DW: Nội các Đức thông qua chiến lược an ninh mạng
Ngày 09/11, Nội các Đức thông qua chiến lược an ninh mạng mới để ứng phó với tình trạng tấn công mạng ngày càng gia tăng, nhiều trong số đó do Trung Quốc và Nga chỉ huy.
Chiến lược an ninh mạng mới sẽ giúp Đức đối phó với mối đe dọa nhắm vào tổ chức chính phủ, cơ sở hạ tầng quan trọng, doanh nghiệp và công dân Đức.
Ngày 09/11, Nội các Đức thông qua chiến lược an ninh mạng mới
Chiến lược đặt ra kế hoạch xây dựng một Lực lượng Phản ứng Nhanh trực thuộc Cơ quan An toàn Thông tin Liên bang Đức (BSI), và các đội tương tự cho lực lượng cảnh sát liên bang và cơ quan tình báo có trách nhiệm ứng phó các mối đe dọa mạng.
Video đang HOT
Trung tâm Phòng thủ mạng của Đức sẽ thuộc thẩm quyền Bộ Nội vụ – nơi có nhiệm vụ đẩy mạnh các hợp tác liên ngành.
Chiến lược mới cũng kêu gọi hợp tác và chia sẻ thông tin mối đe dọa mạnh mẽ hơn giữa các khu vực công và tư nhân, đây là một chính sách tương tự với chiến lược phòng thủ mạng của Mỹ.
Thông qua chiến lược, Chính phủ Đức muốn nâng cao nhận thức và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, đồng thời hy vọng họ có biện pháp tích cực để chống lại các mối đe dọa mạng. Chiến lược tập trung công tác bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng như năng lượng và cung cấp nước, hệ thống y tế, hệ thống định tuyến kỹ thuật số và vận tải.
Ngoài ra, các cơ quan liên bang phải duy trì hệ thống quản lý bảo mật tốt hơn để đối phó với các mối đe dọa mạng.
Một phần của chiến lược tập trung vào công tác nâng cao nhận thức cho người dân, bao gồm chiến dịch vận động sử dụng mã hóa và công nghệ bảo mật cho sản phẩm CNTT, đồng thời đẩy mạnh đào tạo và phát triển lĩnh vực CNTT trong các trường học.
Châu Lyn (Dịch từ DW)
Theo NTD
Nga triển khai hệ thống nhận diện khuôn mặt tại vùng biên giới vào năm 2017
Quỹ nghiên cứu triển vọng của Nga (FPI) gần đây cho biết, FPI sẽ hoàn thành nghiên cứu hệ thống nhận diện khuôn mặt để bảo vệ an ninh các khu vực biên giới vào năm 2017, hệ thống sẽ tiến hành giám sát thay cho con người.
FPI hiện đang nghiên cứu nâng cao chất lượng nhận diện khuôn mặt trong các trường hợp phức tạp như trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc có vật cản trở, hệ thống có thể tự động xử lý, phân tích hình ảnh và video.
Nga triển khai hệ thống nhận diện khuôn mặt tại vùng biên giới vào năm 2017
FPI cho biết, hiện nay các nhân viên tại các sân bay, ga xe lửa tiến hành giám sát video trong suốt 24 giờ, nhưng việc đưa ra các quyết định của các nhân viên giám sát thường bị ảnh hưởng bởi trạng thái tâm lý và tình hình sức khỏe khiến cho kết quả phân tích thông tin bị ảnh hưởng và sai lệch.
Hệ thống giám sát thông minh trong tương lai sẽ được triển khai để bảo vệ an ninh các cơ sở hạ tầng, hiện tại các nhà nghiên cứu sẽ tập trung vào nghiên cứu khả năng nhận diện khuôn mặt.
Sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt, hệ thống an ninh biên giới sẽ hỗ trợ bộ đội biên phòng nhận dạng các tên tội phạm truy nã, xử lý thông tin được truyền từ UAV và vệ tinh, phân tích và giám sát các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật.
Sergey Garbuk, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc nghiên cứu thông tin thuộc FPI cho biết, hệ thống nhận diện khuôn mặt khu vực biên giới sẽ được triển khai trước tiên tại khu vực Crimea.
Phương Anh (Dịch từ CnBeta)
Theo NTD
Hacker tiết lộ cách cướp quyền điều khiển mọi máy bay không người lái Một chuyên gia bảo mật đã tiết lộ cách dùng một thiết bị phát vô tuyến phổ biến để chiếm quyền kiểm soát hoàn toàn các máy bay không người lái đang vận hành trên không trung, ở gần đó. Hacker tiết lộ cách cướp quyền điều khiển mọi máy bay không người lái Kỹ thuật hack nói trên đã được Jonathan Andersson,...