Duy Mạnh: ‘Mục đích cuối cùng trong showbiz là tiền bạc’
Theo nhạc sĩ của “Kiếp đỏ đen”, nghệ thuật và showbiz là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau. Không có tiền vẫn làm nghệ thuật được và ở đó, chỉ có vẻ đẹp cùng sự cống hiến.
- Vắng bóng tại các sân khấu trong nước và thường xuyên có mặt trong những show diễn ở hải ngoại, điều gì thu hút anh chăm bay show xa như thế?
- Đúng là thời gian gần đây, tôi thường xuyên đi diễn nước ngoài, chủ yếu là ở Mỹ, vì dòng nhạc của tôi được khán giả bên đó hưởng ứng. Mặc dù đi lưu diễn xa cũng khá mệt mỏi nhưng tôi thấy rất hứng thú bởi tất cả những show diễn ở nước ngoài đều phải tập và hát với ban nhạc sống. Bên đó, người ta không sử dụng nhạc đệm playback và không bao giờ có ca sĩ hát nhép. Tiếng nhạc nổi lên, khán giả hưởng ứng rất cuồng nhiệt bởi cộng đồng người Việt sống khá xa nhau nên phải lâu lâu mới có một show ca nhạc hoành tráng. Với họ, đi xem một show như thế đúng nghĩa là đi thưởng thức ca nhạc.
- Người ra vẫn rỉ tai nhau đi diễn nước ngoài cát-xê rất tốt. Phải chăng anh đang coi trọng đồng tiền hơn là việc hâm nóng tên tuổi?
- Tôi là người nghệ sĩ hiện tại sống bằng nghề nghiệp của mình. Nếu có cơ hội được đi nước ngoài lưu diễn và kiếm tiền thì chẳng có lí do gì mình phải từ chối. Còn vấn đề hâm nóng tên tuổi thì tôi cũng chẳng biết phải làm thế nào. Mỗi một năm tôi chỉ phát hành một album. Tổ chức liveshow thì tôi cũng chưa nghĩ đến. Bởi vì vai trò của tôi thiên về sáng tác, khán giả chờ đợi ở tôi là những tác những tác phẩm mới chứ không phải tôi biểu diễn và hát như thế nào.
- Đối với anh, việc kiếm tiền hay thể hiện nhiệt huyết với nghề quan trọng hơn?
- Ở nghành nghề nào cũng vậy, đầu tiên phải là niềm đam mê rồi sau đó mới là niềm vui. Kiếm tiền là một niềm vui.
- Việc chạy show nhiều kiếm thu nhập có ảnh hưởng đến việc sáng tác nhạc của anh?
- Để có những sáng tác hay, ngoài yếu tố khả năng, tư duy và cảm xúc, người nghệ sĩ còn cần một điều không thể thiếu là phải được công chúng đón nhận và tồn tại theo thời gian. Việc chạy show kiếm tiền tất nhiên là sẽ bị chi phối đến việc sáng tạo. Nhưng tôi tin mình biết cách cân bằng mọi chuyện.
- Thế nhưng người ta vẫn bảo rằng anh không còn những ca khúc có phần bi lụy như trước. Phải chăng cuộc sống êm ả với vợ đẹp con ngoan khiến anh mất dần những xúc cảm sáng tác?
Video đang HOT
- Tôi lấy vợ 13 năm rồi. Đến thời điểm hiện tại, tôi vẫn hạnh phúc và tôi nghĩ đó là điều may mắn. Thú thật, cuộc sống nhà ai chẳng có những khúc mắc, may mà tôi đều giải quyết êm đẹp hết. Nhưng là một nghệ sĩ dòng nhạc trữ tình, bạn phải biết ngoại tình trong tư tưởng thì mới có thể sáng tạo được (cười). Lúc trước, tôi có nhiều thời gian nên chuyện ngoại tình trong tư tưởng kiểu đó cũng nhiều. Có lẽ vì lý do đó mà tôi có nhiều tác phẩm ướt át. Còn bây giờ, tôi cũng thú nhận là bận rộn lo cho gia đình, tôi có phần ít sáng tạo hơn.
- Không ít bạn bè trong giới nghệ sĩ kêu ca, anh thậm chí cũng ít tụ tập giao lưu với họ…
- Đối với tôi, khi chơi với bạn thì không quan trọng chuyện họ giàu hay nghèo và đem lại những lợi lộc như thế nào cho mình. Điều quan trọng nhất là có được sự an toàn khi chơi cùng bạn. Chơi với người mà trước mặt gọi mình bằng “anh”, sau lưng lại nói “thằng này , thằng kia” thì liệu bạn có thấy vui vẻ hay an toàn không? Tôi nghĩ những thành phần như vậy thì nên tránh xa là tốt nhất.
- Phải chăng anh không tin vào tình bạn trong showbiz?
- Bạn phải biết phân biệt rạch ròi giữa showbiz và nghệ thuật. Nghệ thuật không có tiền vẫn làm được. Ở nghệ thuật chỉ có vẻ đẹp và sự cống hiến. Có những người nghệ sĩ rất nghèo nhưng lại có những tác phẩm nghệ thuật để đời, được coi là cống hiến của nhân loại. Còn nói tới showbiz, bạn phải có tiền. Nếu không, bạn cần phải… dẻo mỏ và mưu mô để tạo thế lực cho mình thì mới tồn tại được. Mục đích cuối cùng trong showbiz là tiền bạc và danh vọng. Với mục đích như thế thì khó có tình bạn đẹp và tồn tại lâu dài.
- Ca khúc mới của anh là “Đừng vội tin lời ong bướm” ngay khi có mặt trên Zing MP3 đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Có người khen nhưng cũng có ý kiến bảo nhạc Duy Mạnh vẫn “sến” như vậy. Anh nghĩ sao?
- Đi lưu diễn nước ngoài nhiều và tôi đã cảm nhận một điều là cái “sến” mà bạn nói là văn hóa đặc trưng của người Việt và có thể là của chung của một số nước châu Á. Thử lấy ví dụ ở văn hóa ẩm thực nhé. Những nhà hàng được trang trí lòe loẹt với màu sắc xanh đỏ thì chắc chắn của người Tàu. Những chỗ đơn giản nhưng sang trọng hầu hết là của người phương Tây. Còn đi vào nhà hàng nào được trang trí nhiều màu mè thì khả năng do người Việt sở hữu rất cao. Nhưng không hiểu sao, khi đi lưu diễn nơi đất khách quê người mà được bước chân vào nhà hàng như thế, tôi lại cảm thấy ấm lòng vì tôi cảm nhận được hơi ấm quê hương và nguồn gốc của mình ở đó. Và vì những ca khúc của tôi bị chê sến mà tôi có nhiều cơ hội được đi lưu diễn nước ngoài nhiều hơn. Nếu khán giả hải ngoại muốn nghe nhạc sang, họ đã chọn nhạc tây chứ không phải nhạc Việt.
- Phải chăng âm nhạc cũng chia thành hai đẳng cấp “sến” và “sang” khác biệt?
- Thực ra ngôn từ “sến” và “sang” chỉ là nói vui với nhau ở bên ngoài giống như 1 dạng tiếng lóng chứ không phải là một từ ngữ đúng nghĩa và nghiêm túc sử dụng để bình luận về nghệ thuật. Bởi vậy tôi không muốn bàn luận nhiều về chuyện “sến” và “sang” trong âm nhạc.
- Hiện nay, nhiều nghệ sĩ hay khán giả hay dùng cụm từ “đẳng cấp trong âm nhạc ” để xưng tụng nhau hay nhận xét về một sản phẩm nào đó. Bản thân anh định nghĩa như thế nào về “đẳng cấp”?
- Tôi rất ghét hai từ đó. Nếu tôi không nhầm khoảng 20 năm trở về trước, từ “đẳng cấp” rất ít khi được sự dụng trong cuộc sống. Nhưng trong xã hội hiện tại, người ta lạm dụng mấy từ đó nhiều quá. Thậm chí hai ông nghiện ma túy cãi nhau cũng có thể tự vỗ ngực quát to: “Tao nghiện nhưng tao… đẳng cấp hơn mày”. Hay một ví dụ khác là học sinh chơi với nhau, nhóc nhà giàu thì vỗ ngực bảo mình đẳng cấp hơn nhóc nhà nghèo.
Từ “đẳng cấp” chỉ để phân biệt giai cấp cao thấp. Nhưng trong nghệ thuật và thể thao, sự hòa bình và gần gũi cho tất cả mọi người mới là tiêu chí quan trọng nhất. Thế nên, tôi hy vọng mọi người sẽ sử dụng từ “trình độ” và “phong cách” để đánh giá hay bình luận một sản phẩm nghệ thuật cho chính xác và đúng đắn.
- Anh có dự án đặc biệt nào để chia sẻ cùng người hâm mộ trong dịp cuối năm nay?
- Tháng 11 tới, tôi sẽ phát hành một album. Sản phẩm này đặc biệt ở chỗ tôi sẽ song ca cùng anh Ngọc Sơn bài Kẻ thất tình và Ngày đó với ca sĩ Như Ý. Tôi và Ý đang thu xếp thời gian để đi Long Hải quay MV.
Ngoài ra, tôi còn có một ca khúc mang tên Em kết hợp cùng nhạc sĩ Dương Khắc Linh. Linh giúp tôi chuyện hòa âm phối khí và có thể sẽ cùng tham gia trong video clip của ca khúc này. Hy vọng khán giả sẽ ủng hộ những sản phẩm mới của tôi.
Ca khúc Một lần vui bên nhau của Duy Mạnh.
GIA AN
Theo Infonet
Những kẻ thất tình xấu xí
Thất tình thì có trăm kiểu, ai mà chả từng thất tình. Yêu mà chưa thất tình hóa ra là kẻ chưa nếm đủ vị tình yêu. Nhưng có những kẻ thất tình thật xấu xí.
Những kẻ thất tình xấu xí
Hại mình: Hại mình là hình thức phổ biến và điển hình nhất của những kẻ thất tình xấu xí. Nó bao gồm những hành động thiếu tự chủ hoặc tự chủ quá mức như: ăn không kiểm soát, chơi không hãm phanh, lao vào những tháng ngày vật vã đau đớn dằn xé... Kết quả sau những tháng ngày thả phanh cảm xúc là sự trả giá cho một tinh thần rệu rã, thân xác tàn tạ. Nguyên Thảo chia sẻ kinh nghiệm thương đau: "Khi mới chia tay mối tình đầu, mình cảm giác như cả thế giới sụp đổ. Lúc nào cũng chán nản, lờ đờ... đêm nào cũng khóc. Được một tuần thì mặt hốc hác, mắt thâm quần và không ăn nổi cơm phải vào viện truyền nước biển. Nghĩ lại mới thấy hồi đó mình thật trẻ con, tự làm mình đau khổ nhưng cũng chẳng cứu vãn được gì. Chỉ thấy tội gia đình và bạn bè hồi đó lo cho mình quá trời."
Nhưng đó chỉ mới dừng ở mức độ phổ thông "hành xác". Có những cách đối mặt với tình yêu thất bại đôi khi khiến chúng ta "rùng mình".
Có những cách đối mặt với tình yêu thất bại đôi khi khiến chúng ta "rùng mình"
Bạn sẽ cảm thấy như thế nào trước một cánh tay bị rạch be bét máu mà lí do đơn giản chỉ vì thất tình. Có thể lúc đó trái tim bạn tan nát, thần trí bạn điên loạn, nhưng việc rạch tay sẽ mang lại điều gì cho mối tình đã tàn lụi của bạn. "Tôi biết có rất nhiều người rạch tay vì tình yêu, và sau này nghĩ lại họ thấy mình thật trẻ con. Có đáng không chỉ vì một con người không còn yêu mình?" Minh Hoàng (23t, HCM) nhận định.
Nhưng rạch tay thì chỉ là một cách nhẹ nhàng hơn hình thức vĩnh viễn nói không với cuộc sống. Minh Anh (24t, ĐN) kể: " Cách đây 1 tháng, tôi nghe tin một chị khóa trên tôi tự sát. Vâng, lí do duy nhất mà chị ấy làm như vậy chỉ là vì tình. Chị ra đi, để lại những lỗ hổng lớn trong lòng mọi người. Một người Mẹ chỉ có niềm tin vào đứa con duy nhất là chị, những người bạn yêu thương chị... chị đi mà chẳng để lại lời nhắn nào, một cú nhảy từ tầng 6, nương theo gió nhẹ như lá. Những ngày đó, trên facebook của chị như một bia mộ online, rất rất nhiều bạn bè lên comment, nhắn nhủ, thương tiếc. Nhưng tôi nhớ nhất một câu, một câu vừa thương vừa trách: "Buông tay như vậy yên lòng sao?". Đúng! Buông tay như vậy có yên lòng không? Tại sao lại có nhiều bạn trẻ thẳng thừng từ chối cuộc sống một cách dễ dàng đến vậy? Chữ "tình" liệu có đáng để người trẻ phải phải vì nó mà gây thêm bao đau khổ cho những người xung quanh hay không?
