Ế chồng, đâm đơn kiện… cảnh sát
Một phụ nữ 39 tuổi ở Malaysia đâm đơn kiện 10 cảnh sát nước này vì “đẩy” cô vào tình trạng vẫn chưa lấy được chồng.
Wong Bee Fong cho rằng việc “giam giữ bất hợp pháp” của cảnh sát 7 năm trước đã khiến cô sợ hãi đàn ông và tới giờ vẫn phải sống độc thân.
“Mặc dù dã nhiều năm trôi qua kể từ sau sự cố, tôi vẫn không thể vượt qua nỗi sợ hãi đàn ông, đặc biệt là cảnh sát sau cách hành xử của họ đối với tôi”, Wong nói tại một cuộc họp báo tại văn phòng luật sư ở Pandan Indah vào hôm 20/8.
Nhắc lại sự cố xảy ra vào ngày 13 tháng 8 năm 2004, Wong cho biết cô và nhân viên của mình đã đang trên đường về nhà khi bị chặn lại tại một trạm kiểm soát gần Taman Connaught (Kuala Lumpur). “Cảnh sát cáo buộc tôi uống rượu khi lái xe và tịch thu bằng của tôi. Tôi đã cố nói với họ rằng tôi không hề uống nhưng họ không nghe và yêu cầu tôi nộp 3.000 RM tiền phạt. Ngoài ra, họ còn đe dọa nếu như không nộp sẽ bị tống giam”.
Wong cũng nói rằng cảnh sát từ chối trả lại bằng lái cho cô trừ khi cô nộp 3.000 RM. Cảm thấy khó chịu trước cách xử sự của cảnh sát nên Wong đã lái xe về mà không cần lấy lại bằng.
Wong cho rằng cô ế chồng là tại cảnh sát.
“Tuy nhiên, khi lái xe được một đoạn, tôi nhận ra rằng có một chiếc Proton Wira đang bám sát và cố gắng chèn xe tôi vào lề đường”. Ngay sau đó, một chiếc xe tuần tra tới nơi và 10 cảnh sát bắt đầu đá, gõ vào xe cửa xe, yêu cầu Wong xuống.
Video đang HOT
“Tôi đã gọi 999 để yêu cầu giúp đỡ nhưng cửa xe đã bị phá và những người đàn ông kéo tôi ra ngoài, sau đó họ còn làm nhục tôi”, Wong ngậm ngùi. “Tôi cảm thấy mình như một kẻ ngốc, còn họ thì đứng đó cười nhạo tôi”.
“Không có nữ cảnh sát nào tại hiện trường vụ bắt giữ”, Wong vừa nói vừa cố kìm nén những giọt nước mắt trực tuôn trào.
Cô cũng cho biết nam nhân viên 56 tuổi đi cùng cô cũng không thể ngăn cản được cảnh sát khi họ đông đảo hơn. “Tôi vẫn bị tổn thương bởi vụ việc trên và nó đã trở thành nỗi ám ảnh về đàn ông đối với tôi”.
Wong nói rằng cô đã bị bắt giữ sau đó. Cô đã nộp bản tường trình lên cảnh sát vào ngày hôm sau nhưng không ai quan tâm chuyện gì đã xảy ra với cô, thay vào đó cô lại bị giam giữ và điều tra vì có hành vi cản trở cảnh sát thi hành công vụ.
Luật sư của Wong Bee Fon, ông Keppy Wong, cho rằng thân chủ của mình đã mang nỗi sợ hãi về đàn ông và dặc biệt là cảnh sát sau sự việc trên. “Cô ấy bị sốc tinh thần và vẫn còn cảm thấy vô cùng khó khăn để tin tưởng bất kỳ người đàn ông nào”.
