Duyên phận Phần 18
Đúng là cái ngày đau đẻ. Nhớ đến chết luôn. Người ta vẫn nói “đau như đau đẻ” mà. Chỉ có phụ nữ, những người đã trải qua rồi mới hiêur cái cảm giác ấy thôi. Các ông chồng cũng chỉ nghe nói thôi. Chứ làm sao hiểu được thực sự cảm giác thế nào. Nhưng sau nỗi đau đấy. Là sự hạnh phúc tột độ. Khi nhìn thấy con yêu trào đời. Cái thiên chức làm mẹ. Giúp chị em phụ nữ vượt qua tất cả!!!!!
-
Cô đã dặn AT cả tháng trước khi đi đẻ. Tuyệt đối không mang bình sữa vào. Không được đi mua sữa công thức. Con người phải được bú sữa của con người. Vậy mà mẹ chồng cô vẫn bắt AT đi mua. Cô không thể phản ứng hay cãi ý bà. Dù sao bà cũng sợ con bé con đói.
Đúng là đầu tiên con cô đói thật. Lần đầu làm mẹ. Còn không biết cách bế con, đặt tư thế bú. Cô loay hoay mãi. Con thì ngặt khóc. Cô bất lực ngồi khóc. Mẹ chồng thấy vậy bảo cô “thôi. Mẹ pha tí thôi. Cho nó ăn không nó khócm khổ thân”. Cô chỉ vâng chứ biết làm sao. Nhưng bà cứ vừa đút bình vào cô lại hô rút ra. Mút ti thôi cho khỏi khóc. Cô sợ con bú bình no. Ngủ khì thì làm sao mút cho cô về sữa. Chiều mẹ đẻ vào. Cầm theo 9 quả trứng gà làm phép bắt cô ăn. Bà dậy cô cách bế con. Cách đặt con sao cho bú được. Cuối cùng con cô cũng được bú mẹ. Cô đã có sữa. Ôm con trong lòng. Cảm nhận tình thương yêu Mẹ- Con. Cảm nhận từng hơi con nún ti. Sao thấy yêu thiên thần bé nhỏ này quá
Ở viện đến ngày hôm sau cô về nhà. Viện phí hết 400 nghìn. Đút bác sĩ 1trieu. Đỡ phần nào.
AT đặt in biển nhận sửa chữa đồ điện cầm tay, điện công nghiệp, điện lạnh tại nhà. Cô nói AT in thêm biển, tờ rơi dán nơi công cộng nữa. AT đã có những khách hàng đầu tiên. Có lẽ sự ra đời của bé Chíp đã đem lại may mắn cho gia đình cô. Công việc liên tục. Tính AT hiền lành, dễ gần. Trong công việc thì cẩn thận, chịu khó. Nên cứ nhà nọ giơid thiệu cho nhà kia. Có những hôm 1-2h trưa mới vêc ăn cơm. Buổi tối 10h mới xong xuôi bát đũa. Dần dần cô cũng không còn phải lo về tiền nong nhiều. Chi tiêu cũng đỡ tằn tiện hơn. Hàng ngày đi làm về. AT đưa tiền cô cất. Kể cho cô nghe những công việc đã làm hôm nay. Dù là cái bé nhất. Tính 2 vợ chồng cô giống nhau. Hay kể lể cho nhau những chuyện trong ngày từ việc bé đến việc to. Rồi đưa ra lời khuyên cho nhau.
Ngày AT đi làm. Co quanh quẩn chăm con. Mẹ chồng phụ cô giặt giũ cơm nước. Bế con cho cô ngủ. Cũng nhờ bà. Cô rảnh rang hơn. Mẹ con cũng gần gũi hơn. Lần đầu tiên cô nằm tâm sự với bà
- Mẹ. Trước bọn con mới yêu bố mẹ biết không ạ
- Lần đầu con vêg chơi. Mẹ hỏi thằng T. Nhưng nó bảo chỉ làm bạn thôi
- Vâng. Lúc đấy đúng là bạn mà. Hihi
- Sau nó ra Quảng Ninh. Nó có kể cho mẹ. Thằng này nó bám với hợp mẹ. Đi học cũng chỉ gọi xin mẹ tiền. Chứ không dám xin bố mày
- Thế anh về Hà nội thăm con. Mẹ biết không ak?
