Duterte nhắn Mỹ, EU: Muốn cắt viện trợ thì cứ việc

Theo dõi VGT trên

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tiếp tục có những thông điệp “gây sốc” gửi đến Mỹ và Liên minh châu Âu vào hôm nay, 6/10.

Duterte nhắn Mỹ, EU: Muốn cắt viện trợ thì cứ việc - Hình 1

Tờ Philippine Inquirer cho hay, Duterte thách thức Mỹ, EU và Liên hợp quốc cắt giảm viện trợ với nước này. Phát biểu tại trụ sở Cảnh sát khu vực 13 ở thành phố Butuan, Philippines, ông nói:

“Tôi không hy vọng các tổ chức nhân quyền, tôi không kỳ vọng [tổng thống Mỹ] Obama, tôi không mong EU sẽ hiểu được tôi. Không cần phải hiểu tôi, và nếu các vị cho rằng đã đến lúc cắt viện trợ thì cứ việc. Chúng tôi sẽ không xin xỏ.”

Tổng thống Philippines tuyên bố ông sẽ không luồn cúi trước viện trợ từ các nước cáo buộc chiến dịch chống ma túy của chính quyền Manila dính líu đến việc hành quyết ngoài vòng luật pháp.

“Chúng tôi sẽ sống sót. Chúng tôi sẽ tồn tại như một đất nước,” ông tuyên bố và khẳng định mình “sẽ là người chết đói đầu tiên”.

Theo Soha News

Chính sách đối ngoại Duterte có thể là nhân tố khó lường nhất ở Biển Đông

Mỹ và Nhật Bản sẽ ngày càng cố gắng thúc đẩy Việt Nam trở thành một đối tác an ninh khu vực ở Biển Đông.

Bangkok Post ngày 5/10 có bài xã luận đáng chú ý về chính sách đối ngoại của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.

Tờ báo nhận định, không còn nghi ngờ gì nữa, ông Rodrigo Duterte là "cầu thủ chủ chốt" tạo ra sự thay đổi nhanh chóng trong cục diện Biển Đông.

Tờ báo viết: "Chưa có gì được thiết lập cho đến nay, nhưng nhà lãnh đạo Philippines đã thay đổi chiến lược của Manila trong đầu ông.

Các cuộc đối đầu với Trung Quốc về quyền sở hữu bãi cát ngầm tranh chấp và một số đảo ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) có thể sẽ kết thúc.

Philippines, tiếp theo là Việt Nam và sau đó là các nước khác trong khu vực có thể buộc phải chấp nhận để cho Trung Quốc thực hiện được mục tiêu kiểm soát hầu hết Biển Đông.

Ngược lại, ông Duterte có thể đề nghị (Bắc Kinh) khai thác chung trong một khu vực giới hạn."

Chính sách đối ngoại Duterte có thể là nhân tố khó lường nhất ở Biển Đông - Hình 1

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, ảnh: zeenews.india.com.

Đó là quan tâm và nhận định của Bangkok Post.

Dù chẳng có cơ sở nào để nói Philippines, Việt Nam và các nước khác chấp nhận để Trung Quốc độc chiếm Biển Đông, nhưng việc Bangkok Post đặt khả năng này ra cũng là một tham chiếu để chúng ta tìm hiểu lập trường, suy nghĩ của các nước ASEAN không yêu sách ở Biển Đông như Thái Lan.

Video đang HOT

Bình luận về chính sách đối ngoại của ông Rodrigo Duterte, Bangkok Post nhận xét:

"Đó là một sự chuyển đổi chính sách táo bạo và không ai lường trước được.

Khi làm như vậy, ông Rodrigo Duterte đã không chỉ quyết định thoát khỏi quan hệ đồng minh lâu dài với Hoa Kỳ, mà còn đưa ra những cách thức tầm thường để thực hiện nó.

Ông đã nhục mạ Tổng thống Mỹ Barack Obama, ông đã tuyên bố cuộc tập trận chung Mỹ - Philippines trong tuần này, Phibex 33 là tập trận cuối cùng.