Theo Báo Đất Việt
Gái ngoan khó lấy chồng
Mỗi khi nghe ai nhắc nhở chuyện lấy chồng, Châu thở dài "vâng, con biết", rồi lẳng lặng quay mặt đi, dẫu trong lòng vẫn thầm trách cha mẹ vì thời gian "cấm cung" quá lâu, báo hại chị đến giờ vẫn chưa tìm được ý trung nhân.
Sinh ra và lớn lên ở Huế trong một gia đình truyền thống với nhiều quy tắc đạo lý khắt khe, cha mẹ là giáo viên, nên ngay từ nhỏ Châu đã được giáo dục giữ gìn tiết hạnh với những nguyên tắc lễ giáo bất di bất dịch. Cô phải coi việc học là tất cả, không được đi chơi với bạn trai, không được ăn quà vặt, về nhà trước 8h tối, và đặc biệt không được yêu đương khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Ngày nay dù xinh đẹp, giỏi giang, làm biên tập viên của một tạp chí nổi tiếng tại TP HCM, song Châu đã 35 tuổi vẫn đi về lẻ bóng.
Tuổi đã lớn nhưng chưa tìm được ý trung nhân, nhiều chị em không giấu được nỗi lo lẻ bóng ở buổi xế chiều. Ảnh: Thi Trân.
Châu trầm tư nhớ lại: "Năm học lớp 10, một lần đi chơi với lớp, tôi được cắt cử ngồi sau xe của một bạn nam cùng trường nhưng vô tình ba nhìn thấy. Vừa về đến nhà chưa hiểu đầu đuôi gì đã bị ông giáng cho một trận đòn nhừ tử nhớ đời".
Từ khi cô con gái lớn chuẩn bị khăn gói vào Sài Gòn học đại học, hai đấng sinh thành đã giành mấy ngày chỉ để thuyết giảng cho con cách giữ gìn bản thân để tránh khỏi cạm bẫy. Bố mẹ khuyên "tốt nhất là đừng bao giờ dại dột nghĩ đến chuyện yêu đương mà chểnh mảng học hành". Học ở thành phố lớn, mỗi lần lớp tổ chức đi chơi, Châu đều xin phép về giữa chừng, riêng các buổi dã ngoại hay du lịch qua đêm thì không bao giờ đăng ký.
Mặc dù trường Châu học cách nhà dì ruột đến hơn chục cây số nhưng cha mẹ vẫn bắt cô phải ở với dì vì sợ ra ngoài sẽ bị bạn xấu dụ dỗ. "Để chắc ăn hơn, bố đã vào ở hẳn nhà dì để quản thúc con trong thời gian học tập. Hồi đó mấy anh chàng cùng lớp cũng ngỏ lời nhưng tôi không dám đáp lại vì sợ ba buồn, mặc dù trong lòng cũng thương nhớ người ta lắm", cô gái đau đớn kể.
Mãi cho đến bây giờ khi việc học hành, sự nghiệp đã ổn định, cha mẹ mới nới lỏng chuyện yêu đương của con gái. Tuy nhiên, mỗi khi đưa chàng nào về ra mắt là người cha lại đặt vấn đề đại loại như " bố mẹ anh làm gì, nếu muốn tìm hiểu con tôi thì cứ đến nhà rồi kêu ba mẹ đến nói chuyện luôn"... làm các chàng mới quen chạy mất dép. Rồi mới đây có anh đến xin phép đưa Châu đi chơi, ba mẹ lại gọi vào hỏi thăm cả tiếng đồng hồ " đi đâu, sao không ở nhà chơi hoặc đi nhớ về trước 8h" khiến anh chàng tỏ vẻ ngao ngán.
"Nhìn bạn bè ai cũng có gia đình ổn định, con cái đề huề mà thèm quá. Giá như ba mẹ dễ dãi một chút thì chắc giờ mình đã đỡ khổ hơn", Châu buồn bã tâm sự.
