Đứt cáp quang AAG: “Nhà mạng phải bồi thường khách hàng”
Sự cố đứt c áp quang AAG thêm một lần khiến khách hàng “phẫn nộ” vì mạng chậm, mọi công việc, học tập trì trệ. Giới luật sư thì cho rằng, nhà mạng đang “coi thường” người dùng
Khách hàng bức xúc
Tính từ tháng 7-2014 đến nay, cáp quang AAG gặp sự cố 4 lần, Internet tại Việt Nam liên tục bị gián đoạn, làm ảnh hưởng đến công việc, giải trí, học tập của hàng triệu người dùng.
Thế nhưng, mỗi lần đứt cáp quang AAG, hầu như người tiêu dùng chưa nhận được bất cứ lời xin lỗi nào từ doanh nghiệp viễn thông, cũng không có bất cứ biện pháp bồi thường nào cho khách hàng.
Trong khi đó, nhiều người tiêu dùng cho rằng nhà mạng đang “chơi” không công bằng.
Anh Vũ Đức Trí, nhân viên tuyển dụng hãng TaxiGroup phàn nàn: “Bây giờ mọi hoạt động, giao dịch của chúng tôi chủ yếu qua mạng mà mạng chậm như thế này, tải mail không nổi thì làm được gì bây giờ?
Chúng tôi không làm được việc, hiệu quả lao động thấp, kinh doanh giảm sút thì ai là người chịu trách nhiệm cho chúng tôi?
Nhà mạng nên đặt vị trí vào khách hàng để hiểu chứ đừng nói một đằng rồi làm một nẻo”.
Còn chị Diệu Thuần, chủ một cửa hàng Internet trên đường Láng (Q.Đống Đa, HN) bức xúc: “Nhà tôi mở cửa hàng Intenet, mỗi lần đứt mạng như thế rất ảnh hưởng đến cửa hàng nhưng tiền thuê bao cước thì không bao giờ được giảm, cứ đến ngày là họ lấy tiền.
Thậm chí đóng tiền chậm thì bị dọa cắt mạng. Như vậy nhà mạng có sòng phẳng với khách hàng không?
Khi mạng chậm như thế, ít ra nhà mạng cũng cần gởi một thông báo đến khách hàng là: Do sự cố bị đứt cáp quang, xin quý khách hàng thông cảm, chúng tôi sẽ cố gắng khắc phục sớm nhất có thể và tiền thu phí tháng này sẽ giảm hoặc miễn phí cho quý khách…
Đằng này, họ chẳng nói gì cả, thật đáng buồn…”.
Video đang HOT
Một số chuyên gia mạng còn cho rằng, để đảm bảo quyền lợi của mình, khách hàng nên phản ánh đến Hội Bảo vệ người tiêu dùng chứ không thể mãi “im lặng” trước sự cố như vậy.
Khách hàng nên được bồi thường chính đáng
Trao đổi với chúng tôi, luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh) cho hay, sự cố đứt cáp quang AAG, đường truyền mạng chậm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc của người tiêu dùng.
Khi sử dụng dịch vụ, người tiêu dùng đã ký hợp đồng sử dụng dịch vụ của nhà mạng. Do vậy, khi lỗi sự cố về dịch vụ do lỗi của tổ chức cung cấp dịch vụ thì tổ chức này đã vi phạm hợp đồng với khách hàng.
Luật sư Hùng nói: “Lẽ ra, nhà mạng phải giảm cước phí hoặc không thu hồi cước phí, thậm chí phải bồi thường cho khách hàng theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Đã đến lúc người tiêu dùng cần áp dụng Luật bảo vệ người tiêu dùng để bảo đảm quyền lợi cho mình. Đó là khi thấy bị thiệt hại thì nên khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định pháp luật”.
Tuy nhiên, lý giải về việc tại sao nhà mạng không gửi bất kỳ một thông điệp hay lời xin lỗi đến khách hàng, luật sư Hùng phân tích:
“Người Việt nam rất ngại khiếu nại, khởi kiện về những vấn đề này. Một phần họ thấy thủ tục khởi kiện, khiếu nại phức tạp và một phần họ nghĩ nếu khiếu nại, khởi kiện cũng không được giải quyết hoặc giải quyết không thoả đáng.
