Ê-kíp ‘Tây du ký’ từng bị nghi là tội phạm trốn trại
Một tình huống dở khóc dở cười đoàn phim gặp phải là bị cảnh sát nghi là tù nhân trốn trại do ai nấy đều có đầu trọc.
Khi Tây du ký quay tập Ngọa khởi Quan Âm viện ở Phúc Châu, thời gian này vì thiếu diễn viên quần chúng cho vai các hòa thượng, vì vậy đoàn phim đã yêu cầu mọi người trong ê-kíp tham gia bằng cách ai cũng cạo trọc đầu để vào vai các nhà sư trong chùa. Lúc đó, bất kể già trẻ lớn bé đều được huy động tham gia. Ngay cả đến nhân viên phục trang là thầy Lý Bảo Tường cũng không ngoại lệ khi bị “ép xuống tóc”.
Nghệ sĩ hóa trang Lý Bảo Tường phải xuống tóc để vào vai hòa thượng trong Tây du ký.
Già trẻ, lớn bé trong đoàn đều phải xuống tóc để vào vai các hòa thượng trong tập Họa khởi Quan Âm viện.
Trong phân cảnh thầy trò Đường Tăng tiến vào thượng điện, đoạn có một hòa thượng thò đầu ra từ đại điện nhìn trộm, đó chính là nghệ sĩ phục trang Lý Bảo Tường. Đây cũng đồng thời là cảnh quay đầu tiên trong đời họ Lý góp mặt trên màn ảnh.
Các nhân viên trẻ đều thích làm dáng, làm đẹp nên chuyện phải cạo trọc đầu là một sự hy sinh lớn của mọi người. Nữ đạo diễn Dương Khiết khi đó phải huy động mọi người trong đoàn góp tiền mua mỗi người một chiếc mũ lưỡi trai đội nhằm che chiếc đầu trọc.
Sau khi quay xong, đoàn lại chỉnh tề lên xe để đến đảo Hải Nam. Xe đi từ huyện Văn Xương qua đoạn đường ở Hải Khẩu bị cảnh sát vũ trang biên phòng yêu cầu dừng xe để kiểm tra.
Thành viên đoàn ai nấy đều đầu trọc như thế này.
Video đang HOT
Mỗi người được sắm một chiếc mũ để che đầu trọc.
Cảnh sát tay lăm lăm súng, mặt mũi rất nghiêm trọng khi ra hiệu cho dừng xe và hô to: “Dừng xe!”. Tài xế đoàn phim ngớ người nhưng phải tuân lệnh. Một tốp cảnh sát cùng nhảy lên xe, vẻ mặt hết sức nghiêm nghị và dõng dạc yêu cầu: “Mọi người chú ý, ngồi yên vị trí không được manh động. Bỏ hết mũ trên đầu xuống!”.
Nghe vậy mọi người đều sợ phát khiếp, nơm nớp lo không biết liệu có chuyện gì xảy ra hay không. Các thành viên nam trong đoàn đều bỏ mũ xuống, nhìn khắp xe thấy đầu người nào cũng trắng hếu không một sợi tóc. Viên cảnh sát lấy làm ngạc nhiên: “Gì thế này? Trọc hết cả à? Các người làm nghề gì thế này?”.
Đồng chí cảnh sát tay bắt mặt mừng khi biết mọi người là thành viên đoàn phim Tây du ký.
Chủ nhiệm sản xuất của đoàn lúc này mới đứng dậy nhẹ nhàng giải thích: “Đoàn phim chúng tôi đang quay Tây du ký, vì đóng phim nên mọi người đều phải cạo trọc đầu để đóng vai hòa thượng”.. Vừa nhắc đến từ Tây du ký, viên cảnh sát có vẻ hứng khởi hẳn và hỏi: “ Tây du ký à? Thế ai là Tôn Ngộ Không?”. Chương Kim Lai (tên thật của Lục Tiểu Linh Đồng) cạnh đó lập tức đứng ngay dậy và dõng dạc tự nhận mình là diễn viên đóng vai Tôn Ngộ Không.
