Duterte nêu vụ kiện Biển Đông ra Liên Hợp Quốc
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nhắc lại chiến thắng của Manila trước Bắc Kinh liên quan vụ kiện Biển Đông trong bài phát biểu tại Liên Hợp Quốc.
Phát biểu qua video trực tuyến tại kỳ họp thứ 75 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (UNGA 75) hôm nay, Tổng thống Philippines Duterte đề cập tới phán quyết của Tòa Trọng tài năm 2016, bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông. Đây là lần đầu tiên ông Duterte phát biểu trước Liên Hợp Quốc.
“Phán quyết hiện là một phần của luật pháp quốc tế, vượt ra ngoài sự thỏa hiệp và ngoài tầm với của các chính phủ muốn buông lỏng hoặc không thừa nhận”, ông Duterte nói trong bài phát biểu được ghi hình trước ở Manila, được phát tại UNGA 75. “Chúng tôi kiên quyết phản đối những nỗ lực chống lại phán quyết này”, Tổng thống Philippines khẳng định.
Tổng thống Philippines Duterte phát biểu tại kỳ họp thứ 75 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, ngày 23/9. Ảnh: AP.
Ông Duterte cũng cảm ơn các quốc gia đã ủng hộ chiến thắng của Philippines trong vụ kiện của Philippines đối với yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc năm 2016, gọi đây là “chiến thắng của lý trí trước sự hấp tấp, luật pháp trước sự rối loạn và sự thân thiện trước tham vọng”.
Video đang HOT
Tòa Trọng tài Thường trực (PCA), The Hague, Hà Lan, ngày 12/7/2016 tuyên bố Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong “đường lưỡi bò”. PCA cho rằng tuyên bố của Trung Quốc đi ngược lại với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), đồng thời không có thực thể nào ở quần đảo Trường Sa có thể mang lại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) cho nước này.
Theo Tòa Trọng tài, Trung Quốc đã gây ra những thiệt hại không thể khắc phục đối với hệ san hô ở quần đảo Trường Sa. Tòa khẳng định các tàu hành pháp Trung Quốc tạo ra nguy cơ xảy ra va chạm cao khi tiếp cận tàu Philippines.
Phán quyết còn cho rằng Trung Quốc đã cản trở các quyền của ngư dân Philippines tại bãi cạn Scarborough bằng cách ngăn họ tiếp cận khu vực này. Ngoài ra, việc Trung Quốc cải tạo đất, xây dựng các đảo nhân tạo là không phù hợp với nghĩa vụ của một quốc gia trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Bắc Kinh liên tục bác bỏ phán quyết của PCA. Trung Quốc đã bồi đắp phi pháp 7 đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, biến chúng thành đảo nhân tạo và quân sự hóa thành tiền đồn trên biển.
Trung Quốc gần đây còn thực hiện một loạt hoạt động gây hấn ở Biển Đông trong bối cảnh các nước tập trung đối phó với Covid-19. Bắc Kinh điều tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sau đó bám sát tàu khoan của Malaysia. Tàu Trung Quốc cũng đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam. Bắc Kinh còn đơn phương tuyên bố thành lập các đơn vị hành chính ở Biển Đông, đặt tên cho các thực thể và cấm đánh bắt cá.
Phát biểu tại họp báo thường kỳ chiều 17/9 ở Hà Nội, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Năm khẳng định “Việt Nam nhất quán lập trường coi Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Lập trường nhất quán và xuyên suốt đó đã được bày tỏ nhiều lần, dưới nhiều hình thức khác nhau, kể cả ở Liên Hợp Quốc, được nhiều quốc gia tôn trọng, ủng hộ”.
Duterte gây tranh cãi vì ân xá lính Mỹ giết người
Tổng thống Philippines gây tranh cãi khi ân xá cho quân nhân Mỹ bị kết án 10 năm tù vì giết một phụ nữ chuyển giới gần 5 năm trước.
Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin hôm 7/9 thông báo trên Twitter rằng hạ sĩ Joseph Scott Pemberton, 25 tuổi, hiện có thể đi lại tự do sau khi được Tổng thống Rodrigo Duterte ân xá hoàn toàn. Harry Roque, phát ngôn viên của Duterte, sau đó cũng xác nhận Tổng thống "đã xóa án tù mà lẽ ra Pemberton phải chấp hành".
"Anh ta có thể về nhà vì đã được ân xá", Roque, người từng là luật sư cho gia đình nạn nhân, cho biết, song nhấn mạnh Tổng thống không lật lại bản án của Pemberton. "Anh ta vẫn là kẻ giết người".
Pemberton bị kết tội giết Jennifer Laude, khi đó 26 tuổi, trong cơn say rượu tại một nhà nghỉ ở thành phố Olongapo, gần căn cứ hải quân cũ của Mỹ ở Vịnh Subic, phía bắc thủ đô Manila.
Hạ sĩ Joseph Scott Pemberton (giữa) bị cảnh sát áp giải ở trại Aguinaldo, thành phố Quezon, Philippines tháng 12/2015. Ảnh: AFP.
Hồ sơ tòa án cho thấy sau khi tham gia tập trận chung ngoài khơi Subic ngày 12/10/2014, Pemberton gặp Laude, người ăn mặc như nữ sinh trong một quán bar ở khu đèn đỏ của Olongapo rồi cùng đến nhà nghỉ gần đó.
Trong lúc quan hệ, Pemberton trở nên hung dữ khi nhận ra Laude, tên khai sinh là "Jeffrey Laude", có bộ phận sinh dục nam.
Pemberton khai nhận đã dùng tay khóa đầu Laude, khiến cô bất tỉnh, sau đó kéo cô vào nhà vệ sinh để làm cô tỉnh lại. Luật sư của Pemberton lập luận Laude vẫn còn thở khi anh ta bỏ đi. Dựa trên ADN được tìm thấy trên cổ nạn nhân, luật sư cho rằng một người khác đã giết Laude để lấy tiền. Tuy nhiên, thẩm phán xác định luật sư không chứng minh được giả thuyết này và tuyên án Pemberton 10 năm tù vào năm 2015.
Thẩm phán này hôm 1/9 ra lệnh phóng thích sớm Pemberton, nói rằng có thể xóa bản án 10 năm vì anh ta có "hành vi tốt" khi bị giam.
Quyết định này khiến luật sư đại diện gia đình nạn nhân đặt câu hỏi. Họ lập luận rằng không có bằng chứng cho thấy Pemberton, người bị giam với các đặc quyền trong nhà tù đặc biệt tại trại quân sự ở Manila, được giảm án.
Quyết định của Duterte khiến ngay cả những người chỉ trích ông cũng phải ngạc nhiên trong bối cảnh gần đây ông theo đuổi quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc.
"Cơ sở nào cho việc ân xá hoàn toàn Pemberton? Tại sao Tổng thống lại vội vàng ân xá kẻ giết người phụ nữ chuyển giới Philippines Jennifer Laude? Ân xá hoàn toàn là sự phản bội lợi ích quốc gia và là bất công lớn đối với gia đình Laude", Renato Reyes, phát ngôn viên nhóm dân tộc chủ nghĩa Liên minh Nhân dân Mới, nói.
Phát ngôn viên Roque khẳng định Duterte "không bao giờ chống Mỹ". "Tổng thống chỉ luôn ủng hộ chính sách đối ngoại độc lập", ông cho hay.
Tổng thống Venezuela sẽ tiên phong tiêm vaccine Nga Tổng thống Nicolas Maduro cho biết ông sẽ là người đầu tiên ở Venezuela tiêm vaccine Sputnik V của Nga để "làm gương" trong cuộc chiến chống Covid-19. "Tôi rất vui khi Nga sẽ là quốc gia đầu tiên trên thế giới tiêm vaccine cho người dân. Sẽ tới lúc tất cả người dân Venezuela chúng ta đều tiêm vaccine và tôi sẽ...