Duterte muốn dùng tàu chiến đòi chủ quyền Biển Đông
Tổng thống Philippines Duterte cho biết sẵn sàng đưa tàu quân sự ra Biển Đông để củng cố yêu sách chủ quyền về tài nguyên dầu mỏ và khoáng sản.
“Tôi bây giờ không quá quan tâm tới đánh bắt cá. Tôi nghĩ ở đó không có đủ cá để tranh chấp. Tuy nhiên, khi bắt đầu khai thác bất cứ thứ gì dưới lòng Biển Đông, như dầu mỏ, tôi sẽ điều tàu chiến đến đó để thực thi tuyên bố chủ quyền”, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nói trong cuộc họp báo tối 19/4.
“Nếu Trung Quốc bắt đầu khai thác dầu ở đó, tôi sẽ hỏi họ Đây có phải một phần trong thỏa thuận của chúng ta không? Nếu không phải, tôi cũng sẽ khoan ở đó”, Duterte cho biết thêm, song vẫn nhắc lại mong muốn tiếp tục làm bạn với Bắc Kinh.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte trong một cuộc họp ở tỉnh Davao hồi tháng 9/2020. Ảnh: AP.
Tổng thống Philippines từng nhiều lần nói nước này không thể ngăn cản được các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông và việc thách thức các hoạt động của Bắc Kinh có thể dẫn tới cuộc chiến mà Manila sẽ thua. Duterte khẳng định không có cách nào để Philippines thực thi phán quyết Biển Đông của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) năm 2016 mà không xảy ra “đổ máu”.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila hiện chưa bình luận về phát ngôn của Tổng thống Duterte.
Philippines nhiều lần gửi công hàm phản đối loạt hành động của Trung Quốc trên Biển Đông, mới nhất là vụ hơn 200 tàu Trung Quốc từ ngày 7/3 neo đậu thành từng nhóm lớn tại bãi Ba Đầu trong lãnh hải đảo Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nơi Philippines cũng tuyên bố chủ quyền. Các tàu này hiện diện tại đây trong nhiều ngày mà không đánh bắt dù thời tiết thuận lợi, sau đó tỏa đi các khu vực khác trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Philippines khẳng định những tàu này do “dân quân biển Trung Quốc” điều khiển, song Trung Quốc phủ nhận và cho rằng đây chỉ là “tàu cá” đang neo đậu tránh thời tiết xấu. Nhiều nước đã lên tiếng bày tỏ lo ngại tình hình căng thẳng mới ở khu vực và phản đối động thái mang tính đe dọa của đội tàu Trung Quốc.
Việt Nam khẳng định hoạt động của các tàu Trung Quốc tại bãi Ba Đầu đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam.
Ba tuần hiện diện của hơn 200 tàu cá Trung Quốc trên Biển Đông. Đồ họa: Tạ Lư .
Tiêm kích Mỹ lộ điểm yếu trên Biển Đông
Để điều một tiêm kích F-16 từ Nhật tới Biển Đông, Mỹ cần triển khai ít nhất một máy bay tiếp liệu KC-135, làm tăng nguy cơ lộ vị trí.
4 tiêm kích F-16 của Mỹ đầu tuần trước mang theo đầy đủ vũ khí cất cánh từ căn cứ không quân Misawa, miền bắc Nhật Bản, vượt hàng nghìn km tới hội quân với nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt ở khu vực Biển Đông phía nam đảo Đài Loan.
Đợt xuất kích ấn tượng này nằm trong loạt phản ứng của Mỹ trước các động thái gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông, trong đó có việc triển khai hàng trăm tàu vỏ sắt neo đậu trái phép tại bãi Ba Đầu trong khu vực lãnh hải đảo Sinh Tồn Đông, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Philippines, một đồng minh của Mỹ, cũng tuyên bố chủ quyền với bãi Ba Đầu.
Mỹ và Philippines điều tàu cùng máy bay ra Biển Đông nhằm phát tín hiệu cảnh báo với đội tàu Trung Quốc, thậm chí Bộ Ngoại giao Mỹ còn tuyên bố không loại trừ phương án "sử dụng vũ lực" nếu lực lượng vũ trang hay tàu công vụ của Philippines bị tấn công trên Biển Đông. Trung Quốc sau đó dường như chấp nhận nhượng bộ, đội tàu của nước này tỏa ra các khu vực khác trong quần đảo Trường Sa rồi dần dần rút về.
Biên đội 4 tiêm kích F-16 của không quân Mỹ hội quân với nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt tại Biển Đông ngày 12/4. Ảnh: US Navy .
