Ê chề hình ảnh đàn ông ngoại tuyển vợ Việt Nam
Hàng chục, hàng trăm phụ nữ Việt xếp hàng “trình diễn” với những động tác “nude” uốn éo để đàn ông ngoại quốc tuyển chọn.
Hình ảnh cắt từ clip tuyển vợ Việt của đàn ông Hàn Quốc gây xôn xao dư luận hồi đầu năm 2012
Ê chề “thi tuyển” làm dâu ngoại quốc
Mới đây, ngày 28/12, Công an thành phố Cần Thơ vừa phát hiện 2 nhóm người Trung Quốc thuê phòng để tuyển vợ là những cô gái ngụ tại các tỉnh ĐBSCL. Nhóm thứ nhất gồm 8 người nam quốc tịch Trung Quốc, do Hua Xiaole (37 tuổi, nhập cảnh vào Việt Nam ngày 17//12) cùng vợ là người Việt (ngụ tỉnh Đồng Tháp) đang tổ chức cho 7 người Trung Quốc tuyển chọn 4 phụ nữ Việt để lấy làm vợ. Tại cơ quan điều tra, Hua Xiaole và vợ khai nhận trước đó cũng với hình thức tuyển chọn trên, Hua Xiaole đã đưa được 11 cô gái ngụ tại các tỉnh ĐBSCL sang Trung Quốc lấy chồng, tiền môi giới cho mỗi cô dâu là 20 triệu đồng.
Cùng thời điểm trên, lực lượng chức năng cũng đã phát hiện tại khách sạn trên có một người Trung Quốc tên Hao Bin (42 tuổi, nhập cảnh vào Việt Nam ngày 16/10), đang thuê phòng ở cùng một phụ nữ tên Thảo (ngụ tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang). Thảo khai nhận hiện đang sống với Hao Bin như vợ chồng và cũng đang chờ để tuyển chọn các cô gái trẻ đưa sang Trung Quốc lấy chồng. Trước đó, Thảo đã đưa được 2 cô gái sang Trung Quốc và được trả công 32 triệu đồng.
Trước đó, hàng chục cuộc thi tuyển vợ Việt Nam của người Hàn Quốc cũng đã bị lực lượng chức năng phát hiện. Trong đó, có những cuộc thi tuyển “hoành tráng” với hàng chục, hàng trăm thiếu nữ Việt tham gia.
Đoạn clip quay cảnh gần chục cô gái cởi hết quần áo uốn éo trình diễn trước mặt những người đàn ông được cho là trong một cuộc “thi tuyển vợ” của trai Hàn xuất hiện trên mạng xã hội những ngày đầu năm 2012 khiến dư luận sững sờ.
Đoạn video quay cận cảnh cho thấy khoảng chục cô gái trẻ chỉ khoác lên người tấm khăn trắng đang xếp hàng. Sau khi được một “MC” xướng tên, lần lượt từng người trong số đó bước lên phía trước, rụt rè cởi bỏ tấm khăn và uốn éo phô toàn bộ thân thể trước mặt hàng chục người đàn ông trầm trồ bình phẩm.
Năm 2010, cảnh sát liên tục bắt quả tang những vụ môi giới mang danh nghĩa “coi mắt” của trai Hàn. Điển hình sáng ngày 27/8/2010, Công an TP HCM kiểm tra căn nhà trên đường số 9 (xã Phong Phú, huyện Bình Chánh) phát hiện một cuộc “thi” tuyển vợ cho chú rể Hàn Quốc. Các “thí sinh” là 17 thiếu nữ Việt Nam.
Ngày 3/11/2008, đội trinh sát TP HCM đã bắt quả tang một cuộc tuyển vợ của đàn ông Hàn Quốc với sự tham dự của 161 cô gái Việt Nam. Tại đây các cô gái là thôn nữ có tuổi đời từ 18 đến 27 đang “trình diễn” cho 7 người đàn ông Hàn Quốc tuyển chọn làm vợ. Đường dây môi giới hôn nhân quy mô lớn này do 2 đối tượng là Phùng Bích Thảo (34 tuổi, ngụ quận 1, TP HCM) và Huỳnh Xuân Phú (39 tuổi, ngụ quận 11) đứng ra tổ chức. Được biết, trước đó Thảo và Phú đã từng tổ chức 1 buổi tuyển cô dâu với sự tham gia của 60 cô gái cho 1 khách Hàn Quốc.