Sẽ không phải là một ý tưởng tốt cho các nhà lãnh đạo ASEAN ngay lập tức làm việc với Rodrigo Duterte để thay đổi các quyết định đó.

Cho dù các cuộc tập trận chung là hữu ích, bởi sự hiện diện của Hoa Kỳ với các cuộc diễn tập cùng các nước trong khu vực, làm cho Biển Đông an toàn hơn.

Ông Rodrigo Duterte dường như bị kẹt giữa cái tôi của mình với trách nhiệm cá nhân trước đất nước Philippines, cũng như trách nhiệm với khu vực.

Việc giết hàng loạt nghi phạm ma túy không qua xét xử và đơn phương bỏ rơi chính sách lâu dài của ASEAN là hai mặt của một đồng xu.

Ông Rodrigo Duterte đang đẩy các bên tới bờ vực của sự đảo lộn kế hoạch mà chẳng phục vụ cho lợi ích của ai trong khu vực."

Còn xã luận trên tờ The New York Times ngày 5/10 cũng than phiền, hầu như không một ngày nào trôi qua mà Tổng thống Rodrigo Duterte không tìm ra cách thức mới để "đầu độc" mối quan hệ Philippines - Hoa Kỳ.

The New York Times viết: "Được đánh giá cao trong các cuộc thăm dò, ông Duterte, một nhà lãnh đạo với những phát ngôn thô tục và tính khí bốc đồng, đã được so sánh với Donald Trump.

Có vẻ ông đang quyết tâm cải tổ chính sách đối ngoại của Philippines, như những gì ông đã làm về đối nội. Khi làm điều này, ông có thể không chỉ làm suy yếu quan hệ Philippines với Hoa Kỳ.

Mà ở quy mô rộng hơn, điều đó còn có nguy cơ gây bất ổn ở châu Á vốn đã bị đe dọa bởi những nỗ lực ngày càng hung hăng của Bắc Kinh hòng độc chiếm Biển Đông.

Tuy nhiên cho đến nay, các phụ tá cao cấp của ông Duterte (Bộ trưởng Quốc phòng, Ngoại trưởng) vẫn đảm bảo với các quan chức Mỹ rằng, quan hệ hai nước không có gì thay đổi.

Và mặc dù ông Rodrigo Duterte nỗ lực tán tỉnh Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh vẫn ngăn chặn ngư dân Philippines vào đánh cá trong ngư trường truyền thống của họ ở Biển Đông (Scarborough).

Cho đến nay, chính quyền Obama đã nhanh chóng tái khẳng định cam kết duy trì liên minh với Philippines, trong khi đưa ra những nhận xét về nhân quyền với ông Duterte.

Tuy nhiên để quản lý mối quan hệ Mỹ - Philippines hiện tại lại không hề dễ dàng, bởi tính cách thất thường của ông Rodrigo Duterte.

Hy vọng rằng trong thời gian tới ông sẽ làm dịu những ý tưởng này của mình. Nhưng rất nhiều thiệt hại có thể xảy ra cho đất nước ông và mối quan hệ Mỹ - Philippines trong lúc chờ đợi (một sự đổi thay từ Duterte)."

Báo Philippines nêu đánh giá những tác động ảnh hưởng đến Việt Nam từ nhân tố chính sách đối ngoại của ông Duterte

Báo Philippines Daily Inquirer ngày 4/10 dẫn kết quả nghiên cứu của tổ chức Fitch Ratings cho biết, chính sách đối ngoại "độc lập" của chính quyền Duterte không nên bị xem thường hay đánh giá thấp.

Nó có thể làm suy yếu "đáng kể" ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong khu vực. Báo cáo của Fitch Ratings cho biết:

"Chính sách ngoại giao của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte rõ ràng rời bỏ Mỹ và ngả về Trung Quốc, có thể làm giảm đáng kế ảnh hưởng địa chính trị của Washington ở châu Á, vào đúng thời điểm căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc với các nước láng giềng.

Kết quả là, Mỹ và Nhật Bản sẽ ngày càng cố gắng thúc đẩy Việt Nam trở thành một đối tác an ninh khu vực ở Biển Đông.