- Biết. Mẹ cũng đoán ra. 2 bác ngoài đấy thỉnh thoảng điện về kêu nó đi từ sáng sớm. Có lần hôm sau mới về. Mẹ cũng chẳng biết nói sao
- Mẹ. Chắc anh T tằn tiện lắm mẹ nhỉ
- Thằng này tính nó thế. Từ bé. Mẹ đưa cho 500 đồng cho đi học đói mua gì ăn. Mà sáng thấy đút túi bên phải. Tối giặt quần áo đút túi bên trái. Nhiều khi đưa nó tiền phòng đi học hỏng xe hay gì. Nó bảo có gì vay bạn. Về xin trả sau
- Quần áo anh ý con toàn mua cho. Mà phải khai rẻ nửa tiền hay bằng 1/3 thôi ý. Không nhiều tiền anh ý xót ruột
- quần rách nó vẫn mặc. Trước mẹ cũng toàn nói dối nó là cậu may cho nó mới mặc. Chứ bảo mua là nhất định nó không mặc. Bắt đem trả
Ôi. Hóa ra AT của cô tằn tiện từ bé. Cô đã tằn tiện anh còn tằn tiện hơn. Nhiều khi thành kibo. Cũng phải thôi. Bố mẹ nghèo khó, lam lũ lấy gì mà hoang.
- Đợt nó ra quân về. Cũng kể cho mẹ nghe yêu cô nào trên Thái Nguyên đấy. Học sư phạm. Kể chia tay vì nhiều cái. Vừa kể còn sụt sịt khóc. Cái thằng này nó sống tình cảm lắm
À. Ra là mình là người thứ 2 thật- cô nghĩ. Chả biết sâu đậm thế nào mà khóc. Ra quân là quen cô rồi còn gì. Còn ngỏ lời yêu cô mà. Cô nghĩ lại tức. Nhất định AT về phải hỏi. Cô nhắn tin cho AT “về chết với em”. Tay nhắn, miệng vẫn cười với mẹ chồng
- thế mà con chẳng thấy anh ý kể gì cả
- Đến lúc nó học gần xong. Về nói chuyện có cả bố mày. Nó bảo yêu trên Hà Nội. Học xong về Hà nội làm. Bố mày không đồng ý. Bảo về quê. Lấy gái quê. Nó không nói gì. Nhưng nó bảo mẹ chỉ lấy cái P thôi. Mẹ thì bảo để mẹ đi xem tuổi. Không hợp thì nhất định mẹ cũng rẽ duyên. Nó bảo xem thoải mái. Hợp rồi
Video đang HOT
- hihi. Đợt mẹ con cũng đi xem. Con cũng xem bảo hợp tuổi. Bố mẹ cin phản đối anh ở xa. Công ăn việc làm chưa ổn định. Chả biết thế nào. Nhưng con thương anh chịu khó. Thật thà. Khổ mấy con cũng chịu được. Ai nghèo mãi đâu mẹ
- Ừ. Thì nó cũng 1-2 đòi lấy mày. Mẹ nói mãi bố mày mới nghe. Đợt mày về chơi. Cả nhà mgoaij thằng T ai cũng ưng. Giục cưới nhanh. Thôi thì nó cũng là duyên số. Vợ chồng bảo ban nhau làm ăn. Thế bố mẹ cũng mừng
Rồi bà kể phận bà đi làm dâu khổ thế nào. Cô cũng hiểu và thương bà hơn. Bà cũng kể AT ngày xưa suýt chết. Mải thả diều ngã từ tầng 2 xuống. May vướng dây điện léo lại mới rơi. Không giờ chồng cô chắc là người khác cũng nên
AT đi làm về hỏi cô
- sao. Làm sao anh phải chết với em?
- không. Gì đâu
Cô vờ lảng đi. Mẹ chồng cô nhìn cười cười. Chắc bà đoán ra chuyện lỡ miệng kể với cô. Tối đi ngủ. Có vợ có chồng cô mới chuyện
- ngày xưa em yêu học sư phạm à
- Em yêu nào?
