Duterte dọa ‘tống cổ’ công ty vaccine đòi thanh toán trước
Duterte chỉ trích các công ty phương Tây yêu cầu đặt cọc để mua vaccine Covid-19, dọa sẽ “tống cổ” đại diện của họ khỏi Philippines.
“Một điều tồi tệ ở các nước phương Tây là họ hoàn toàn chỉ biết đến lợi nhuận và lợi nhuận”, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte phát biểu trên truyền hình tối 14/9, đề cập đến những công ty yêu cầu thanh toán trước cho các loại vaccine Covid-19 vẫn chưa phát triển thành công.
“Nếu vẫn chưa có vaccine nhưng các anh muốn chúng tôi đặt cọc tiền trước thì các anh thật điên rồ”, Duterte nói, giải thích rằng đây là lý do ông ưu tiên vaccine của Nga và Trung Quốc bởi “sản phẩm của họ có chất lượng không thua kém bất cứ ai”.
Tuy nhiên, Duterte không nói rõ công ty dược phẩm nào yêu cầu Philippines đặt cọc hay thanh toán trước để mua vaccine Covid-19. Chính phủ Philippines đã đàm phán với một số nhà cung cấp vaccine tiềm năng, gồm Nga, Trung Quốc, nhà sản xuất dược phẩm Pfizer và Moderna của Mỹ. Họ cũng đã lên kế hoạch tổ chức các cuộc đàm phán với tập đoàn công nghệ sinh học khổng lồ CSL của Australia.
Video đang HOT
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte phát biểu trên truyền hình tối 14/9. Ảnh: Phủ tổng thống Philippines.
“Nếu các công ty hoặc đại diện của họ ở đây, thì họ sẽ phải về nước. Nếu không, tôi sẽ tống cổ các anh bất cứ khi nào bắt gặp. Nếu tôi tình cờ ăn tối bên ngoài và thấy các anh ở đâu đó trong khách sạn, tôi sẽ đuổi cổ các anh. Hãy trở về đất nước của các anh”, Tổng thống Philippines nói thêm.
Ông sau đó giải thích luật thương mại Philippines không cho phép chính phủ mua sản phẩm không tồn tại hoặc chưa được sản xuất. “Với điều luật đó, bạn phải luôn tính đến việc bị truy tố và đi tù. Tại sao bạn phải trả tiền cho một thứ chưa tồn tại?”, Duterte cho hay. “Họ muốn bạn rót tiền cho nghiên cứu của họ và hoàn thiện vaccine. Họ muốn ứng trước tiền mặt trước khi giao vaccine. Nếu đúng như vậy thì tất cả chúng ta sẽ chết”.
Philippines hiện là vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á với gần 266.000 ca nhiễm và hơn 4.600 ca tử vong. Tuy nhiên, Duterte bày tỏ sự lạc quan rằng quốc gia này sẽ “trở lại bình thường” vào tháng 12.
Philippines đang có kế hoạch tiến hành thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn 3 vaccine Sputnik-V của Nga từ tháng 10/2020 đến tháng 3/2021. Việc thử nghiệm trên người sẽ được chính phủ Nga tài trợ và diễn ra đồng thời ở Manila và Moskva.
Bên cạnh đó, Philippines còn tham gia Tổ chức Tiếp cận Toàn cầu Vaccine Covid-19 (COVAX), một liên minh nhằm đảm bảo tiếp cận nhanh chóng, công bằng và bình đẳng vaccine Covid-19 trên toàn thế giới. Philippines cũng tham gia Thử nghiệm Liên kết của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đối với các phương pháp điều trị Covid-19 khác nhau.
Philippines gác lại vấn đề Biển Đông, tiếp tục hợp tác với Trung Quốc
"Chúng tôi phải hoàn thành các dự án hàng đầu trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng và tôn trọng các hợp đồng đã ký với các công ty Trung Quốc".
Mới đây, Philippines đã từ chối theo Mỹ liệt vào danh sách đen những công ty Trung Quốc tham gia xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông, với lý do cần phải hoàn thành các dự án cơ sở hạ tầng.
Tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte. (Nguồn: Philstar).
Trong cuộc họp báo ở Manila ngày 1/9, Phát ngôn viên của Tổng thống Philippines, ông Harry Roque đã trích lời Tổng thống nước này theo đó khẳng định: "Philippines không phải quốc gia lệ thuộc vào bất kỳ thế lực nước ngoài nào và chúng tôi sẽ theo đuổi lợi ích quốc gia của Philippines. Chúng tôi phải hoàn thành các dự án hàng đầu trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng và tôn trọng các hợp đồng đã ký với các công ty Trung Quốc".
Ngoại trưởng Philippines, ông Teodo Locsin hôm qua (2/9) cũng lên tiếng đồng tình với quyết định của Tổng thống Philippines và cảnh báo Philippines có thể bị kiện nếu không tôn trọng các hợp đồng. Mặc dù một tuần trước đó, Ngoại trưởng Philippines đã yêu cầu chính phủ chấm dứt các thỏa thuận với 24 công ty Trung Quốc trong lĩnh vực quốc phòng bị Mỹ, đồng minh của Philippines liệt vào danh sách đen liên quan đến việc xây dựng các cơ sở quân sự trên các bãi cạn, đảo đá trong các vùng biển tranh chấp.
Một trong những công ty bị Mỹ đưa vào danh sách đen là Công ty TNHH Xây dựng Truyền thông Trung Quốc (CCCC), sẽ đảm nhận việc phát triển Sân bay Sangley ở Cavite, một cơ sở gần với các căn cứ không quân và hải quân quan trọng của Philippines. Dự án trị giá 120 tỷ Peso này nhằm giảm bớt tình trạng tắc nghẽn sân bay ở khu vực Manila. Bất chấp những lo ngại về sự tham gia của các công ty Trung Quốc vào các dự án quan trọng, cung điện Malacaang khẳng định lợi ích quốc gia đòi hỏi các dự án cơ sở hạ tầng hàng đầu phải được hoàn thành.
Theo người phát ngôn Harry Roque, Philippines sẽ gạt sang một bên những vấn đề về Biển Đông để tập trung thúc đẩy thương mại và đầu tư bởi tòa trọng tài đã ra phán quyết về quyền chủ quyền của Philippines đối với vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của nước này, do vậy, bất kì hành động xây dựng các đảo nhân tạo nào trên vùng biển Philippines đều không có sơ sở pháp lý./.
Philippines nói vẫn làm ăn với công ty Trung Quốc bị Mỹ trừng phạt Phát ngôn viên Tổng thống Philippines nói vẫn tiếp tục các dự án có sự tham gia của những công ty Trung Quốc bị Mỹ trừng phạt vì Biển Đông. "Tổng thống đã nói rất rõ ràng, ông ấy sẽ không tuân theo chỉ thị của người Mỹ bởi vì chúng ta là một quốc gia tự do, độc lập và chúng ta...