Sự hiện diện của Philippines trong đội ngũ không chính thức do Mỹ dẫn đầu ở châu Á nhằm cân bằng sự trỗi dậy của Trung Quốc, đã không còn được đảm bảo.

Trung Quốc có nhiều khả năng sẽ tiếp tục củng cố yêu sách của họ ở Biển Đông thông qua việc xây dựng các đảo nhân tạo (phi pháp) có khả năng trở thành các tiền đồn quân sự, và có lẽ bằng cả cách tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không trong tương lai gần.

Bắc Kinh coi Philippines là mắt xích quan trọng trong cái gọi là "chuỗi đảo đầu tiên" chạy từ miền Nam Nhật Bản qua Đài Loan xuống Biển Đông mà Mỹ xây dựng trong Chiến tranh Lạnh để "vây" Liên Xô, Trung Quốc.

Vì vậy nếu Philippines rời khỏi liên minh với Mỹ sẽ là một đòn nặng giáng vào chiến lược "chuỗi đảo thứ nhất" của Washington.

Ngay cả khi Philippines trung lập hơn cũng phù hợp với lợi ích của Trung Quốc.

Rodrigo Duterte đã thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận kể từ tháng trước khi công khai nguyền rủa Mỹ và EU.

Và ông ngày càng nhấn mạnh sẽ theo đuổi một chính sách ngoại giao độc lập, thúc đẩy quan hệ ấm áp hơn với Trung Quốc, và có thể cả Nga nữa.

Rodrigo Duterte là một nhà lãnh đạo của chủ nghĩa dân túy đã lên như diều trong năm 2016.

Ông không phải thành viên xuất thân từ tầng lớp thượng lưu thân Mỹ trong chính trị truyền thống của Philippines.

Vì vậy những biến động của "nhân tố" Rodrigo Duterte có thể tạo ra những nguy cơ về chính trị.

Thứ nhất, giọng điệu chống Mỹ của ông có thể đẩy Philippines xa Mỹ, hoặc gia tăng nghi ngờ của Washington về độ tin cậy của đồng minh này, bất chấp ai sẽ là Tổng thống tiếp theo của nước Mỹ.

Do đó Washington sẽ phải tìm kiếm một đồng minh khác trong khu vực, và ứng viên khả dĩ nhất có thể là Việt Nam.

Tuy nhiên Việt Nam trong nhiều thập kỷ đã theo đuổi một chính sách đối ngoại độc lập với các cường quốc, hơn cả những gì Philippines đang làm.

Vì vậy không chắc Việt Nam sẽ ký một hiệp ước liên minh chính thức với Mỹ.

Nếu Rodrigo Duterte "khéo léo" cân bằng quan hệ giữa Philippines với Mỹ và Trung Quốc, ông có thể ngày càng bị cả 2 siêu cường này lôi kéo, thông qua các lời hứa tăng cường hợp tác kinh tế, quốc phòng, tăng cường ý thức độc lập của Manila.

Duterte không chống Nhật Bản, nhưng lập trường ngả về Trung Quốc một cách lộ liễu của ông có thể làm tăng những nghi vấn trong (giới hoạch định) chính sách ngoại giao Tokyo.

Ông Rodrigo Duterte thăm Trung Quốc vào ngày 19-20/10, trước khi sang thăm Nhật Bản từ 25 đến 27/10. Hai chuyến thăm này sẽ cung cấp thông tin rõ ràng hơn về lập trường của Manila với Bắc Kinh và Tokyo.

Đối với Nga, một quốc gia khác mà ông Rodrigo Duterte tuyên bố muốn có quan hệ gần gũi hơn, Moscow chỉ có tác dụng rất hạn chế trong khu vực Đông Nam Á.

Duterte có thể tính đến quan hệ với Nga như một con đường để truyền thông điệp đến Hoa Kỳ rằng, ông sẵn sàng chơi với các nước chống Mỹ như một phần của chiến lược đối ngoại tái cân bằng.

Ngoài ra, Duterte có thể tính đến Nga như một hàng rào cân bằng với chính Trung Quốc, vì nguy cơ bất hòa giữa Trung Quốc với Philippines sau này không phải không còn."

