Dứt khoát một lần đi
Tôi từng phải chứng kiến nỗi đau của người chị ruột khi có chồng ngoại tình. Chị Hai tôi lấy chồng năm 24 tuổi, anh rể 25 tuổi. Hai người đều ở quê lên thành phố làm công nhân, gặp gỡ rồi lấy nhau. Khi đó, cuộc sống còn quá khó khăn nên mang thai con đầu lòng, chị tôi phải về quê sinh.
Thường cuối tuần, anh rể chạy từ TP.HCM về Long An thăm vợ con. Nhưng, thói quen đó chỉ kéo dài được hai tháng, sau đó thì số lần anh về thăm vợ ngày càng thưa dần. Từ cuối tuần chuyển sang cuối tháng, có khi cả hai tháng anh mới về một lần.
Linh cảm phụ nữ, chị nghi chồng đã có tình nhân. Con gái được sáu tháng, chị bồng con lên nhà trọ của chồng, chờ đến tận tám giờ tối mới đón xe ôm về nhà trọ. Chị gần như phát điên khi bắt tại trận cảnh chồng đang quấn quýt với tình nhân ngay trong căn phòng trọ trước đây chị và chồng đã ở. Chị gào thét, chửi bới cho cả xóm biết. Chị còn lấy chổi đánh tới tấp vào mặt chồng và cô tình nhân. Sợ chị buồn rồi làm chuyện dại dột, tôi phải lên đón chị và cháu về quê. Chị đau khổ vật vã suốt một tháng ròng. Mẹ tôi vừa phải chăm con cho chị, vừa an ủi chị hết lời.
Tĩnh tâm lại, chị quyết định sẽ làm đơn li hôn. Mẹ tôi khuyên nhủ “cáo đi ba năm quay đầu về núi”. Mẹ kể, ngày trẻ ba tôi cũng có thói trăng hoa. Sau chiến tranh, đất nước còn khó khăn nhưng ba lại giữ chức trưởng phòng của một công ty thương nghiệp nên oách lắm, gái theo ba nườm nượp. Thậm chí, ba dẫn cả tình nhân về nhà gặp mẹ. Mẹ tôi ngày ấy cũng như chị tôi bây giờ, khóc lóc, đau khổ, nhưng bà ngoại hết lời khuyên mẹ nên vì con cái mà tha thứ cho chồng. Mẹ tôi nói, người phụ nữ khi yêu nên “mở to hai mắt” nhưng khi lấy chồng thì phải “mắt nhắm mắt mở” mà sống. Người đàn ông nào cũng có “tật”, không “tật” này thì “tật” khác. Mẹ phân tích cả tá ưu điểm của anh rể để chị bỏ qua cái “tật” không chung thủy của anh. Chẳng biết có phải vì nghe mãi lời mẹ không mà sau đó, chị tôi cũng nguôi ngoai.
Thời gian đầu, anh rể cũng tỏ ra ăn năn. Anh về nhà một hai xin vợ tha thứ. Anh sẵn sàng nghỉ việc ở công ty, ở nhà làm rẫy để chị tin anh đã “dứt tình đoạn nghĩa” với cô kia. Anh bảo, vì thời gian chị sinh con, anh ở nhà trọ đơn chiếc một mình, cô ấy sang quyến rũ nên anh ngã lòng, chứ thật ra anh không có tình cảm với cô ấy. Anh bảo, nếu có chị bên cạnh, anh sẽ không dễ gì lầm đường lạc lối. Trước những lời ngon ngọt của chồng, chị cũng tha thứ. Thực ra, gã đàn ông nào “ăn vụng” mà không đổ tội do người tình dụ dỗ mình. Chẳng mấy ai đủ can đảm thừa nhận họ yếu lòng, họ không có bản lĩnh, để bản năng lấn lướt lí trí; hay nói thẳng là chẳng qua họ “ chán cơm thèm phở”, thích sự mới mẻ “một của lạ bằng tạ của quen”.
Chờ khi con gái được một tuổi, chị gửi ông bà ngoại, hai vợ chồng chị lên thành phố lấy trái cây về buôn bán. Việc buôn bán thuận lợi, tiền bạc rủng rỉnh, vợ chồng thuê thêm hai sạp trái cây ở chợ. Nhưng cũng từ lúc đó, chồng chị càng lộ rõ tật trăng hoa. Nhiều lần chồng đi thâu đêm suốt sáng, chị vặn hỏi thì anh bảo đi công việc. Không ít bạn hàng đã rỉ tai chị chuyện anh đang có tình nhân. Chị thuê người theo dõi, bắt tại trận anh và người tình trong khách sạn. Khác với lần đầu, anh trâng tráo: “Tôi có tình nhân thì sao chứ? Đàn ông năm thê bảy thiếp là chuyện bình thường. Cô không chấp nhận thì li dị đi”.
