 250 giò lan của gần 20 giống lan các loại. "Riêng tại địa bàn huyện Tân Kỳ có loại lan quế Lan Hương rất đẹp. Đây là giống lan đặc trưng của địa phương, hoa nở vào tháng 8, mùi hương rất quyến rũ, thơm tựa mùi quế..."- anh Dũng thổ lộ.
Anh Nguyến Trọng Dũng hướng dẫn khách hàng cách chăm sóc hoa lan rừng. Ảnh: Cẩm Tú
Bằng bàn tay khéo léo, chăm sóc công phu, tỉ mẩn cộng với niềm đam mê, giờ đây anh Dũng đang có những giò phong lan quý hiếm với nhiều loại, nhiều kiểu dáng khác nhau, được bạn hàng các nơi ưa chuộng. Giá bán mỗi giò phong lan tùy vào sự quyến rũ, quý hiếm của từng loài, thấp nhất là 300.000 đồng, cao nhất tới vài triệu đồng. Anh Dũng chia sẻ: "Trồng lan vừa giúp mình thỏa mãn niềm đam mê, vừa đem lại nguồn thu nhập cho gia đình. Vừa chơi, vừa làm, nhưng mỗi năm tôi cũng có khoảng 150 triệu đồng từ vườn lan...".
Theo anh Dũng, điểm đặc trưng của phong lan rừng là có sức sống bền bỉ. Phong lan rừng đưa về trồng trong vườn thường ưa sống trên thân cây nhãn, vú sữa, nở hoa chủ yếu vào tháng 2, tháng 3 hàng năm. Hiện nay nhiều khách hàng không chỉ tìm đến nhà anh Dũng để mua lan mà còn để học hỏi kinh nghiệm trồng, chăm sóc lan.
Theo Danviet