Cựu Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nhận định, chiến lược đối ngoại của chính quyền Duterte là "không may" cho Philippines. Ông khuyến cáo:

"Họ nên xem lại những gì họ gọi là một chính sách đối ngoại "độc lập". Nó không phải một trò chơi có tổng bằng không.

Bạn có thể theo đuổi tình hữu nghị với một quốc gia khác mà không cần phải hy sinh mối quan hệ hữu nghị trong nhiều năm, với những nước đã giúp đỡ chúng ta."

Người viết cho rằng, đánh giá của Fitch Rating trong bản báo cáo được Philippines Daily Inquirer trích dẫn là rất đáng lưu tâm, tham khảo.

Điều này cho thấy chiến lược đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa đa dạng hóa quan hệ quốc tế, không dựa vào nước này để chống nước kia, xử lý các tranh chấp và khác biệt bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế của Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp.

Tuy nhiên, trước sự cạnh tranh gay gắt của các siêu cường ở Biển Đông và những tình huống cụ thể, cần chuẩn bị sẵn sàng những giải pháp phù hợp và hiệu quả.

Giải pháp ấy chỉ có được khi đặt lợi ích tối cao, hợp pháp của quốc gia dân tộc cùng nguyên tắc thượng tôn pháp luật lên trên hết.

Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể tránh được những tình huống mà dân gian vẫn nói, "trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết".

Chính luật pháp quốc tế đương đại kết hợp với thái độ thiện chí, khách quan, cầu thị, sẵn sàng đối thoại mới có thể giúp các nước như Việt Nam, Philippines và ngay cả Singapore, vượt qua được thách thức do hoạt động cạnh tranh địa chính trị của các siêu cường gây ra.

Theo Giáo Dục

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nghị sĩ Mỹ đề xuất chấm dứt quan hệ thương mại bình thường với Trung Quốc
13:55:44 15/11/2024
Châu Âu bị bủa vây bởi dịch bệnh sởi
17:19:54 15/11/2024
Ông Trump chọn người chống vaccine làm Bộ trưởng Y tế, cổ phiếu hãng vaccine rớt giá mạnh
13:18:15 15/11/2024
Vấn đề làm lu mờ chương trình tái thiết trị giá hàng tỷ USD của Ukraine
13:58:20 16/11/2024
Canada: Nhân viên bưu chính bắt đầu đình công trên toàn quốc
19:42:06 15/11/2024
Chân dung nhân vật gây tranh cãi được ông Trump đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp
10:00:10 15/11/2024
Tương lai các hãng xe điện sẽ ra sao sau quyết đinh bỏ trợ cấp của ông Trump?
15:52:13 15/11/2024
Hy Lạp đàm phán với Israel phát triển hệ thống phòng không tương tự 'Vòm Sắt'
16:24:09 15/11/2024

Tin đang nóng

Tin không vui cho Kỳ Duyên trước thềm Chung kết Miss Universe 2024
23:46:08 16/11/2024
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: "Em gái quốc dân" lộ mặt sưng phù gây sốc, Triệu Lệ Dĩnh "chặt đẹp" dàn mỹ nhân trong bài test cam thường
22:06:03 16/11/2024
1 Hoa hậu lên tiếng về nghi vấn livestream nói xấu Kỳ Duyên
23:51:06 16/11/2024
Phi Thanh Vân thân mật bên bạn trai hơn 10 tuổi, NSƯT Đức Hải sống kín tiếng
23:48:37 16/11/2024
Đàm Vĩnh Hưng nộp đơn kiện đòi bồi thường vụ tai nạn tại Mỹ
23:27:56 16/11/2024
Em gái Cẩm Ly lên tiếng thông tin ly hôn chồng tỷ phú đô la
23:42:24 16/11/2024
Chung kết Miss Universe 2024: Kỳ Duyên thế nào sau khi bị "chê tơi tả"?
23:37:32 16/11/2024
Triệu Lộ Tư trở thành trò cười
21:17:17 16/11/2024

Tin mới nhất

Nhận lời đe dọa khi nhắn tin với AI

07:11:44 17/11/2024
Một cử nhân sau đại học tại Mỹ đã nhận tin nhắn đe dọa khi trò chuyện với chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) Gemini của Công ty Google.