Hơn nữa, do tâm lý người tiêu dùng thấy tình cảnh chung ai cũng vậy, không phải chỉ riêng họ và việc mỗi tháng chỉ đóng tiền sử dụng dịch vụ không quá cao khiến họ không muốn bỏ thời gian của mình ra khiếu nại…
Chính sự “cam chịu” của người Việt Nam dẫn đến dễ bị doanh nghiệp “coi thường”.
Luật sư Hùng cho rằng người tiêu dùng nên được bồi thường chính đáng
Trong lần đứt cáp quang AAG năm 2014, một lãnh đạo trong bốn nhà mạng Việt Nam cùng khai thác tuyến cáp AAG thừa nhận với báo chí rằng: “Trong quá trình xây dựng, nhà thiết kế kỹ thuật đã làm chưa chuẩn nên tần suất đứt mới khá dày đặc như hiện nay”.
Luật sư Hùng phân tích: “Nếu đây lỗi thuộc về nhà cung cấp dịch vụ thì người tiêu dùng Việt Nam được quyền thực hiện các quyền lợi theo quy định tại Điều 8 Luật bảo vệ người tiêu dùng như sau:
Người tiêu dùng được yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, quảng cáo hoặc cam kết.
Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này”.
Ngoài ra, cũng theo luật sư Hùng, người tiêu dùng được quyền thương lượng và nếu thương lượng không được thì được quyền khởi kiện tổ chức cung cấp dịch vụ để yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
“Đã đến lúc cơ quan có thẩm quyền cần can thiệp kịp thời và có biện pháp đối với nhà mạng để bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng.
Ít nhất khi sự cố mạng chậm trễ thì tổ chức cung cấp dịch vụ phải giảm cước phí tương ứng cho khách hàng, tăng chương trình khuyến mãi và thậm chí phải bồi thường cho người tiêu dùng khi để xảy ra sự cố nêu trên”, vị này nhấn mạnh.
Trước đó, như báo chí đưa tin, sáng 23-4, Công ty Viễn thông quốc tế VNPT – I cho biết tuyến cáp quang biển AAG lại tiếp tục bị đứt vào khoảng 5h45 sáng cùng ngày.
Công ty VNPT-I đang tích cực làm việc với nhà quản trị hệ thống AAG, các công ty tàu cáp quốc tế và với các thành viên của các hệ thống khác ưu tiên cho việc sửa chữa tuyến AAG sớm nhất.
Kế hoạch dự kiến sẽ tiến hành sửa chữa từ 06/5/2015, dự kiến khôi phục kết nối hoàn toàn vào 11/5/2015.
Theo Tri Thức
Dịch vụ mới của Google khiến nhà mạng 'khóc thét'
Gã khổng lồ tìm kiếm vừa ra mắt một dịch vụ mới có tên Project Fi, cho phép chuyển đổi dễ dàng giữa mạng di động với mạng Wi-Fi.
Với động thái này, Google thể hiện rõ tham vọng muốn trở thành một "nhà mạng không dây". Hiện tại, dịch vụ này mới chỉ khai trương tại Mỹ, song chắc chắn, nó sẽ được mở rộng sang các thị trường khác nếu kết quả thử nghiệm thành công.
Google hy vọng, cách tính tiền độc đáo của Project Fi sẽ thu hút được người dùng. Thường thì các thuê bao di động phải trả tiền cho nhà mạng một gói dữ liệu cố định (chẳng hạn như 70MB, 90MB...), dù có thể trong thực tế, họ chẳng bao giờ xài hết dung lượng đó. Ngược lại, Google cho phép người dùng dùng dữ liệu nào thì chỉ phải trả tiền cho dữ liệu đó, từ gọi điện, nghe nhạc cho đến bật ứng dụng. Trên lý thuyết, cách tính này sẽ giúp thuê bao tiết kiệm được đáng kể.
Hiện tại chương trình này mới chỉ áp dụng cho những thuê bao được "mời" và mới chỉ tương thích với smartphone Google Nexus 6 mà thôi.