Video đang HOT
Hàng chục phụ nữ đi tìm “giấc mộng” đổi đời (Ảnh minh họa)
Chú rể gồm đủ thành phần
Theo một người tổ chức thi tuyển lấy chồng Hàn Quốc, sang Việt Nam kén vợ có nhiều thành phần khác nhau. Ngoài giám đốc doanh nghiệp tư nhân, nhiều người còn có trình độ đại học nhưng phần lớn là làm nông nghiệp và công nhân. Thậm chí có những đợt tuyển vợ Việt Nam của trai Hàn, các chủ rể là những người bị liệt.
Để những cô gái đang nuôi ý định đi làm dâu xứ sở kim chi không bị thất vọng khi nhắc đến hai từ “nông nghiệp”, người môi giới sử dụng chiêu trò quảng cáo nông dân hay công nhân bên Hàn đều sướng gấp nhiều lần ở Việt Nam bởi toàn bộ công việc được vận hành bằng máy móc. Đa số những người đàn ông nhóm này tuyển chọn đơn giản hơn những thành phần khác
Khác với những chàng làm nông nghiệp tuyển vợ một cách chóng vánh, nam giáo viên Hàn Quốc được giới thiệu có thu nhập 5.000 USD rất kén chọn. Hàng trăm cô gái ra mắt nhưng đều bị từ chối vì dáng… không chuẩn.
Còn về phía các cô dâu Việt Nam, nhiều người nuôi giấc mộng lấy chồng Hàn Quốc chỉ đơn giản là theo mốt hoặc vì muốn được đi máy bay, được vì muốn nhìn thấy thủ đô Seoul, được thấy nhà cao tầng, thấy sông Hàn, thấy thần tượng, được xem ban nhạc X. biểu diễn…
Không chỉ các cô gái mới lớn, giấc mơ lấy chồng Hàn Quốc còn điên đảo với nhiều phụ huynh miền Tây. Nhiều ông bố, bà mẹ sốt ruột quá còn tìm cách sửa hộ khẩu, chứng minh thư, để nâng tuổi con gái, biến đứa con đang tuổi vị thành niên của mình đủ 18 tuổi để được lấy chồng Hàn.
Mặc dù thời gian gần đây liên tiếp xuất hiện những vụ cô dâu Việt tự tử vì bị chồng ngoại quốc bạo hành nhưng mỗi năm có hàng nghìn cô gái Việt Nam sang lây chông ngoại quốc, chủ yếu là Hàn Quốc và Trung Quốc. Theo sô liệu của Viện xã hội và y tê Hàn Quôc công bô mới đây, trong năm qua, sô cô dâu Việt đứng đâu trong sô các cô dâu ngoại, lên đên 7.636, vượt cả sô cô dâu Trung Quôc.
Theo xahoi
Giếng thần: Thật giả câu chuyện nhuốm màu huyền bí
Với người Việt, màu sắc tâm linh luôn được gắn với những gì thân thuộc trong cuộc sống thường ngày. Đó là một nét văn hóa độc đáo.
Có rất nhiều truyền thuyết về giếng thần trên khắp mọi miền đất nước
Ở các làng quê, "cây đa, giếng nước, sân đình" đã trở thành một hình ảnh đặc trưng quen thuộc và cũng được nhuốm màu tâm linh huyền bí. Mỗi di tích đều được gắn với một câu chuyện kỳ bí và nó được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Để sau đó trở thành một truyền thuyết tồn tại giữa đời thực.
Truyền thuyết về giếng thần là một minh chứng.
