Duy Thành đặt nhiệm vụ nâng cao chất lượng các tiêu chí xã Nông thôn mới lên hàng đầu
Sau khi về đích xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2017, xã Duy Thành thuộc huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam tiếp tục duy trì thực hiện các tiêu chí, hướng tới mục tiêu xây dựng xã NTM nâng cao, xây dựng khu dân cư kiểu mẫu góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội toàn diện.
Để duy trì, giữ vững các tiêu chí đạt được và hướng đến mục tiêu đạt chuẩn xã NTM nâng cao, xã Duy Thành trực tiếp chỉ đạo về kiện toàn, nâng cao năng lực của Ban chỉ đạo, Ban quản lý NTM, thường xuyên được củng cố, kiện toàn, để đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ; các thành viên Ban chỉ đạo, Ban quản lý đều được phân công nhiệm vụ cụ thể và đứng điểm ở các tổ đoàn kết để chỉ đạo, triển khai các chương trình cụ thể: Năm 2019 xã Duy Thành có Quyết định số 131-QĐ/ĐU ngày 8/8/2019 của Đảng uỷ xã Duy Thành kiện toàn ban chỉ đạo xây dựng NTM giai đoạn 2018 – 2020; Quyết định số 255/QĐ- UBND ngày 9/8/2014 của UBND xã về việc cũng cố Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã Duy Thành giai đoạn 2019-2020; Ban hành các quyết định số 257; 258; 259; 260/QĐ-UBND ngày 9/8/2014 của UBND xã Duy Thành về việc cũng cổ Ban phát triển thôn Vân Quật, Thi Thại, An Lạc, Nhơn Bồi. Quyết định 261/QĐ-UBND ngày 9/8/2019 về việc cũng cố củng cố Ban chỉ đạo xây dựng “Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu” thôn Thi Thại xã Duy Thành giai đoạn 2018 – 2020.
Quyết định 262/QĐ-UBND ngày 9/8/2019 về việc thành lập Ban chỉ đạo xây dựng “Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu” thôn Nhơn Bồi xã Duy Thành giai đoạn 2018 – 2020. Ban chỉ đạo thực hiện nghiêm chế độ họp thường kỳ để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ tháng qua, để ra nhiệm vụ tháng đển. Nếu cần thiết thường trực Ban chỉ đạo họp đột xuất nhiều lần trong tháng để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, xây dựng khu dân cư kiểu mẫu thôn Nhơn Bồi. Chỉ đạo Ban phát triển các thôn đều tiến hành họp đúng quy định.
Các chi bộ thôn đã họp chuyên đề về xây dựng nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao và thôn NTM kiểu mẫu nhất là bàn bạc kỹ những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện tại thôn.
Xây dựng nông thôn mới là quá trình liên tục, lâu dài và là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị
Đồng thời, xã cũng đã truyền thông tuyên truyền, các phong trào thi đua, vận động: Dân vận khéo; 25 không, 3 sạch; Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh. Tham gia lớp tập huấn do Văn phòng Điều phối NTM tỉnh tổ chức với chuyên đề “Hướng dẫn lập hồ sơ, đánh giá đạt chuẩn NTM nâng cao” đảm bảo thành phần quy định.
Những kết quả đạt được thật sự đáng ghi nhận và là một trong những động lực cho toàn xã tiếp tục cố gắng phát huy có thể kể đến như tốc độ tăng thu nhập kể từ khi đạt chuẩn NTM đến nay gấp 1,2 lần; công nghiệp, tiểu thủ công, ngành nghề nông thôn đang từng bước phát triển, tạo nhiều việc làm cho nhân dân. Hiện nay các khu vực Đà Nẵng Hội An các khu công nghiệp Điện Bàn, Duy Xuyên đang phát triển mạnh nên tạo việc nhiều việc làm, thu nhập cao cho nhân dân. Các khu chế biến gỗ, cá trên địa bàn xã cũng tạo công ăn việc làm cho lao động trong xã và góp phần nâng cao thu nhập bình quân đầu người trong xã. Qua rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí NTM xã Duy Thành đã đạt 19/19 tiêu chí theo quy định.