Dường như có một phép lạ khi mấy nhân viên cảnh sát vũ trang đang từ vẻ mặt khó đăm đăm liền thay đổi. Đặc biệt viên cảnh sát có vẻ là người đứng đầu mặt mày niềm nở tiến tới hỏi chuyện Kim Lai: “Anh đóng vai Tôn Ngộ Không à? Thế ai là Bát Giới?”. Sau khi đã lần lượt xem mặt cả bốn thầy trò Đường Tăng, mấy đồng chí cảnh sát liền quay sang xin lỗi cả đoàn đồng thời giải thích do khu vực này có nhà tù vừa xảy ra hiện tượng tù nhân đào thoát, lực lượng cảnh sát đang truy lùng nên đã nghi ngờ đoàn phim là tội phạm trốn trại.
Dù ở đâu đoàn phim Tây du ký đều nhận được sự yêu mến của khán giả.
Lý do về sau mọi người mới biết là bởi nghệ sĩ Lý Bảo Tường ban đầu ngồi ngay cửa sổ xe, vốn tính không thích đội mũ nên khi thò đầu trọc ra ngoài cửa xe liền bị cảnh sát bắt gặp và nghi là phạm nhân. Vụ này đã làm cả đoàn ai nấy đều sợ thót tim. Lực lượng cảnh sát khi xuống xe vẫn còn đứng bên vệ đường giơ tay chào tạm biệt đoàn mà vẫn còn cười tủm tỉm.
Theo Khám phá
'Tây du ký' và những nhân vật thay diễn viên nhiều lần
Những tháng ngày trong động Ba Nguyệt, đạo diễn Dương Khiết hào hứng nhớ lại vai nhân vật Ngưu Ma Vương, một thử thách cực kỳ khó khăn cho người thể hiện khiến 3 người mới hoàn thành được vai diễn trên.
Cảnh sắc trong động Ba Nguyệt được Dương Khiết đánh giá là một động đẹp tuyệt sắc, sau khi được các nhân viên mỹ thuật trong đoàn thiết kế và "phù phép", lập tức đã biến thành một động Thủy Liêm thực sự. Cũng trong "Thủy Liêm động", đoàn phim đã quay được khối lượng cảnh quay lớn cho các tập 1 và 2.
Không gian trong động cũng thật đẹp, nhân viên mỹ thuật sau khi bày biện, trang trí lại đã làm cho động trở nên nguy nga và lộng lẫy hơn bao giờ hết. Hồ nước nhỏ trong động cũng được trang trí bằng vài bông súng và những tảng đá nhỏ làm nơi nhảy nhót cho lũ khỉ con nô đùa.
Thế nhưng có điều không khí trong động khá loãng vì động tương đối sâu, nhân viên trong đoàn tụ tập trong động lại không phải ít, thêm vào đó lại còn dùng hiệu ứng mây khói và cả nước đá khô tạo sương càng khiến cho không khí trong động trở nên ngột ngạt.
Cảnh quay trong động Ba Nguyệt cho cảnh Thủy Liêm động.
Đoàn phim mỗi khi quay được một lúc là phải dừng lại để nghỉ, đặc biệt là nữ đạo diễn Dương Khiết, bởi bà có tiền sự là căn bệnh phổi và từng qua phẫu thuật cắt mất mấy dẻ xương sườn nên việc hô hấp càng trở nên khó khăn trong điều kiện dưỡng khí loãng như trong động Ba Nguyệt.
Thế nhưng vất vả nhất vẫn là các diễn viên, những người phải đeo mặt nạ mới thực sự là những người cực khổ nhất. Nhật vật Tôn Ngộ Không của Chương Kim Lai được hóa trang tỉ mỉ và nhiều chi tiết vì vậy ông càng không dám gỡ bỏ mặt nạ ra, chỉ còn biết chịu đựng cho đến khi nào quay xong cảnh trong động.
Lục Tiểu Linh Đồng phải chịu nhiều gian khổ với lớp hóa trang cho nhân vật Tôn Ngộ Không.
Trong đoàn còn có nghệ sĩ lồng âm cho nhân vật Bát Giới là nghệ sĩ Lý Ba từ xưởng phim Bát Nhất. Anh này dường như chưa hài lòng với vị trí lồng tiếng nên muốn tranh thủ vào một vai nào đó trong phim. Dương Khiết coi ngoại hình và thần thái liền giao cho diễn vai Ngưu Ma Vương. Bà cũng có dặn trước là vai diễn này phải đeo mặt nạ khá khó chịu. Lý Ba vẫn hào hứng và quyết tâm tham gia.
