Duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên toàn quốc
Duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên toàn quốc, phấn đấu tăng mức sinh ở những địa phương đang có mức sinh thấp, giảm mức sinh ở những địa phương đang có mức sinh cao góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững đất nước.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt “Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030″.
Mục tiêu đến năm 2030, tăng 10% tổng tỷ suất sinh ở các tỉnh, thành phố có mức sinh thấp; giảm 10% tổng tỷ suất sinh ở các tỉnh, thành phố có mức sinh cao; duy trì kết quả ở những tỉnh, thành phố đã đạt mức sinh thay thế.
Để đạt mục tiêu trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi hành vi; điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích. Trong đó, cần cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phù hợp với đặc điểm mức sinh của các địa phương có mức sinh khác nhau.
Video đang HOT
Đối với địa phương có mức sinh cao, tiếp tục áp dụng và nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích như khuyến khích các cặp vợ chồng, gia đình, tập thể, cộng đồng không có người sinh con thứ ba trở lên; hỗ trợ người dân thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, bao gồm phương tiện tránh thai; bồi dưỡng, hỗ trợ người thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ, người vận động thực hiện kế hoạch hóa gia đình…
Đối với địa phương đã đạt mức sinh thay thế và có mức sinh thấp, trước mắt cần rà soát, bãi bỏ các chính sách khuyến khích sinh ít con. Từng bước ban hành, thực hiện các chính sách khuyến khích sinh đủ hai con áp dụng cho các gia đình, cộng đồng. Ở những địa phương đã có mức sinh dưới mức sinh thay thế thí điểm, mở rộng thực hiện các chính sách hỗ trợ cặp vợ chồng sinh con, nuôi dạy con; đồng thời có chính sách không khuyến khích kết hôn muộn, sinh con muộn và sinh ít con.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nhiệm vụ, hoạt động cần ưu tiên thực hiện ngay là bãi bỏ các quy định của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cộng đồng liên quan đến mục tiêu giảm sinh, tiêu chí giảm sinh con thứ 3 trở lên; sửa đổi, bổ sung các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con trên cơ sở phân tích, đánh giá tác động của các chính sách về lao động, việc làm, nhà ở, phúc lợi xã hội, giáo dục, y tế… đến việc sinh ít con; xây dựng, triển khai các mô hình can thiệp thích hợp.
Chính quyền địa phương nghiên cứu, ban hành các biện pháp hỗ trợ các cặp vợ chồng sinh đủ hai con. Hỗ trợ tư vấn, cung cấp dịch vụ hôn nhân và gia đình. Xây dựng môi trường, cộng đồng phù hợp với các gia đình nuôi con nhỏ. Thí điểm, nhân rộng các dịch vụ thân thiện với người lao động như đưa, đón trẻ, trông trẻ, ngân hàng sữa mẹ, bác sĩ gia đình…
Đồng thời, hỗ trợ phụ nữ mang thai, sinh con và sinh đủ hai con: Tư vấn, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em bao gồm sàng lọc vô sinh, sàng lọc trước sinh và sau sinh; tạo điều kiện trở lại nơi làm việc cho phụ nữ sau khi sinh con; giảm thuế thu nhập cá nhân; miễn giảm các khoản đóng góp công ích theo hộ gia đình.
Hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con như mua nhà ở xã hội, thuê nhà ở; ưu tiên vào các trường công lập, hỗ trợ chi phí giáo dục trẻ em; xây dựng mô hình quản lý, phát triển kinh tế gia đình.
Minh Hiển
Hà Nội: Hỗ trợ xây, sửa nhà ở xuống cấp, hư hỏng nặng cho 7.165 hộ nghèo
Đây là một trong những kết quả triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đáng chú ý, toàn thành phố đã hỗ trợ xây, sửa nhà ở xuống cấp, hư hỏng nặng cho 7.165 hộ nghèo.
Theo đó, đối với việc hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo không có khả năng tự xây dựng, sửa chữa nhà ở, từ năm 2016 đến năm 2019, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện hỗ trợ xây, sửa nhà ở xuống cấp, hư hỏng nặng cho 7.165 hộ nghèo từ nguồn ngân sách địa phương và vận động xã hội hóa. Năm 2018, thành phố ban hành kế hoạch riêng, mở đợt cao điểm vận động xã hội hóa và cho vay ưu đãi từ ngân sách, hỗ trợ cho 4.166 hộ nghèo xây dựng, sửa chữa nhà ở, đạt 103% so với kế hoạch đề ra. Sau năm 2018, việc hỗ trợ những hộ nghèo phát sinh nhà ở xuống cấp hư hỏng nặng do địa phương tự huy động hỗ trợ.