Trên địa bàn xã có 02 thôn trên tổng số 04 thôn thực hiện Khu dân cư NTM kiểu mẫu; tình hình thực hiện (01 thôn đã được công nhận và 01 thôn đang thực hiện). Có 01 thôn đã được UBND cấp huyện công nhận đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu là Thôn Thi Thại đã đạt thôn NTM kiểu mẫu theo quyết định số …/QĐ-UBND ngày tháng năm 2017. Kết quả duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng “Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu” thôn Thị Thại.
Thôn Nhơn Bồi (thực hiện tiêu chí số 11 xã nông thôn mới nâng cao) hiện nay xã Duy Thành đang tiến hành xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu cụ thể các tiêu chí được đánh giá cụ thể mức đạt các chỉ tiêu của từng tiêu chí theo Công văn số 136/VPĐPNTM-KHNV ngày 30/12/2016 của Văn phòng Điều phối NTM tỉnh như sau: Đánh giá thực trạng mức độ đạt tiêu chí so với Bộ tiêu chí KDCKM quy định tại Quyết định 2663/QĐ-UBND của UBND tỉnh và Quyết định số 3180/QĐ-UBND ngày 23/10/2018 về việc điều chỉnh bổ sung một số nội dung bộ tiêu chí “Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020.
Video đang HOT
Nhìn chung xã Duy Thành đã có nhiều nỗ lực trong việc hoàn thành Nghị quyết của Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân về duy trì đạt chuẩn xã nông thôn mới, khu dân cư NTM kiển mẫu thôn Thị Thại, và tiến hành xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu thôn Nhơn Bồi theo quy định. Các tiêu chí đã đạt được vẫn giữ vững và từng bước nâng cao. Các công trình xây dựng, nghị quyết đều hướng đến các thực hiện tiêu chí xã NTM, xã nông thôn mới nâng cao và xã nông thôn mới kiểu mẫu.
Kế hoạch thời gian tới, xã Duy Thành tiếp tục duy trì, phát huy và nâng cao chất lượng 19/19 các tiêu chí xã, đã đạt chuẩn NTM, đồng thời thực hiện các tiêu chí chưa đạt trong 12 tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao. Cụ thể các tiêu chí sau: Giảm hộ nghèo, tăng thu nhập, phát triển kinh tế nông thôn, văn hóa, giao thông…
Thường xuyên cập nhật và thực hiện theo chuẩn mới, thiết thực, phù hợp, phục vụ sự phát triển của khu vực nông thôn; chú trọng nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế nông thôn, tiếp tục phát huy vai trò của hệ thống chính trị ở cơ sở, thực hiện nghiêm các nguyên tắc công khai, dân chủ, minh bạch; đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về xây dựng NTM nhằm nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và người dân để khơi dậy tiềm năng, lợi thế của địa phương trong phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, tiếp tục huy động sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân…
Xã Duy Thành xác định, xây dựng NTM là quá trình liên tục, lâu dài và là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, với mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Thời gian tới, Duy Thành tiếp tục triển khai Chương trình xây dựng NTM theo hướng nâng cao toàn diện chất lượng các tiêu chí. Xây dựng NTM Duy Thành có kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội khang trang, hiện đại, đáp ứng nhu cầu của đời sống nhân dân.
Làm du lịch vài ngày bằng làm nông cả tháng
Đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 sẽ là cơ hội to lớn giúp thay đổi đời sống của người dân nhưng các đại biểu Quốc hội cho rằng, các dự án cần đầu tư có trọng điểm, ưu tiên phát triển du lịch từ tiềm năng sẵn có.
Ưu tiên những dự án mang tính cấp thiết
Tại phiên thảo luận ở hội trường về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khó XIV, các đại biểu đều bày tỏ sự đồng tình với tầm quan trọng của chương trình này.