- Mẹ kể em rồi. Bọ đo đội lấy giáo viên. Hợp quá còn gì
- Em ghen à
- Ghen khỉ mốc. Nghĩ tức là đang yêu người đó. Mà còn tỏ tình em thôi. Tưởng hiền lành mà kinh phết
- Đâu. Chia tay mới tỏ tình em mà
- Điêu vừa. Mẹ kể anh ra quân là về kể. Còn khóc có mà. Nặng tình phết. Trước đấy anh tỏ tình em còn gì
- Đâu. Anh không nhớ. Nhưng chia tay rồi mới yêu em mà. Người ta cũng yêu anh thật lòng. Nhưng quê xa. Anh chia tay mà ngta khóc mãi. Anh kể mẹ nghĩ thương thôi
- Em không xa chắc. Thảo mai
- Thôi nàng ơi. Giờ ghen gì nữa. Em chíp cười cho
- Đã bảo không thèm ghen mà lại. Không thể tin tưởng được. Nhắc cho biết. Có vợ con rồi. Em mà phát hiện ra bồ bịch. Em cắt
- Cắt gì. Tinh tướng. Còn động viên chồng cơ mà
- Ưg. Có gan thử xem
- rồi. Đi ngủ
AT kéo cô vào lòng. Cô trêu thế thôi. Chứ vơ vào lòng làm gì cho mệt. Nhưng lúc nào trong lòng cũng cảnh giác. Bây giờ gái ngoài đường nhiều đứa không cần tiền đâu. Chỉ cần tình thôi. Tin tưởng quá mất chồng như chơi. Thỉnh thoảng cô vẫn kể vu vơ câu chuyện nào đó rồi đá xéo A. Những lúc như thế AT chỉ cười. Cô vẫn theo chủ nghĩa “KHÔNG THỂ TIN BỐ CON THẰNG NÀO”
Mẹ chồng chăm cô được 1 tháng thì bà về quê. Đang vào vụ gặt. Mẹ đẻ đi chợ giúp cô. Còn lại việc nhà cô phải làm dần
AT đi làm. Đồng nghĩa các mối quan hệ nhiều hơn. Có những hôm 8-9h tối mới về. Mặt đỏ văng. Cô biết là đi uống với ai đó
- Sao giờ anh mới về
- Em chưa ăn cơm à?
- A giỏi thật đấy. Anh đi không nghi đến vợ ak. Gái đẻ. Quá cả giờ ăn cơm. Đói cồn ruột vẫn phải chờ anh đây
- Sao vợ không ăn đi. Lần sau đừng đợi anh
- Nhà có 2 người. Trước sau gì. Anh đi có mở mồm ra nói với vợ câu nào không. Hả? Mất gì cuộc điện hay tin nhắn. Anh ăn uóng no nê. Biết gì đến ai nữa. Đồ ích kỷ
- Anh xin lỗi. Sao vợ nặng lời thế. Anh quên. Lần sau rút kinh nghiệm
- Vợ thì nghĩ thương đi làm vất vả. Đợi về ăn cho tình cảm. Lần sau không ăn cơm nhà. Thì báo. Đây khỏi lịch kịch nấu cơm. Con thì khóc. Đặt nằm để nấu đây. Bực mình
- Ừ rồi rồi. Anh xin lỗi. Vợ hạ hỏa cho anh nhờ
Cô ức không nói nữa. Nhưng chứng nào tật nấy. Dần cô cũng quen. Đàn ông nhiều khi vô tâm đến kỳ lạ. Cô cũng dần học cách thích nghi. Đã chấp nhận sống chung 1 nhà. Gọi nhau là vợ, là chồng thì học cách thích nghi là cách để duy trì cuộc sống. Cô nghĩ vậy. AT mỗi lần sai điều gì. Bị cô quát cũng làm huề nịnh nọt. Nên cô cũng không giận được lâu
Công việc của AT ngày một nhiều. Đồ đạc chất khắp nhà. Trộm vía con ngoan. AT khoan, đục, đập ầm ầm con vẫn ngủ. Nhưng mùi dầu máy, xăng nồng khắp nhà. 2 vợ chồng cô bàn mở cửa hàng chỗ khác. Cô rút sổ tiết kiệm đưa anh tiền mua sắm đồ đạc. Đưa ra 1 cục. Mà thu về những đồng lẻ một. Nhiều khi cô cũng sốt ruột. Cô lầm bầm nói anh. Anh động viên “dần dần chứ vợ. Mình mới mở. Khách còn là. Anh chạy cả điện lạnh mà. Vợ đừng lo. Chồng sẽ hoàn caemr gốc cả lại.hihi”. Cô lại thôi. Cô biết tính chồng mình. Gây áp lực cho anh là anh hay bị rối. Anh nghĩ cái gì nhiều quá là thành nghĩ dài- nghi dai- Nghĩ dại luôn. Cô quan sát anh làm ăn. Công việc. Thỉnh thoảng chỉ anh mánh khóe làm ăn, cách đòi nợ, cách lấy lòng khách hàng. Đặc biệt 2 vợ chồng cô luôn trọng chữ Tín
Sinh nhật cô. Nửa đêm cô dậy cho con ti. AT đang ngủ mơ màng tỉnh dậy. Vòng tay ôm eo cô “chúc mừng sinh nhật vợ. Chúc vợ luôn xinh đẹp. Anh luôn yêu 2 mẹ con”. Cô đặt con ra nôi. Nằm xuống thơm môi anh
- Vợ cảm ơn
- vợ thích gì. Mai chồng đưa đi mua
- Gì cũng được. Hôm nay lại nhớ cơ đây
- Trước mặt tặng hoa súng trước. Mai nghĩ tiếp
Cô đón nhận món quà sinh nhật của AT. Cấm cung kể từ ngày cô sinh con. Làm 2 con người quấn chặt lấy nhau không muốn rời. Vợ chồng cô hợp nhau từ cách nhìn nhận cuộc sống, cách đối nhân xử thế và cả chuyện “lên tiên” này.