Giếng thần không bao giờ cạn, phun nước hai màu
Vật báu trăm năm này thuộc về người dân bản Khộp (xã Ngọc Lâu, Lạc Sơn, Hòa Bình). Mặc cho thời tiết khô hạn thì nước ở đó vẫn đầy ăm ắp, đáy giếng phun ra 2 tia nước với 2 màu sắc khác nhau. Không những thế, vào mùa đông nước giếng trở nên ấm áp, còn mùa hè thì mát lạnh kỳ lạ. Người dân địa phương cho biết, nếu giữa trưa có nắng sẽ nhìn thấy 2 tia nước với hai màu khác nhau hoàn toàn phun lên từ đáy mạnh mẽ, một tia màu trắng tinh, một màu hồng nhạt. Hai tia nước này bắn lên từ một khe nhỏ của khúc gỗ dưới đáy giếng. Người ở đây cho rằng, đó là dòng nước thần.
Giếng thần bản Khộp, Hòa Bình
Yếu tố tâm linh thể hiện ở chỗ, đã có nhiều người ở đây không tin vào sự linh thiêng của giếng nên đã đổ chất thải xuống, chỉ vài ngày sau ốm thập tử nhất sinh. Không thầy mo, thầy lang nào chữa nổi. Có lần một thanh niên mới lớn đứng cạnh giếng chửi thề thế là bị méo mồm và nằm liệt ngay. Chữa chạy tứ phương đều không được sau có người ta mách là làm lễ xin thần giếng và múc nước giếng uống mới khỏi.
Người dân ở đây, bất kể già hay trẻ, nam hay nữ có thói quen tắm tiên ngay bên miệng giếng. Họ quan niệm rằng, làm như vậy là để không bị con ma rừng bắt đi. Theo các vị cao niên này thì dưới đáy giếng Khộp có một khúc gỗ kỳ lạ, nó được coi là khúc gỗ chấn long mạch của giếng. Khúc nhội nằm ở đáy giếng nhằm khơi long mạch cho người bản Khộp là vật yểm của thầy pháp sư sau khi đánh nhau với ma rừng, cứu người bản Khộp. Chính nhờ khúc gỗ đó mà nước hàng ngày cứ phun lên, người dân tắm nước này sẽ tránh được tà ma. Việc nước giếng không bao giờ cạn và rất ấm áp vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè là chuyện hoàn toàn có thật. Còn nguyên nhân nước giếng đầy là do khúc gỗ nhội đúng hay không thì còn phải chờ các nhà khoa học tìm hiểu.
Giếng nước "chữa" bệnh mất sữa của sản phụ
Làng cổ Đường Lâm là một di sản hiếm hoi còn sót lại của kiến trúc làng quê Việt Nam. Nơi đây còn lưu giữ nhiều truyền thuyết kỳ bí, trong đó có câu chuyện về Giếng Sữa. Không ai biết giếng được hình thành tự bao giờ và do ai đào. Tuy nhiên, nó đã góp mặt vào đời sống vật chất và tinh thần của người dân nơi đây. Về tên gọi đặc biệt này, các cụ già ở đây kể lại rằng, thuở xưa có một bà mẹ bồng đứa con nhỏ trở về quê. Khi đi qua nơi đây mới dùng lại nghỉ ngơi lấy sức đi tiếp. Lúc này, đứa con đang khóc ngằn ngặt vì đói sữa.
Người mẹ bé nhỏ đã quá mệt mỏi, hiếm sữa nên không biết lấy gì để dỗ đứa trẻ. Chợt cô ấy nhìn thấy giếng nước trong vắt. Đang cơn khát, bà uống một hơi dài. Uống xong, người mẹ thấy người khác lạ. Bầu ngực bà căng tràn sữa. Có sữa, đứa con ngừng khóc và mỉm cười. Từ đó, người dân nơi đây gọi là Giếng Sữa.
Do vậy, giếng là nơi ban phát lộc cho những người mẹ khan hiếm sữa nuôi con. Tương truyền, Giếng Sữa rất linh thiêng, chỉ cần thành tâm cầu xin, chỉ trong một ngày, các bà mẹ sẽ được như ý nguyện. Lễ để xin chủ yếu là những loại hoa quả, bánh kẹo hoặc đồ mặn tùy tâm mang đến.