Các đại biểu đánh giá, dự thảo chương trình được xây dựng rất công phu, tâm huyết, toàn diện và thể hiện tính ưu việt của chế độ ta, sự chăm lo cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi của Đảng và Nhà nước ta.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) thảo luận ở hội trường.
Tuy nhiên, đại biểu Hoàng Thị Thu Trang (Nghệ An) bày tỏ sự băn khoăn về nguồn kinh phí đảm bảo. Theo dự toán của Chính phủ báo cáo thì tổng ngân sách cần cho giai đoạn 2021-2025 là 114.970 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương là 104.954 tỷ đồng, còn ngân sách địa phương là 10.016 tỷ đồng.
"Chúng tôi thấy rằng việc bố trí ngân sách trung ương để đảm bảo thực hiện chính sách này đã khó thì việc địa phương đối ứng để đảm bảo kinh phí thực hiện lại càng khó khăn hơn vì đa số các tỉnh được thụ hưởng chính sách này đều là tỉnh nghèo, hiện đang hưởng trợ cấp từ ngân sách trung ương" - bà Trang nêu một thực tế.
Để tránh tình trạng chính sách ban hành nhưng không thực hiện được, mang tính dàn trải, lãng phí và không ảnh hưởng đến việc thực hiện các chương trình khác, bà Trang đề xuất cần xây dựng lộ trình giai đoạn và hàng năm, đặc biệt là xác định những việc làm rất cụ thể theo hướng chọn một số dự án trọng tâm, trọng điểm, những dự án mang tính cấp thiết, đột phá và có tính dẫn dắt để làm trước, thay vì thực hiện cùng một lúc 10 dự án như trong dự thảo chương trình.
Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn (Lai Châu) đề xuất, giai đoạn đầu của chương trình nên tập trung vào những dự án nhằm giải quyết được 5 vấn đề cơ bản mang tính chất nền tảng như đầu tư mạnh hơn cho giáo dục, đào tạo để tạo gốc phát triển con người.
Thứ hai, giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất; thứ ba, đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn; thứ tư, sắp xếp ổn định dân cư; thứ năm, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và tạo sinh kế cho đồng bào.
Du lịch là cú hích cho vùng dân tộc thiểu số
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) lại tỏ ra băn khoăn khi đọc đến các mục tiêu của dự án 1 bởi cụm từ "đạt tiêu chuẩn ba cứng" chung chung có thể là những mái nhà cấp bốn, mái tôn, mái bằng, vách bê tông thay dần cho những mái nhà rông, những căn nhà sàn, nhà đất trên lưng dốc, trên đồi.
"Không biết những ngôi nhà truyền thống dân tộc còn có hay không và có thể mất hẳn kiến trúc đặc thù của dân tộc" - đại biểu Phương nêu câu hỏi.
Đại biểu Phương cũng bày tỏ sự lo lắng trong dự án 5 bởi chưa thấy nói đến việc bắt buộc dạy trẻ dân tộc thiểu số, tiếng nói và chữ viết dân tộc liệu đã đúng hay chưa khi chúng ta cho trẻ người dân tộc thiểu số cắp sách đến trường để học tiếng Kinh qua những câu chuyện cũ của người Kinh do cô giáo người Kinh dạy.
"Ước tính trên thế giới có 40% ngôn ngữ đang có nguy cơ biến mất dưới tác động của toàn cầu hóa và điều đó đồng nghĩa với việc biến mất của nhiều dạng văn hóa phi vật thể. Nếu chúng ta can thiệp không dựa trên nền tảng và quan điểm văn hóa thì quá trình sẽ trở thành Kinh hóa người dân tộc thiểu số, miền núi" - đại biểu Phương nói.
Đại biểu Nguyễn Quốc Hưng (TP Hà Nội) đề xuất đưa du lịch thành một nội dung chính xuyên suốt của chương trình. Đại biểu Hưng lấy ví dụ, bản Lác, Mai Châu (Hòa Bình) là một điển hình giúp người dân có thu nhập ổn định từ du lịch mà vẫn giữ vững bản sắc văn hóa. Trong ảnh: Một góc bản Lác.