Ngày hôm sau AT đưa cô đi mua quần áo. Sau sinh đồ của cô chật hết cả.
- Vợ ơi. Thực sự nhiều khi chồng không nhớ các ngày lễ tết đâu. Nên vợ đừng giận chồng. Tiền thì làm bao nhiêu vợ quản lý hết mà. Vợ thích gì cứ đi mua
- Tiên em cũng làm ra. Tiền nào chả là tiền của nhà này. Nhưng em muốn được chồng quan tâm. Đc chồng tặng khác hoàn toàn với việc tự mua. Chồng hiểu không??? Em lúc nào chả có tiền trong ví. Thích là nhích mà
- vợ nhiều khi cầu kỳ quá
- Không phải là cầu kỳ. Mà trong cuộc sống cần phải thế. Mỗi lần anh quan tâm vợ. Tình cảm vợ chồng cũng được hâm nóng mà. Cũng thấy yêu nhau hơn chứ
- Ừ. Anh biết rồi
- Em cũng nói cjo anh biết. Không phải kể công. Nhưng em yêu anh từ lúc 2 bàn tay trắng. Lấy nhau về em nuôi anh ăn học nhưng không 1 lời kêu ca. Nên giờ anh làm ra tiền rồi. Anh mà thái độ của tôi của cô. Ra điều kiếm nhiều hơn đừng trách em
- Ơ hay. Tự nhiên đang chuyện nọ. Sang chuyện kia. Anh có nói gì em đâu
- Em cứ nói thế. Thời con gái em mua sắm, may quần áo không phải nghĩ. Mà anh xem từ ngày cưới. Chưa mua được cái gì luôn. Giờ anh làm ra tiền rồi. E tiêu gì đừng hạch sách em. Biết chưa
- À. Ý là đòi đi mua quần áo chứ gì.
- Không cứ quần áo. Bất cứ thứ gì
- Thì em cứ mua đi. Nhưng đừng hoang phí. Vợ chồng mình chưa có nhà cửa gì đâu. Còn phải gắng nhiều vợ ạ
Cô nói thế để chặn vậy thôi. Cô đọc báo mạng. Nhiều nhà lúc khó khăn vất vả thì có vợ có chồng. Lúc có của ăn của để lại coi nhau không ra gì. Bồ bịch vớ vẩn. Cô không muốn những điều đó xảy ra với gia đình mình
Theo Afamily
Mẹ chồng là thiên thần hộ mệnh
Không có mẹ chồng, Nga cứ như bị trói chân trói tay không đi đâu được, mỗi khi bước chân ra khỏi nhà là cô yên tâm như có thiên thần hộ mệnh.
Từ hôm nghe tin chị chồng sinh cháu, mẹ chồng Nga chuẩn bị khăn gói lên thành phố để chăm cháu ngoại. Dường như bà cứ nhấp nhổm đợi đến ngày con gái đẻ là lên đường ngay. Nga thì lo sốt vó vì hai thằng con giờ không biết nhờ ai trông.