Giếng sữa gần ruộng nhưng không hề vẩn đục
Đôi giếng kỳ lạ và huyền thoại về rắn thần
Trên khắp mọi miền đất nước có nhiều giếng được gọi là giếng thần. Nhưng chắc chắn không nơi nào có một đôi giếng diệu kì như ở nơi đây. Đó là khẳng định của một người dân khi nói về đôi giếng thần kỳ ở làng Chiềng, xã Cẩm Quý, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Sự kỳ bí và nhuốm màu cổ tích thể hiện ở chỗ, giếng không bao giờ cạn nước và vào mùa lũ, nước ở miệng giếng lúc nào cũng trào ra khỏi thành như nồi canh sôi. Cá, tôm, cua, rắn không biết từ đâu cứ bò lồm ngồm quanh thành giếng.
Những người già ở làng Chiềng kể, hàng năm cứ khi nào nước ở sông Bưởi đục thì nước giếng cũng đục, khiến nhiều người liên tưởng đến tích xưa, rằng rắn thần đã đào một mạch nước ngầm từ sông Ngang (tức sông Bưởi) để dẫn nước về làng. Năm 1990, trong lúc dân làng tu bổ lại giếng, do sơ ý làm rơi một ít vôi xuống nước, mà khiến cho nước trong giếng phụt lên cao khoảng 1m, đồng thời có những tiếng nổ đùng đùng. Hoảng quá, bà con phải làm lễ cúng bái. Từ đó người dân lại cho rằng, nguyên nhân của việc này có liên quan đến cái chết của con rắn - con vật mà người dân nơi đây tôn thờ là thần thánh.
Bia thờ rắn thần
Giếng thần chữa bệnh vô sinh
Ngự tại một ngôi làng có biệt danh là "làng sinh đôi" tại ấp Hưng Hiệp, xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, giếng thần đã trở thành một nơi cần đến của những cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn. Nhiều người truyền tai nhau bảo rằng nơi đây dị thường là do nguồn nước giếng của làng khác biệt với các vùng lân cận. Sở dĩ làng có biệt danh như vậy là do trong làng có rất nhiều gia đình sinh đôi. Những cặp vợ chồng muộn đường con cái, cứ đến đây xin uống nước giếng là về sẽ sinh con. Sự thực này đã được minh chứng bằng nhiều trường hợp đạt được mong muốn sau khi uống nước giếng.
Xoay quanh câu chuyện sống động về làng sinh đôi là nhưng giai đoạn được truyền miệng từ ngày xửa ngày xưa, rất lâu thời mới lập làng. Trong những câu chuyện đó, có lẽ gây ngạc nhiên nhất chính là chuyện nhà ông Trần Đình Danh, 49 tuổi, trưởng ấp Hưng Hiệp. Sinh được 4 cô con gái, vợ chồng ông Danh chịu nhiều tai tiếng không hay vì cho rằng đức ăn ở không tốt nên mới không sinh được con trai.
Ông Danh là con trưởng gánh nặng áp lực sinh đích tôn làm tròn trách nhiệm dòng họ. Đến một ngày, bà Nguyễn Thụy Thông, 51 tuổi, vợ ông Danh mơ một giấc mơ sẽ sinh đôi hai bé trai kháu khỉnh. Chẳng báo lâu sau, Trần Duy Khang và Trần Anh Khang cất tiếng khóc chào đời trong niềm vui khôn tả.
Câu chuyện về làng sinh đôi không phải là chuyện thêu dệt, quả thực không đúng vì thực tế làng này có mấy chục cặp song sinh, không một nơi nào xảy ra hiện tượng như thế. Và rồi có một số người tới xin nước về chữa bệnh hiếm muộn và nhận được kết quả bất ngờ?
Theo xahoi
Bóc mẽ thủ thuật làm bài "ma" và những bài học xương máu Kỳ 1 Khi hốt bài chuẩn bị chia, người đánh bịp sẽ nhận được các tín hiệu rung từ bộ kích do bắt sóng được với lá bài có chíp và dễ dàng tìm được các quân bài chủ. Cờ bạc bịp thường nở rộ dịp lễ Tết (Ảnh minh họa) Qua giới thiệu của T., tay cờ bạc bịp nổi tiếng của Sài thành,...