Project Fi đánh dấu một sự chuyển hướng trong các nỗ lực thay đổi ngành công nghiệp không dây của Google. Thực ra, những nỗ lực này đã được xúc tiến ngay từ năm 2005, khi Google mua lại hệ điều hành Android và tặng không nó cho các hãng điện thoại như Samsung, LG hay Lenovo - tương phản với mô hình kinh doanh quen thuộc của các đối thủ như Microsoft, vốn luôn tính phí bản quyền hệ điều hành với OEM. Kế hoạch này đã phát huy hiệu quả rõ rệt: Tính đến thời điểm này, Android đang kiểm soát hơn 80% smartphone trên thế giới và có ảnh hưởng rất lớn trong ngành công nghiệp di động.
Bước tiếp theo của gã khổng lồ tìm kiếm chính là đánh thẳng vào cơ chế cung cấp kết nối di động và kết nối không dây từ nhà mạng đến người dùng.
Theo chính sách giá được Google công bố, với 20 USD/tháng, người dùng sẽ được cung cấp dịch vụ thoại, nhắn tin, kết nối Wi-Fi nội địa và quốc tế ở hơn 120 quốc gia. Sau đó, cứ mỗi GB dữ liệu vượt trội, hãng sẽ thu thêm 10 USD/tháng. Nhưng nếu như bạn không dùng hết dung lượng dữ liệu đã mua, Google sẽ hoàn lại số tiền còn thừa cho người dùng. Dịch vụ này cũng không đòi hỏi thuê bao phải ký hợp đồng thường niên để sử dụng.
Không chỉ mang đến cách tính cước mới, Google còn cung cấp một công nghệ mới cho phép người dùng chuyển đổi tự động giữa tín hiệu di động và Wi-Fi trong lúc đàm thoại. Công nghệ này sẽ giúp Google duy trì chi phí ở mức thấp còn người dùng thì không bị lệ thuộc vào mạng di động như hiện nay nữa. Số điện thoại của bạn sẽ được lưu trên máy chủ của Google, do đó, bạn sẽ có thể dùng số điện thoại này để đàm thoại và nhắn tin dù đang dùng điện thoại, máy tính bảng hay laptop.
Tuy vậy, Google không tự mình xây dựng một mạng không dây chỉ để cung cấp Project Fi. Thay vào đó, hãng đã ký thỏa thuận với hai mạng Sprint và T-Mobile để khai thác mạng lưới của họ.
Hiển nhiên, việc Google nhảy vào thị trường không dây là một mối đe dọa cho các nhà mạng. Với tiềm lực tài chính và tầm ảnh hưởng lớn, Google có đủ quyền lực để làm xáo trộn toàn bộ ngành công nghiệp không dây.
"Bây giờ họ mới chỉ áp dụng ở một thị trường - nhưng tôi tin rằng tất cả các nhà mạng trên thế giới đều đang nín thở theo dõi nhất cử nhất động của Google", ông Tim Bajarin, Chủ tịch mảng nghiên cứu công nghệ của Creative Strategies bình luận. Google là hãng công nghệ lớn nhất và nổi tiếng nhất cung cấp dịch vụ kiểu này, dù cho họ gia nhập cuộc chơi muộn hơn nhiều đối thủ nhỏ như Republic Wireless hay Scratch Wireless...
"Google có thể ảnh hưởng toàn bộ hệ sinh thái Wi-Fi và giúp cải tiến công nghệ này. Cuối cùng thì người dùng sẽ là đối tượng được lợi nhiều nhất", Phó Chủ tịch marketing của Scratch Wireless, ông Jon Finegold dự đoán.
Theo Trọng Cầm/Vietnamnet
HTC vừa bán vừa tặng One M9 cho nhân viên nhà mạng Mỹ Nhân viên bán hàng của các nhà mạng Mỹ chỉ phải trả 299 USD cho một chiếc One M9. Ngoài ra, họ còn được nâng cấp miễn phí phiên bản sau của sản phẩm này. Nhân viên nhà mạng Mỹ được mua One M9 với giá 299 USD, nâng cấp miễn phí sản phẩm thế hệ sau. Ảnh: Pcpro. Không gì ảnh hưởng...