Liên quan đến hỗ trợ tiếp cận thông tin bằng đầu thu và đường truyền tiếp cận truyền hình số theo Đề án số hóa truyền hình cho hộ nghèo. Thành phố đã thực hiện hỗ trợ cho 61.965 hộ nghèo tại 30 quận, huyện, thị xã, bảo đảm 100% hộ nghèo của thành phố được tiếp cận và sử dụng truyền hình số mặt đất. Đồng thời, Viettel Hà Nội đã tặng 2.500 điện thoại di động cho hộ nghèo các huyện Ba Vì, Quốc Oai, Thạch Thất, Mỹ Đức và Ứng Hòa.
Về hỗ trợ giáo dục, trên địa bàn thành phố: 100% học sinh có cha, mẹ thuộc diện hộ nghèo được miễn học phí và được hỗ trợ chi phí học tập; 100% học sinh có cha, mẹ thuộc diện hộ cận nghèo được giảm 50% học phí theo đúng quy định của Trung ương. Năm 2019, HĐND thành phố ban hành chính sách hỗ trợ 100% học phí và chi phí học tập tối đa 36 tháng cho học sinh thuộc hộ nghèo sau khi thoát nghèo. Đây là chính sách thiết thực được nhân dân đồng tình ủng hộ, nhằm vận động nhân dân tự nguyện đăng ký thoát nghèo mà vẫn đảm bảo hỗ trợ cho học sinh trong học tập.
Trong công tác đào tạo nghề, trên địa bàn thành phố hiện có 370 cơ sở dạy nghề. Từ năm 2016 đến nay, đã đào tạo cho 761.514 lượt người, trong đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 85.047 lượt người. Với kết quả này đã nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 56,93% năm 2016 lên 67,51% vào năm 2019. Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau đào tạo nghề năm 2019 là 90,4%,
Qua rà soát, 100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được ngân sách thành phố hỗ trợ 100% mức đóng BHYT; người thuộc hộ nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình được hỗ trợ 30% mức đóng. 100% trạm y tế cấp xã thực hiện khám, chữa bệnh BHYT, đạt tiêu chí quốc gia về y tế. Đặc biệt, thành phố ban hành chính sách hỗ trợ 100% mức đóng BHYT cho hộ gia đình nghèo thoát nghèo trở thành hộ có mức sống trung bình trong thời gian tối đa 36 tháng để trợ giúp hộ đảm bảo được chăm sóc sức khỏe, góp phần giảm nghèo bền vững.
Cùng với đó, thành phố duy trì các chính sách hỗ trợ: Tiền điện cho 100% hộ nghèo của thành phố theo đúng quy định của Trung ương. Trợ cấp hằng tháng tại xã, phường, thị trấn cho trên 192.000 đối tượng bảo trợ xã hội, người chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội của thành phố. Mức chuẩn trợ cấp hằng tháng là 350.000 đồng/hệ số 1. Tổng kinh phí trợ cấp đối tượng bảo trợ xã hội hằng năm khoảng 1.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, thành phố trợ cấp hằng tháng cho 3.000 người già yếu không có khả năng tự phục vụ và người mắc bệnh hiểm nghèo không có khả năng lao động thuộc hộ nghèo, mức trợ cấp 350.000 đồng/người/tháng; hỗ trợ hằng tháng cho 8.100 người là người cao tuổi cô đơn, người mắc bệnh hiểm nghèo hoặc khuyết tật đặc biệt nặng thuộc hộ nghèo, cận nghèo mà trong hộ không có người còn khả năng lao động, mức hỗ trợ bằng mức chuẩn nghèo của thành phố, giúp hộ có thu nhập ổn định để thoát nghèo.
Thành phố cũng đang phát triển mạng lưới cấp nước khu vực nông thôn, mục tiêu đến năm 2020 tỷ lệ người dân khu vực nông thôn, trong đó, có hộ nghèo được cung cấp nước sạch đạt 95-100%.
Dân số Việt Nam dự kiến tăng lên 104 triệu năm 2030IFrame Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030, quy mô dân số khoảng 104 triệu, tuổi thọ trung bình là 75, trong đó thời gian sống khỏe mạnh tối thiểu 68 năm. Mật độ dân số cao ở những thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM khiến hạ tầng giao thông thường xuyên quá tải. Ảnh: Hoàng Nam. Theo Chiến lược dân...