Đến động Ba Nguyệt, Lý Ba lập tức được hóa trang, nhưng vừa đeo mặt nạ lên, anh này đã cảm thấy khó thở, nhưng vẫn còn khá quyết tâm nên cho rằng một lúc sau sẽ quen.
Được một lúc Lý Ba lên tiếng: "Không được! Đạo diễn, tôi thở không nổi". Nghệ sĩ hóa trang vội gỡ mặt nạ xuống và cho anh này uống một ngụm nước, dùng quạt phe phẩy cho có chút không khí. Xem bộ dạng Lý Ba, nữ đạo diễn đã có đắn đo suy nghĩ không biết liệu có người nào có thể thay thế được cho anh này.
Nhân vật Ngưu Ma Vương ban đầu do nghệ sĩ Diêm Hoài Lễ thể hiện.
Sau một lúc, Lý Ba lấy lại tinh thần và nói đã sẵn sàng hóa trang trở lại. Dương Khiết vẫn hỏi chắc chắn: "Anh ổn chứ? Nếu không thì không nên cố". Lý Ba cũng sợ ảnh hưởng đến tiến độ làm việc của đoàn nên giục nghệ sĩ hóa trang dán mặt nạ lên mặt, lúc đó đạo diễn Dương cũng đứng bên cạnh quan sát. Nhưng mặt nạ chưa dán hoàn tất thì Lý Ba có biểu hiện ho và cho biết anh không chịu nổi.
Nghệ sĩ Vương Phu Đường (trái) trong tạo hình nhân vật Ngưu Ma Vương về sau.
Nghệ sĩ Vương Phu Đường chụp ảnh lưu niệm cùng đạo diễn Dương Khiết.
Sau này vai diễn đã được giao cho Diêm Hoài Lễ thay thế (ông cũng chính là người thể hiện vai nhân vật Sa Tăng trong phim), may là cảnh quay Ngưu Ma Vương trong Thủy Liêm động cũng chỉ có duy nhất một phân cảnh. Về sau vai diễn này được giao cho nghệ sĩ Vương Phu Đường đến từ Kịch viện Nghệ thuật Thanh niên Trung Quốc đảm nhiệm.
Như vậy, trong đoàn phim Tây du ký ít nhất cũng đã có 3 nhân vật từng trải qua nhiều biến cố và phải dùng đến 3 diễn viên mới có người cố định để thể hiện, trong đó có nhân vật Đường Tăng đã từng do các nghệ sĩ như Uông Việt, Từ Thiếu Hoa và về sau mới cố định do nghệ sĩ Trì Trọng Thụy (Thoại) đảm nhiệm đến những tập cuối của phim. Nhân vật thứ hai cũng gian nan không kém chính là Ngưu Ma Vương vừa được nhắc đến ở trên.
Một nhân vật phụ khác trong phim là Phổ Hiền Bồ Tát, dù không phải vai chính như vai Đường Tăng, cũng đóng vai trò một vai phụ như vai nhân vật Ngưu Ma Vương nhưng vai diễn này cũng phải thay đến 3 diễn viên.
Đó là nghệ sĩ Quách Uy trong tập 8, (ông cũng thể hiện luôn vai Linh Cát Bồ Tát trong tập 3). Trong tập 3 thì do nghệ sĩ Trì Triệu Bằng và Tập 25 do trợ lý đạo diễn đoàn phim là Cận Căn Tuất đảm nhiệm (ông còn thể hiện vai Xích Cước đại tiên ở tập 23 và một trong hai đạo sĩ ở tập 15).
Theo Khám phá
'Tôn Ngộ Không' chỉ nhận cát-xê hơn 300 ngàn đồng 1 tập phim Thời đó, mỗi ngày, nhân viên được phát cho 5 hào tiền ăn vặt, cát-xê của Lục Tiểu Linh Đồng với vai Tôn Ngộ Không cao nhất là 100 Nhân dân tệ (khoảng 330.000 đồng)/tập phim. Cứ vào mỗi dịp hè là bộ phim Tây du ký 1986 lại xuất hiện tràn ngập trên sóng truyền hình phục vụ khán giả nhỏ tuổi....