Nga lấy chồng và làm dâu đã được 3 năm. Cô sinh đôi được hai đứa con trai giống chồng cô như tạc. Mẹ chồng cô mới nghỉ hưu nên chăm con cho cô rất tận tình. Phải nói rằng lúc sống với mẹ chồng cũng có nhiều cái không hợp nhưng nhìn cách bà chăm cháu Nga cũng thấy cảm động nên ngày càng chú ý lấy lòng mẹ chồng hơn. Mặc dù tình cảm với mẹ chồng cũng không được như mẹ ruột nhưng vì con nên cô cũng cưng chiều bà hơn cả mẹ đẻ.
Mẹ chồng cô rất chăm chỉ. Sáng nào bà cũng dậy từ 5 giờ sáng tập thể dục, xong tạt qua chợ rồi về nấu ăn sáng cho ông bà và hai thằng cháu đích tôn. Cháu đã có bà chăm từ a đến z. Chiều về cũng thế, mẹ chồng cô đã tắm cho hai thằng bé và cho chúng ăn uống, Nga chỉ việc ăn cơm xong rửa bát rồi ôm con chơi đùa cho đến lúc đi ngủ.
Nhưng chỉ có điều mẹ chồng cô làm nhiều cũng kêu ca nhiều. Động tí là bà kêu vất vả, kêu mệt... bất kể thứ gì không vừa mắt bà cũng kêu nhưng không bao giờ nói thẳng với con dâu để cô sửa đổi. Nga nhịn mẹ chồng cũng vì cho rằng phận làm con thì mẹ nói cái gì cũng nên vâng dạ, dù đúng hay sai. Hơn nữa, cô nghĩ bản thân cũng nhẫn nhịn vì con cái. Nhỡ bà tự ái không chăm con cho nữa thì cô biết xoay xở đằng nào.
Thế mà bây giờ, mẹ chồng cô đang sốt sắng lên thành phố để chăm cháu ngoại, dự tính là 2 năm cho đến khi cháu ngoại bà đi mẫu giáo. Từ khi sinh con đến nay chủ yếu do mẹ chồng chăm bẵm, cơm nước, giờ mình cô phải đảm nhiệm tất, cô bỗng thấy hoảng sợ.
Cô xúi chồng giữ bà ở lại vài ba tháng cho hai thằng bé đủ tuổi đi mẫu giáo thì hãy đến nhà con gái, nhưng chồng cô lại phản đối. Chuyện nọ hóa chuyện kia, hai vợ chồng cãi nhau cả đêm. Không ngờ mẹ chồng Nga nghe thấy hết.
Hôm sau bà bóng gió bảo rằng con dâu nhịn bà chỉ vì bà đang làm ô sin chăm cháu cho cô, khi hai thằng cháu lớn rồi chắc cô cũng "hót" mẹ chồng ra đường. Tiện thể, bà cũng có ý nói rằng, nếu con dâu không có tình cảm với mẹ chồng và cảm thấy khó sống quá thì cứ việc ra ở riêng.
Cô chưa kịp thanh minh thì chị chồng đẻ, ông bà cuốn gói đi mất dạng. Một ngày dậy từ 5 giờ sáng, cho con ăn uống, đi gửi trẻ, tối về cơm nước, trông con, cho chúng ăn uống, tắm giặt... Nga mệt bở hơi tai. Chồng cô cũng chỉ giúp được chút ít. Lúc đó Nga mới thấm thía cái vất vả của mẹ chồng.
Bà có kêu ca cũng chỉ vì bà quá mệt mỏi vì giúp vợ chồng cô chăm sóc gia đình, con cái, vậy mà cô còn nghĩ bà "kể công", "lắm lời". Không có mẹ chồng, Nga cứ như bị trói chân trói tay không đi đâu được, cô thèm lắm có mẹ ở nhà, mỗi khi bước chân ra khỏi nhà là cô yên tâm như có thiên thần hộ mệnh.
Theo GĐVN
"Tôi không thể chịu nổi với hội chứng "kể công" của vợ" Từ lúc nghỉ ở nhà, vợ tôi rất hay kể công. Từ chuyện nuôi con cái ngày xưa, chuyện con đau ốm vào ra bệnh viện, chuyện con xin trường học, thậm chí tìm việc làm. Chào chị Hạnh Dung! Vợ chồng tôi đã bước sang giai đoạn "về già", vợ tôi nghỉ hưu, tôi cũng chuẩn bị nghỉ. Tuổi tác sức khỏe...