Đại biểu Vương Ngọc Hà (Hà Giang) đề xuất đưa dân tộc Mông được xếp vào dân tộc khó khăn, bởi vì đồng bào dân tộc Mông sinh sống tại các vùng núi cao, những nơi điều kiện về tự nhiên, địa hình vô cùng khắc nghiệt, ít đất sản xuất, vùng núi đất dễ sạt lở, vùng núi đá thì vô cùng khô, khát, nhất là vào mùa khô, thậm chí người dân phải gùi từng gánh đất đổ vào hốc đá để canh tác, cùng với những đồng bào dân tộc thiểu số ở nơi đây thì tri thức bản địa là cày trên hốc đá của người Mông vẫn còn phát huy tác dụng vì chưa có loại máy móc nào có thể thay thế được.
Đại biểu Lê Thị Thanh Xuân (Đắk Lắk) đề xuất cần chú ý đến quan điểm tiếp cận văn hóa theo chiều ngang bằng tôn trọng sự đa dạng, độc đáo về văn hóa, quan tâm đến nhu cầu tự thân của đồng bào trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa của dân tộc mình.
Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Quốc Hưng (TP Hà Nội) đề xuất đưa du lịch thành một nội dung chính xuyên suốt của chương trình.
Theo ông Hưng, du lịch cũng là một ngành không cần nhiều vốn, khả năng xã hội hóa cao và sử dụng nhiều lao động phổ thông. Kinh nghiệm quốc tế cũng như thực tiễn phát triển du lịch ở nhiều địa phương trong những năm qua đã chứng minh điều đó như Bản Lác - Mai Châu - Hòa Bình, Cát Ý - Lào Cai, Buôn Đôn - Đắk Lắk.
"Hơn 4 năm trước, khi chúng tôi lên dự lễ khai mạc tuần du lịch văn hóa ở Lai Châu, có đến Sìn Hồ gặp người dân nơi đây thì họ bảo là: "Cám ơn các bác du lịch, gia đình em mà làm du lịch có vài ngày bằng làm nông nghiệp cả các tháng". Cũng rất mừng tôi được biết là Lai Châu mới đây đã chọn du lịch, nông nghiệp, thủy điện làm 3 khâu đột phá phát triển của tỉnh" - ông Hưng nêu ví dụ đồng thời đề xuất đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi cần con cá và cũng rất cần cần câu và du lịch chính là một cần câu phù hợp nhất để du lịch vùng phát triển bền vững.
Ông Đỗ Văn Chiến - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc:
Đây là một chương trình không chỉ nhằm phát triển kinh tế - xã hội mà còn mang theo sứ mệnh đại đoàn kết các dân tộc, đa mục tiêu, giàu tính nhân văn và ghi đậm dấu ấn lịch sử của Quốc hội khóa XIV.
Chỉ một chương trình này cũng chưa thể giải quyết hết được khó khăn của đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay và mong muốn cũng chưa đáp ứng được những đòi hỏi thực tiễn. Nhưng rõ ràng đây là một cơ hội lớn, nguồn sinh khí mới, đồng bào sẽ có điều kiện để giảm bớt những khó khăn, nhọc nhằn hiện nay.
Chắc chắn đồng bào sẽ rất vui mừng, phấn khởi và mãi mãi biết ơn Đảng và Nhà nước.
Chúng tôi mong muốn và tin tưởng rằng, cùng với sự đầu tư của Nhà nước, đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi tiếp tục thay đổi nếp nghĩ, cách làm, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, không cam chịu đói nghèo, vượt qua chính mình để hòa nhập và phát triển cùng với đất nước.
Quảng Nam: Làm ruộng 3 năm không bằng "vua tằm" chăm 1 lứa Tìm về mảnh đất Duy Trinh (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam), không ai là không biết "vua tằm" Trương Văn Dũng với hơn 30 năm gắn bó với nghề trồng dâu, nuôi tằm. Giữa những đổi thay của đời sống hiện đại, ông Dũng vẫn miệt mài với cái nghề dù vất vả, nhưng đem lại thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm...