Duy Mạnh được phẫu thuật dây chằng đầu gối tại Singapore
Sáng 10/3, trung vệ Đỗ Duy Mạnh bước vào ca phẫu thuật tại Singapore để điều trị chấn thương dây chằng đầu gối.
Theo thông tin từ CLB Hà Nội, trung vệ Đỗ Duy Mạnh bước vào ca phẫu thuật lúc 8h sáng 10/3 (theo giờ Việt Nam). Bức ảnh trung vệ đeo khẩu trang và mặc trang phục dành cho bệnh nhân được chụp cách đây ít phút từ bệnh viện SingHealth tại Singapore.
Ca phẫu thuật chấn thương cho Duy Mạnh dự kiến kéo dài hai giờ. Sau phẫu thuật, Mạnh sẽ ở lại Singapore một thời gian để hồi phục.
Duy Mạnh trước giờ phẫu thuật. Ảnh: CLB Hà Nội.
Video đang HOT
Trong khi đó, Trần Đình Trọng đã được các bác sĩ ở Singapore thăm khám. Anh sẽ trở về Hà Nội để tiếp tục điều trị ở bệnh viện 108 và chưa rõ thời điểm trở lại thi đấu.
Duy Mạnh và Đình Trọng cùng rời Hà Nội sang Singapore hôm 8/3. Chấn thương bất ngờ khiến Duy Mạnh phải bỏ lỡ gần hết giai đoạn lượt đi V.League 2020. Trong khi đó, Đình Trọng mới chỉ hồi phục chấn thương trước VCK U23 châu Á 2020, nhưng chưa đạt thể trạng và phong độ tốt nhất.
Sự vắng mặt của bộ đôi trung vệ này khiến CLB Hà Nội phải bố trí hàng phòng ngự với những gương mặt thay thế trong trận ra quân gặp Nam Định tại vòng 1 V.League hôm 7/3.
Theo Zing
Sản phụ có bệnh tim hiếm gặp "mẹ tròn con vuông"
Sáng 15-1, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯCT) cho biết, BV vừa phẫu thuật thành công lấy thai cho một sản phụ mắc bệnh rối loạn nhịp tim chậm mức độ nặng.
Sản phụ N.T.TA, 25 tuổi, ỡ xã Hoà An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Trước đó, sản phụ được BV Đa khoa số 10 chuyển đến BVĐKTƯCT. Lúc vào viện điện tâm đồ block nhĩ thất độ 3, nhịp tim chậm 40-48lần/phút (nhịp tim ở người bình thường khoảng 60-80lần/phút).
Theo bác sĩ Trần Huỳnh Đào, Trưởng khoa Phẫu thuật- Gây mê hồi sức, block nhĩ thất độ 3 là mức độ cao nhất trong các rối loạn dẫn truyền nhịp tim, làm cho tim không thể bóp đủ tần số nhằm cung cấp đủ máu đến các cơ quan khác, dễ dẫn đến ngất và tử vong. Đặt máy tạo nhịp tim là một lựa chọn điều trị tối ưu. Nếu không được điều trị thích hợp, bệnh nhân có nguy cơ bị đột tử ngưng tim bất cứ lúc nào.
Tình trạng block nhĩ thất độ 3 với nhịp tim chậm nếu tiến hành phẫu thuật cấp cứu như trường hợp của sản phụ A. thì nguy cơ trụy mạch và ngưng tim trên bàn mổ rất cao. Vì vậy, để đảm bảo an toàn tính mạng cho bệnh nhân, các bác sĩ quyết định đặt máy tạo nhịp tạm thời cấp cứu trước và sau đó tiến hành phẫu thuật cho sản phụ.
Sau khi thực hiện đặt máy tạo nhịp tạm thời, nhịp tim bệnh nhân tăng lên 60 lần/phút, đảm bảo an toàn cho cuộc phẫu thuật. Ê kíp phẫu thuật đã tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân, một bé trai 2,6kg chào đời. Hiện tại, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, nhịp tim ổn định 60 lần/phút.
Sản phụ đang được các thầy thuốc tích cực theo dõi.
Theo bác sĩ Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc chuyên môn BV, Block nhĩ thất độ 3 là một dạng rối loạn nhịp hiếm gặp. Việc khởi phát block nhĩ thất độ 3 trong thai kỳ lại càng hiếm gặp. Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, điều này có thể liên quan đến các bất thường bẩm sinh về tim sẵn có, nhồi máu cơ tim cấp, bệnh cơ tim, thuốc hoặc các rối loạn chuyển hóa hay rối loạn miễn dịch. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp gồm có mệt mỏi, nặng đầu, đau đầu, đánh trống ngực, khó thở và ngất. Nếu có thai có thể bị sẩy thai, thai chết lưu hoặc dị tật bẩm sinh cho thai, tăng nguy cơ tử vong khi chuyển dạ cho cả mẹ và con. Đáng lưu ý là có gần 1/3 người bị block nhĩ thất độ 3 không có triệu chứng lâm sàng, dẫn đến việc bệnh nhân không được chẩn đoán hoặc chẩn đoán trễ.
H.Hoa
Theo baocantho
Cứu sống bệnh nhận bị vỡ túi phình mạch máu não nguy kịch Chiều 14-1, BSCK2 Pham Thanh Phong, Pho Giam đôc chuyên môn BVĐKTƯ Cần Thơ cho biêt, các BS của BV vừa cưu sông bênh nhân vơ tui phinh mach mau nao cực năng, bằng phương pháp dẫn lưu não thất phối hợp can thiệp nội mạch. Theo đó, bênh nhân Ta thi Vân (SN 1952, ngụ tỉnh Soc Trăng), đôt ngôt đau đâu,...