Tòa án Mỹ chấp thuận hoãn truy tố ông Trump vụ tài liệu mật

07:05:01 17/11/2024
Tòa phúc thẩm tại Mỹ ngày 14.11 đã chấp thuận yêu cầu của công tố viên đặc biệt Jack Smith về việc hoãn vụ án ông Donald Trump xử lý sai tài liệu mật sau khi rời Nhà Trắng.

Ông Tập Cận Bình dự khánh thành cảng nước sâu do Trung Quốc đầu tư tại Peru

06:57:52 17/11/2024
Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cùng Tổng thống Peru Dina Boluarte ngày 14.11 tham dự trực tuyến lễ khánh thành cảng nước sâu Chancay.

Phát hiện bất ngờ từ vụ đòi tiền bảo hiểm xe Rolls-Royce

06:51:22 17/11/2024
Giới chức tiểu bang California (Mỹ) vừa bắt giữ nhóm nghi phạm hóa trang thành gấu tấn công ô tô nhằm đòi tiền bảo hiểm.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chỉ thị sản xuất hàng loạt UAV cảm tử

06:48:08 17/11/2024
Nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un đã thị sát một màn thử nghiệm máy bay không người lái (UAV) tấn công tự sát và yêu cầu sản xuất hàng loạt loại UAV cảm tử này ngay.

Thả lưới bắt cá, ngư dân vô tình 'tóm' được tàu ngầm hạt nhân Mỹ

06:39:40 17/11/2024
Theo trang Business Insider ngày 15.11, nhân vật được nêu trên là ông Harald Engen, người đang giao cá đến ngôi làng Malangen ở phía tây Na Uy thì nhận được tin báo về mẻ lưới đặc biệt.

Tương lai ngành AI của Mỹ dưới thời ông Trump

06:36:02 17/11/2024
Dù đề cập hạn chế về vấn đề trí tuệ nhân tạo (AI) khi tranh cử, nhưng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhiều khả năng sẽ thay đổi đáng kể chính sách đối với lĩnh vực này.

Chảo lửa Trung Đông thêm sục sôi

06:32:47 17/11/2024
Lực lượng Hezbollah trong một ngày được cho là đã gây tổn thất lớn cho quân đội Israel với các đợt giao tranh và phóng tên lửa.

Boeing sắp ban hành thông báo sa thải 10% nhân sự

06:25:00 17/11/2024
Tập đoàn máy bay Boeing (Mỹ) ngày 13.11 cho biết họ sẽ ban hành thông báo sa thải 10% nhân sự - tương đương 17.000 lao động trong tuần này.

EU ra án phạt gần 800 triệu euro với Meta

06:21:15 17/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 14.11 đã phạt Công ty Meta (trụ sở tại Mỹ) gần 800 triệu euro với cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền.

Máy bay của hãng hàng không Mỹ trúng đạn

06:17:46 17/11/2024
Người phát ngôn Southwest cho biết chuyến bay 2494 của Southwest Airlines chuẩn bị cất cánh bay tới sân bay quốc tế Indianapolis (bang Indiana) thì bị một viên đạn bắn trúng vào bên phải thân máy bay, ngay dưới buồng lái.

Philippines cảnh báo 'thảm họa' khi siêu bão Man-yi tiếp tục mạnh lên

06:00:13 17/11/2024
Đến thời điểm này, hơn 650.000 người đã được sơ tán khỏi khu vực có nguy cơ cao xảy ra lở đất, lũ lụt và sóng thần. Thứ trưởng Nội vụ Marlo Iringan cũng yêu cầu người dân nên sớm chủ động triển khai các hoạt động sơ tán trước khi bão...

Có thể bạn quan tâm

Sự khác biệt và chỗ đứng của Wxrdie trong làng Hip-hop Việt

Nhạc việt

07:25:08 17/11/2024
Wxrdie khẳng định khả năng làm nhạc của bản thân khi cho ra mắt album đầu tay dài đến 24 tracks - đúng với số tuổi của anh chàng.