Đợt triển khai của 4 tiêm kích F-16 Mỹ tới Biển Đông nhằm bác bỏ hoài nghi về năng lực không quân của nước này ở tây Thái Bình Dương, bởi mỗi chiếc F-16 mang theo tới 6 tên lửa không đối không.
Tuy nhiên, không quân Mỹ dường như cũng để lộ điểm yếu của lực lượng tác chiến trên không này, khi triển khai chúng từ căn cứ Misawa vốn nằm quá xa so với đảo Đài Loan và Biển Đông, theo chuyên gia quân sự David Axe.
Để có thể vượt gần 2.900 km từ căn cứ Misawa tới Biển Đông để hội quân với nhóm tác chiến tàu sân bay Theodore Roosevelt, 4 tiêm kích F-16 cần 4 chiếc KC-135 hỗ trợ, do mỗi máy bay tiếp liệu này chỉ có thể phục vụ một tiêm kích. Mỗi chiến đấu cơ F-16 mang theo đầy đủ vũ khí chỉ có thể bay được tối đa hơn 640 km.
Việc sử dụng lượng lớn máy bay tiếp liệu cho một phi vụ như vậy có thể làm lộ vị trí của nhóm tiêm kích, do mỗi chiếc KC-135 đều mang theo bộ thu phát sóng vô tuyến và dữ liệu vị trí của chúng được công khai trên Internet.
Ngoài hai phi đội F-15 thuộc không đoàn 18 đóng quân tại căn cứ Kadena, hai phi đội F-16 thuộc không đoàn tiêm kích 35 ở Misawa là những đơn vị không quân Mỹ đóng gần đảo Đài Loan và Biển Đông.
Nếu mỗi tiêm kích F-16 đóng ở Nhật Bản cần tham chiến quanh đảo Đài Loan, không quân Mỹ sẽ cần lượng máy bay tiếp liệu KC-135 tương ứng để tiếp dầu trên không, giúp chúng tăng tầm hoạt động.
Một tuần tàu sân bay Mỹ - Trung dằn mặt nhau trên Biển Đông. Đồ họa: Việt Chung .
Không quân Trung Quốc có thể nhanh chóng điều hàng trăm tiêm kích hiện đại tham gia chiến dịch tấn công đảo Đài Loan. Nếu không quân Mỹ triển khai lượng tiêm kích tương đương đến căn cứ Kadena và Misawa, họ sẽ phải dùng toàn bộ máy bay tiếp liệu với nguy cơ không thể bảo dưỡng tốt chúng hoặc tốn nhiều thời gian huấn luyện phi hành đoàn.
Mỹ sở hữu nhiều tiêm kích hiện đại hơn, song quân đội Trung Quốc lại có lợi thế về mặt địa lý. Trung Quốc thiết lập hàng loạt căn cứ quân sự gần đảo Đài Loan, một số cách hòn đảo chỉ hơn 100 km. Trong khi đó, Mỹ duy trì số ít căn cứ gần đảo Đài Loan và không nằm trong phạm vi dưới 800 km so với vị trí quân đội Trung Quốc có thể đổ bộ ở phía nam hòn đảo.
Khoảng cách xa là một trong các lý do quan chức không quân Mỹ nhận định tiêm kích tàng hình F-35 của họ sẽ không đóng vai trò chính trong chiến dịch hỗ trợ lực lượng phòng vệ Đài Loan nếu nổ ra xung đột trên hòn đảo.
Các nhóm tác chiến tàu sân bay như Theodore Roosevelt và nhóm tác chiến độ bổ như USS Makin Island, với tiêm kích F-35 của không quân hải quân và thủy quân lục chiến, sẽ khắc phục hạn chế về khoảng cách địa lý.
"Các tàu sân bay có thể tiến thẳng vào Biển Đông và tung tiêm kích tiến hành các đợt xuất kích. Những tàu sân bay này dễ bị tấn công bởi tên lửa, oanh tạc cơ và tàu ngầm Trung Quốc, song ít nhất chúng vẫn tham chiến", chuyên gia quân sự Axe của Forbes nhận định.
Quân đội Philippines nói 'để ngỏ' mọi khả năng ở Biển Đông Bộ Quốc phòng Philippines cho biết "tất cả lựa chọn đều để ngỏ", gồm hợp tác với Mỹ, khi căng thẳng gia tăng với Trung Quốc ở Biển Đông. "Trước diễn tiến tình hình ở Biển Đông, chúng tôi luôn để ngỏ mọi lựa chọn để ứng phó, gồm tận dụng quan hệ đối tác với các quốc gia khác, như Mỹ", phát...