Đứt cáp quang biển, game thủ Việt lại kêu trời
Sự cố này ngay lập tức đã khiến đường truyền Internet của các nhà chung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Vào lúc 19h ngày hôm qua 15/7, tuyến cáp quang biển quốc tế AAG ở đoạn Vũng Tàu đã bất ngờ bị đứt. Sự cố đứt cáp quang này ngay lập tức đã khiến đường truyền Internet của các nhà chung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Không chỉ các dịch vụ web, e-mail, điện thoại… sang nước ngoài đều bị ảnh hưởng, tất nhiên, những game thủ Việt đang chơi những tựa game online bản tiếng Anh đặt server tại nước ngoài cũng không khỏi ngán ngẩm trước tình trạng giật, lag đột ngột.
Một trong những tựa game khiến nhiều game thủ ca thán nhất phải kể đến DOTA 2, tựa game MOBA thu hút rất đông game thủ nước nhà nhưng game thủ Việt vẫn luôn phải chơi ở các server Đông Nam Á.
Theo Linh, một game thủ DOTA 2 đã phản ánh: “Tối qua vào chơi DOTA 2 thì thấy ping 200, đánh game delay quá chơi được 1 trận thì nghỉ. Thoát game ra hỏi mấy đứa bạn thì ai cũng kêu lag, delay, không thể chơi được. Sáng nay đọc báo thì thấy tin đứt cáp quang, chán quá”.
Không chỉ có DOTA 2 mà những game thủ có chơi những tựa game nước ngoài như World of Tanks bản SEA, Blade and Soul bản Hàn, HearthStone, Counter-Strike: Global Offensive… cũng lắc đầu chán nản vì tình trạng lag, nghẽn mạng khiến họ không thể chơi game được như ý.
Điều đáng chú ý rằng hiện tại, thời gian cụ thể để khôi phục hoàn toàn sự cố đứt cáp quang vẫn chưa được thông báo cụ thể, vì các đơn vị chủ quản thông báo rằng việc này còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết đang diễn biến phức tạp trên biển.
Video đang HOT
Trên thực tế, suốt từ đầu năm đến nay, tình trạng đứt cáp quang biển AAG đã nhiều lần diễn ra tại Việt Nam, gây ảnh hưởng không nhỏ đến người dùng Internet, và đặc biệt là cả cộng đồng game thủ Việt.
Theo VNE
Hiểu thêm về vai trò của hệ thống VNIX trong sự cố đứt cáp quang biển AAG
Chiêu tôi ngay 20/12/2013, một sự cố đã xảy ra khiến tuyến cáp quang AAG (Asia America Gate) phân đoạn Vũng Tàu - Hồng Công bị đứt khiến cho 60% lưu lượng Internet của các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam bị ảnh hưởng.
Việc đứt cáp quang này ảnh hưởng đến truy cập Internet quốc tế của 4 doanh nghiệp (DN): VNPT, Viettel, SPT, NetNam. Hậu quả của sự cố đã khiến cho việc liên lạc, trao đổi thông tin đi nước ngoài của người dùng trong nước, như lướt web (với các trang web đặt máy chủ ở nước ngoài), dịch vụ email, gọi điện Internet ra quốc tế... bị ảnh hưởng.
Về nguyên tắc các sự cố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến truy cập Internet quốc tế và có thể một phần Internet trong nước, chúng ta sẽ bị cô lập 1 phần với Internet quốc tế. Trong đó, việc truy cập các dịch vụ sử dụng tên miền ".VN" cũng có thể bị ảnh hưởng.
Trươc tinh hinh nay, ngay 22/12/2013, đai diên cua Trung tâm Internet Viêt Nam (VNNIC) la Ông Nguyên Hông Thăng, Phó Giám đốc Phu trach Ky thuât đa co tra lơi phong vân VTV1 đưa ra lơi khuyên cho cac DN như sau:
1. Chuyển sang hướng kết nối quốc tế khác của DN, nhưng các tuyến này có thể cũng bị quá tải nên DN có thể phải mở rộng băng thông (việc này cần thời gian).
Hiện nay các DN đang thực hiện theo cách này.
2. Kết nối đi nhờ qua DN khác qua 2 cách
- thông qua kết nối trực tiếp sẵn có của 02 DN
- thông qua VNIX để đi nhờ kết nối quốc tế của DN khác, trước đây FPT cũng bị đứt cáp quốc tế nên đã đi nhờ VNPT thông qua VNIX.
Đông thơi, ngay 23/12/2013, VNNIC cung đa co công văn gưi cac DN cung câp dich vu Internet nhăm hô trơ ưng cưu sư cô đưt cap quang biên.
VNNIC đã nhanh chóng hành động hỗ trợ ứng cứu lưu lượng Internet quốc tế cùng với việc hệ thống DNS Cache tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh để đảm bảo hoạt động cho tên miền quốc gia .VN trên Internet và đặc biệt là hệ thống VNIX.