Tôi và chồng ly hôn được 2 năm nhưng vẫn hay đưa cháu về chơi với ông bà nội

Góc tâm tình

07:24:22 17/11/2024
Khi đã đường ai nấy đi, dù không muốn liên lạc nhiều với chồng cũ nhưng mẹ chồng cũ vẫn đối xử rất tốt với tôi, vì thế thỉnh thoảng tôi vẫn đưa con tới thăm ông bà nội.

Kỳ Duyên được gọi tên Á hậu 1 trước giờ G chung kết Miss Universe

Sao việt

07:21:30 17/11/2024
Kết quả giả định của Kỳ Duyên vừa khiến fan sắc đẹp vừa mừng vừa lo. Bởi lẽ với những người hâm mộ nhan sắc thì kết quả giả định thường trái ngược với thực tế.

Netizen rần rần danh tính sao nữ bị tình cũ vạch trần nói dối và "cắm sừng" bạn trai

Sao châu á

07:18:41 17/11/2024
Trong chương trình Cultwo Show số mới nhất, nam ca sĩ Bbaekga (nhóm Koyote) đã bóc phốt bạn gái cũ. Được biết bạn gái cũ của nam ca sĩ là người nổi tiếng hoạt động trong showbiz, hiện vẫn chưa giải nghệ.

Có 1 loại rau giàu canxi hơn sữa, giá rẻ không lo phun hóa chất

Sức khỏe

07:15:30 17/11/2024
Dân gian thì thường dùng rau càng cua để chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau. Hàm lượng sắt trong rau càng cua giúp bồi bổ khí huyết, phòng thiếu máu thiếu sắt, răn rau càng cua nấu chín giúp bổ máu.

Nữ ca sĩ bị quay lưng, mất hết quan hệ vì làm mẹ đơn thân, đi hát với cát xê 20 nghìn là ai?

Tv show

07:13:39 17/11/2024
Mới đây, chương trình Người kể chuyện tình đã lên sóng, với khách mời là ca sĩ Hiền Anh. Tại đây, nữ ca sĩ chia sẻ về sự nghiệp gian truân của mình.

Nguy cơ nào khi dùng sản phẩm chăm sóc da hết hạn?

Làm đẹp

07:01:22 17/11/2024
Có thể dùng tủ lạnh mini đựng mỹ phẩm ở ngăn mát đối với các sản phẩm tự nhiên không chứa chất bảo quản, làm chậm quá trình phân hủy một số thành phần dễ bị oxy hóa (như vitamin C).

Loài người bí ẩn đã tuyệt chủng từng 'cấy' gien cho người hiện đại

Lạ vui

07:01:08 17/11/2024
Báo cáo mới cho thấy không những tổ tiên loài người từng quan hệ với người Neanderthal mà còn giao lưu với người Denisova, dẫn đến gien của người Denisova xuất hiện trong bộ gien của người hiện đại.

10 cách phối áo thun dài tay và quần jeans trẻ trung

Thời trang

06:47:22 17/11/2024
Áo thun trắng cổ tim ghi điểm ở nét nữ tính, dịu dàng. Chị em nên kết hợp item này với quần jeans ống suông để vẻ ngoài thêm năng động, phóng khoáng. Đôi giày sneaker trắng là mảnh ghép hoàn hảo của bộ trang phục trẻ trung.

Cặp đôi ngôn tình gây sốt MXH vì ngọt từ phim đến đời, chemistry bùng nổ khiến khán giả mong yêu thật

Phim châu á

06:08:27 17/11/2024
Dù lần đầu tiên song kiếm hợp bích cùng nhau, nhưng Woo Do Hwan lẫn Lee Yoo Mi khiến khán giả mê mẩn bởi những phân cảnh tung hứng duyên dáng và phản ứng hoá học ngọt ngào, bùng nổ.

'Chiến tranh giữa các vì sao' bị hủy lịch chiếu năm 2026

Hậu trường phim

06:04:46 17/11/2024
Ông lớn Disney vừa thông báo hủy lịch chiếu của phần phim mới nhất thuộc thương hiệu Chiến tranh giữa các vì sao (Star Wars) trong năm 2026.