Chị tôi lại khóc lóc, đau khổ, kể lể với mẹ và các em. Chị bảo, số chị sao khổ sở, lấy phải ông chồng không ra gì. Nhưng sau đó một thời gian, chị lại nghe lời mẹ tha thứ cho chồng. Rồi nhiều lần sau đó, tôi lại nghe chị kể phong phanh, anh hay qua lại với mấy cô gái bán cà phê. Và lần nào nghe tin chồng có tình nhân… Chị cứ ghen tuông, đau khổ nhưng lại không dám mạnh dạn dứt bỏ chồng. Chị cứ để khối u ấy bám trên cơ thể mình, đau đớn hết năm này đến tháng nọ.
Video đang HOT
Chính sự nhu nhược của chị đã vô tình dung túng cho chồng thói mèo mả gà đồng. Và cũng chính việc nghe lời mẹ, học theo cách giữ chồng lạc hậu của mẹ mà chị phải chịu nhiều thiệt thòi, tủi cực suốt thời gian qua. Chịu đựng vì con, chị được gì ngoài cái hạnh phúc giả tạo? Rõ ràng một người chồng như vậy không đáng để chị tha thứ. Sau hơn 10 năm chung sống, chị từ một cô gái trẻ trung, hoạt bát đã trở thành một người phụ nữ nhàu nhĩ, gương mặt luôn ủ rũ, đôi mắt luôn âu sầu.
Chị vừa thông báo, tháng sau anh chị sẽ ra tòa. Chị đã ký sẵn đơn li hôn vì không thể chịu đựng nổi thói lăng nhăng của chồng. Tôi nghĩ, nếu cách đây 10 năm, lần đầu tiên bắt được quả tang chồng ngoại tình, chị dứt khoát một lần, có lẽ đời chị đã không phải đau khổ, uất hận như vậy.
Theo VNE
Việt Nam làm đường sáng tạo vô địch thế giới
Với những sáng tạo độc đáo như bẻ đường thẳng thành cong, lấy đất vá đường... các nhà làm đường ở Việt Nam xứng đáng được thế giới trầm trồ, thán phục.
Nhắc đến việc làm đường ở Việt Nam có lẽ không ít người sẽ phải nhanh chóng thở ngắn than dài vì các vấn đề về chất lượng, rất nhiều đoạn đường dù mới được đưa vào sử dụng nhưng sụt lún, xuống cấp nghiêm trọng.
Có điều, bên cạnh các vấn đề về chất lượng yếu kém, những chuyện "biết rồi khổ lắm nói mãi" ấy, ít người biết rằng các đơn vị làm đường ở Việt Nam cũng có những sáng tạo độc đáo vô cùng, có thể khiến thế giới ngỡ ngàng đấy nhé!
Bẻ đường thẳng thành cong
Với nhiều nước trên thế giới, nếu không phải những đoạn đường trên địa hình khó khăn hiểm trở, việc làm đường thẳng là lẽ đương nhiên bởi không những có thể tiết kiệm được vật liệu mà còn góp phần đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.
Tuy nhiên, vấn đề này ở Việt Nam dường như có một chút khác biệt nên mới có chuyện bẻ đường thẳng thành cong.
Đường Trường Chinh mở rộng bị nắn cong nhìn từ trên cao
Như trường hợp của dự án đường Trường Chinh mở rộng có chiều dài 2.200 m từ phố Vương Thừa Vũ đến ngã tư Vọng được khởi công vào tháng 10/2013 với tổng mức đầu tư 2.560 tỉ đồng.
Theo thực địa và bản vẽ, đường Trường Chinh mở rộng đang bị chia làm 3 khúc có hình thù của một chiếc "ghi đông xe đạp". Tại điểm đầu, đường được mở rộng hướng về phía bắc, ăn sâu vào nhà các hộ dân hàng chục mét nhưng khi qua ngã tư Tôn Thất Tùng, đường bỗng ngoặt về phía nam ăn vào đất thuộc Quân chủng PKKQ. Đến ngõ 150 thì đường Trường Chinh lại bẻ cong trở lại hướng bắc. Từ đầu ngõ này, các mốc giới thể hiện, từ lề đường cũ sẽ mở rộng vào 5 m nhưng qua vài nhà đã ăn sâu vào 15 m và tiếp tục là 20 m...
Ở thời điểm hiện tại dư luận đang đặt ra nghi án đoạn đường dài hơn 2km này có hình thù lạ lùng như vậy là bởi muốn né nhà quan chức. Lý do của sự nghi ngờ này là bởi có một sự trùng hợp lạ lùng là ở cái đoạn đường bị bẻ cong đột ngột lại có nhà của khá nhiều cựu tướng lĩnh, sỹ quan quân đội. Tuy nhiên tất cả cũng chỉ là giả thiết, nghi vấn bởi cơ quan chức năng có thừa nhận đâu.