VNNIC được Bộ Thông tin và Truyền thông giao nhiệm vụ quản lý 2 hệ thống quan trọng của hạ tầng Internet quốc gia là VNIX và DNS quốc gia, với nhiệm vụ thúc đẩy Internet trong nước phát triển, hỗ trợ đảm bảo an toàn hoạt động của Internet Việt Nam trong trường hợp có sự cố với mạng Internet trong nước và quốc tế.
Nhiệm vụ của VNIX được quy định rõ trong Nghị định 72, khoản 2.a Điều 11, VNIX hỗ trợ đảm bảo an toàn mạng Internet Việt Nam trong trường hợp xảy ra sự cố đối với mạng viễn thông trong nước và quốc tế.
Để truy cập Internet được thông suốt thì có 2 nhiệm vụ quan trọng phải đảm bảo:
- Đảm bảo an toàn, dự phòng kết nối, băng thông kết nối thông qua kết nối trực tiếp giữa các DN, qua VNIX.
- Hệ thống dẫn đường Internet trái tim của Internet là hệ thống DNS quốc gia phải hoạt động thông suốt.
Trải qua 10 năm hoạt động, hệ thống VNIX giúp thúc đẩy Internet trong nước phát triển, dự phòng ứng cứu, đã kết nối 17 DN, băng thông kết nối =1/3 băng thông trong nước, giúp kết nối giữa các DN ko bị ảnh hưởng, trước đây nếu chưa có kết nối trực tiếp, kết nối qua VNIX thì Internet trong nước sẽ bị ảnh hưởng lớn trong trường hợp này.
Để đảm bảo kết nối, băng thông các DN chủ động đã chuyển hướng qua kết nối đất liền qua biên giới với Trung Quốc, đàm phán mở rộng băng thông ứng cứu. VNNIC đã trao đổi với các DN tính toán tình huống hỗ trợ chuyển tiếp băng thông trong nước/quốc tế của các DN qua VNIX, tương tự tình huống đứt cáp của FPT Telecom trước đây, thông qua VNIX, VNPT đã hỗ trợ FPT Telecom chuyển tiếp lưu lượng Internet quốc tế.
VNNIC đã xây dựng 07 cụm DNS quốc gia, triển khai trên 70 thành phố lớn trên thế giới, trên 5 châu lục; cùng với 02 hệ thống DNS Caching (đệm) để đảm bảo hệ thống dẫn đường của Internet Việt Nam (.VN) sẵn sàng phục vụ với các tình huống xấu nhất. Chính vì vậy mà truy cập dịch vụ Internet trên tên miền .VN vẫn đảm bảo an toàn trong nhiều năm qua và đặc biệt là sự cố hôm thứ 6 vừa rồi.
Lâu dài hơn, theo Nghị định 72/2013/NĐ-CP thì nhiệm vụ của hệ thống VNIX được nhà nước giao kha nặng nề, VNNIC đang xây dựng chính sách hoạt động, giải pháp kỹ thuật kết nối của VNIX, các p/a dự phòng ứng cứu cho các tình huống phức tạp hơn. chẳng hạn tăng cường kết nối các DN trong nước (ISP, ICP ...), kết nối với các trạm trung chuyển Internet quốc khu vực và quốc tế.
Trong trường hợp này, giống như sự cố của FPT trước đây, VNNIC có thể phối hợp với các DN để chuyển tiếp lưu lượng quốc tế giữa các DN qua kết nối sẵn có của các DN tới VNIX, tất nhiên phải có sự đồng thuận, phối hợp hỗ trợ lần nhau giữa các DN, VNIX đóng vai trò hỗ trợ kết nối, đảm bảo an toàn.
Co thê noi các phương án cho tình huống đứt cáp tương tự này đã được tính toán và chuẩn bị từ rất lâu chính vì vậy trong 2 ngày vừa qua thì việc truy cập Internet quốc tế bị chậm đi nhưng Internet trong nước vẫn đảm bảo hoạt động bình thường.
Trong các ngày tới, VNNIC sẽ tiếp tục theo dõi, phối hợp với các DN để chuyển hướng lưu lượng, dự phòng ứng cứu tốt nhất đảm bảo truy cập Internet được thông suốt.
Theo ICTPress
Internet đi quốc tế chậm vì đứt cáp quang biển FPT Telecom sang 21/12 phát đi thông báo cho biết, có tới 60% lưu lượng Internet Việt Nam ra quốc tế bị ảnh hưởng bởi sự cố đứt cáp quang biển AAG (Asia-America Gateway) vào 18 giờ 1 phút ngày 20/12. Theo đó, vị trí đứt cách trạm cập bờ Vũng Tàu khoảng 278km. Sự cố này khiến lưu lượng của các nhà...