Hại người. Nếu bạn thường xuyên đọc báo, bạn sẽ thường xuyên bắt gặp những tin như giết người vì ghen tuông sau khi chia tay, hãm hại người yêu vì dám nói chia tay mình, hành nhung người tình mới của người yêu cũ... nó nhiều đến mức có thể khiến những kẻ chưa yêu ngại ngần cả việc thử yêu một ai đó. Vì biết đâu được điều gì xảy ra sau một cuộc chia tay? Hành động nông nổi đó không chỉ hại cho một ai đó mà còn đầu độc cả một thế hệ tình yêu sau này. Tình yêu đổ máu thì mới chứng tỏ được sự nồng nàn ư?
Hậu một chuyện tình - rồi sao nữa?
Thất tình không xấu. Những kẻ thất tình mà đau khổ không hề xấu. Chẳng ai cấm bạn trốn ở nhà một tuần để nuối tiếc tình yêu cả. Chẳng ai cấm bạn khóc hết nước mắt khi người yêu ra đi. Cũng chẳng ai cấm bạn nhậu nhẹt một trận ra trò để kết thúc hậu một mối tình... Bạn có quyền đau khổ. Vì trong tình yêu, khi đi đến một mức nào đó, buông tay là một mất mát trống trải khiến tim bạn thắt lại.
Nhưng cái kết của một cuộc tình không nên là đổ máu, đau thương và nuối tiếc. Thất tình chỉ là bạn mất đi một người không yêu mình nữa. Hãy khóc, nhưng cũng hay biết gạt nước mắt mà tiếp tục hạnh phúc. Hãy đau khổ nhưng hãy biết mỉm cười khi mây giông qua đi. Bạn luôn có quyền cho mình những lựa chọn cảm xúc, có thể tiêu cực và có thể tích cực. Nhưng nếu suy nghĩ, chẳng ai muốn lựa chọn sự tiêu cực cả.
Những kẻ thất tình mà đau khổ không hề xấu
Tôi biết có những người họ yêu nhau rất đắm say nhưng họ chia tay cũng rất nhẹ nhàng. Hợp thì đến với nhau, không hợp thì tan ra. Có đau đớn nhưng không có bi thương. Có tiếc nuối nhưng không có níu kéo. Bạn cho rằng tình yêu họ không đủ lớn ư? Không, chính vì tình yêu của họ đã chín, vì nó chín trước hôn nhận nên nó phải rụng, nhẹ nhàng thỏa mãn. Đưa tay rẽ đường cho nhau lối đi riêng. Vì ngoài tình yêu và người yêu, họ còn cả một thế giới rất rộng và nhiều niềm vui ngoài kia. Họ hiểu điều đó, và tình yêu với họ rất nhẹ nhàng.
Nhịn ăn, thức triền miên, khóc như chưa bao giờ được khóc, rạch tay, tự sát... Vâng, ngoài việc bạn đang tỏ ra cho thế giới biết bạn đang thất tình - và rồi sao nữa? Thất tình ư? Bạn có quyền tự vẽ cái kết cho tình yêu của mình một cách nhẹ nhàng hoặc xấu xí. Vậy hãy để nó là hồi ức chứ không phải ác mộng!
Theo Bưu Điện Việt Nam
Xem Tim làm kẻ thất tình và lâm trọng bệnh Chàng ca sĩ "Một vòng trái đất" lần đầu tiên trải nghiệm số phận bất hạnh bị phụ tình và mắc bệnh ung thư trong phim "Thiên đường vắng em". Trong bộ phim mới, Tim đã hóa thân vào một nhân vật có nội tâm sâu sắc, mang nhiều bất hạnh và khổ đau trong cuộc sống và cả trong tình yêu. Tuy...