Tình cảnh éo le này cũng là nỗi đau thầm kín của Hà, 32 tuổi, nhân viên kiểm toán tại TP HCM. Chị kể, từ hồi mới lớn ba mẹ đã cấm không cho phép con chơi với con trai, theo kiểu hạn chế tiếp xúc càng nhiều càng tốt. Đi học phải về nhà đúng giờ, không được chơi bời tụ tập, đi học buổi tối thì có hai ông anh thay nhau "áp giải".
"Mỗi khi có bạn mời đi ăn sinh nhật thì ba cho anh trai chở đi rồi ngồi đợi ở ngoài, một tiếng đồng hồ sau phải theo anh về. Nhiều khi mình cũng muốn đi chơi nhưng sợ làm ba mẹ buồn lòng nên đành ngậm bồ hòn mà ở nhà. Chính vì vậy mình có rất ít bạn bè, chứ nói gì bạn khác giới", chị kể.
Hà vẫn nhớ như in lời dạy của cha mẹ: "Con gái thì không được chủ động tấn công nam giới vì như vậy sẽ bị coi là dễ dãi và mê trai. Nếu con trai tỏ tình thì cũng không được đồng ý ngay mà phải chờ đợi thời gian dài coi anh ta có yêu mình thật lòng không rồi mới bằng lòng". Chính vì vậy nhiều anh chàng đợi mãi chẳng thấy hồi âm nên đành tìm chốn khác.
Theo Thạc sĩ tâm lý Dương Hoàng Lộc, giảng viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM, n hững cô gái trong tình cảnh này một phần cần trang bị một tư duy tích cực và có cái nhìn thoáng hơn một chút về tình cảm, bên cạnh đó phần phải có chính kiến riêng của bản thân mình để có được sự tự do trong chuyện tình cảm. Vì trong mắt các đấng sinh thành thì con cái bao giờ cũng nhỏ bé nên thường quản thúc chặt chẽ, sợ con sa ngã, hư hỏng. "Nhưng nếu các bạn chứng tỏ cho mọi người thấy được sự mạnh mẽ của mình trong cuộc sống thì ba mẹ sẽ tin tưởng và "buông tha" cho các bạn", ông khuyên.
Cũng cùng cảnh ngộ được tiếng "gái ngoan" nhưng gần 30 tuổi đầu vẫn không một mảnh tình khoác vai, thậm chí ngay cả cảm giác nắm tay con trai cũng chưa từng nếm trải khiến chị Lệ (nhân viên văn phòng tại quận 3, TP HCM) không giấu được nỗi buồn tủi mỗi lần có bạn bè, người quen hỏi thăm chuyện gia đình tương lai.
Mặc dù đã nhiều lần chị Lệ muốn tự nới lỏng cho bản thân để mong kiếm một tấm chồng nhưng dường như không thể thay đổi được những nguyên tắc đã thấm nhuần từ bé. " Mỗi lần có ai nắm tay là mình phản ứng gay gắt liền, giờ mà thoáng quá thì sợ người ta đánh giá là gái hư, với lại cũng không biết nới lỏng như thế nào là đủ, mình hoang mang lắm", chị thở dài.
Với những trường hợp con gái bị quản thúc "sợ đến bệnh" như thế này, thạc sĩ tâm lý Dương Hoàng Lộc cho rằng, cha mẹ nên để cho con cái được tự chủ khi đến tuổi trưởng thành. Người lớn không nên quá quy tắc trong chuyện tình cảm của con cái mà hãy trau dồi cho chúng những kỹ năng sống, kỹ năng yêu thương và chia sẻ, để con trẻ tự tin, lộc lập hơn trong cuộc sống.
Theo Socola
Những phụ nữ trót mang phận "cá sấu" Đi trên đường, chẳng may va chạm xe ai, T chỉ cần cười là các anh xí xoá nhưng cứ là Lan xem, các anh chẳng mắng mấy câu cho bõ ghét. "Đàn bà xấu thì không có quà" Mà đúng ra là làm thân "cá sấu" không chỉ không có quà mà còn khó có nhiều thứ khác. Quả thật, phụ nữ...