Vậy nên người ta lại đưa ra một giả thiết khác cũng hợp lý không kém (mà lại chẳng đụng chạm đến ai) đó là việc bẻ cong này thể hiện sự sáng tạo và độc đáo trong việc làm đường ở Việt Nam. Quý vị thử nghĩ mà xem làm đường cong mới khó chứ đường thẳng thì nước nào chẳng làm được.
Và chỉ cần có thế, việc làm đường của nước ta đã ghi được dấu ấn và khẳng định được sự khác biệt với thế giới rồi.
Lấy đất vá đường
Tuy nhiên, sự sáng tạo vượt bậc trong làm đường ở ta không chỉ dừng lại ở khâu thiết kế, mà còn rất sáng láng ở khâu sữa chữa.
Là người Việt Nam, có lẽ không ai không biết đến chuyện vá đường bởi đường cũ, đường xấu, chưa có kinh phí làm lại thì tất nhiên phải vá. Người ta có thể sử dụng nhiều loại vật liệu như nhựa đường, đá, sỏi... để lấp kín các ổ gà, ổ voi, góp phần hạn chế tai nạn giao thông dễ xảy ra do đường xấu. Nhưng loại vật liệu độc đáo nhất để vá đường ở nước ta phải kể đến đó chính là ... đất.
Vật liệu này đã được sử dụng trên đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên (QL14) - một trong những con đường huyết mạch của nước ta. Chẳng là trên đoạn qua phường Yên Thế (TP Pleiku) những ổ voi được chủ thi công cho thợ vá bằng đá và nhựa chằng chịt, nhưng chẳng hiểu sao những miếng "vá" mới hoàn thành chỉ vài ngày sau lại hư lại! Sau khi giải pháp vá bằng nhựa không thành công, để lấp những ổ gà này, một số thợ tham gia thi công đường đã đào đất ven đường để vá.
Có thể thấy, vá đường bằng đất là một giải pháp độc đáo và vô cùng sáng tạo ở Việt Nam bởi tính cơ động, hiệu quả và tiết kiệm. Không chỉ có thể lấp hết các ổ voi, ổ gà trên đường một cách nhanh chóng bởi sử dụng sẵn đất ven đường mà vật liệu này còn có giá thành rất rẻ, thậm chí là miễn phí vì vậy mà rất phù hợp với thực trạng thiếu vốn ở nước ta hiện nay.
Giá thành gấp 3 lần Mỹ
Mặc dù tiết kiệm vật liệu là thế nhưng giá thành làm đường ở ta lại khiến ai ai cũng phải sửng sốt. Như trường hợp một phần đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đoạn đi qua thành phố Đà Nẵng dài 8 km có tổng mức đầu tư 2.133 tỷ đồng. Đoạn đường này sẽ được khởi công vào ngày 8/3 do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ thầu, tờ TBKTS cho biết.
Với số tiền trên, để làm 1km đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đoạn đi qua thành phố Đà Nẵng sẽ mất khoảng 267 tỷ đồng, tương đương 12,7 triệu USD (Trong khi Trung Quốc làm chỉ có 5 triệu USD/km, còn Mỹ thì chỉ mất 4,5 triệu USD/km.
Như vậy, làm đường cao tốc Việt Nam đã vượt kỷ lục đắt hơn gấp 3 lần Mỹ, và 2,6 lần Trung Quốc. Những con số rõ ràng có thể khiến thế giới trầm trồ thán phục quá đi ấy chứ.
Kể những sáng tạo trong việc làm đường ở ta ra đây để quý vị thấy rằng không phải cứ nhắc đến làm đường ở ta là thấy chất lượng kém, giá thành đắt đỏ, tốn kém đâu nhé, đừng có chăm chăm nhìn vào mặt hạn chế rồi phủ nhận sạch trơn những sáng tạo độc đáo, phi thường của các nhà làm đường trong nước. Mức độ sáng tạo dễ có khi đến đẳng cấp vô địch thế giới ấy chứ.
Theo Phunutoday
Ám ảnh kinh hoàng của một nàng dâu Hải góp phần làm cho nỗi ám ảnh sống trong nhà chồng của Quyên trở nên kinh hoàng bấy nhiêu. Đêm hôm nay, tiết trời lạnh buốt cũng hệt như hôm Quyên lén bỏ trốn khỏi nhà chồng. Đã gần 2 năm trôi qua nhưng cứ vào độ tiết trời đông giá rét, lúc mà người ta cần tới hơi ấm của những...