Đường về của đứa con tội đồ
Dạt nhà, cướp bóc, rồi gây án giết người, đến khi vào trại, tâm hồn chai sạn của kẻ bị bỏ rơi như Duy dần dần “tỉnh giấc”, biết yêu thương, chia sẻ với mẹ.
Nhìn gương mặt “ công tử bột” của Trần Phạm Duy, nam phạm nhân đang cải tạo tại trại giam Hoàng Tiến (Hải Dương) ít ai tin anh ta từng gây án giết người. Duy đang phải thụ án tù chung thân về tội giết người, cướp tài sản. Quê ở Vĩnh Phước, thành phố biển Nha Trang (Khánh Hòa), Duy bị chuyển từ Phú Yên ra Bắc vì nhiều lần vi phạm nội quy trại giam.
Trong câu chuyện, Duy bảo không được như những đứa trẻ khác. Gia đình nghèo khó, bố hay uống rượu, thường xuyên đánh đập mẹ để lấy từng đồng đổ vào chất men. “Ký ức của em về tuổi thơ là các trận đòn bố gây ra cho mẹ. Vết bầm tím này trên người mẹ chưa hết, đã có những chỗ ứa máu, trầy da”, Duy tâm sự.
Thiếu sự quan tâm của người lớn, không được học hành, năm 14 tuổi, Duy bị đẩy ra đường kiếm sống. Theo anh em, Duy xa nhà theo học nghề trang trí nội thất. Trong thời gian đó, mẹ vẫn phải cặm cụi chạy chợ, nuôi gia đình.
Duy học chưa xong nghề đã bỏ dở và “dạt” với đám bạn choai choai cùng trang lứa, lấy trộm cắp vặt để tồn tại. Lúc đó, Duy và hai đứa bạn lấy danh xưng để có “chỗ đứng” trong nhóm đại ca tỉnh lẻ. Trong khi bạn tìm được biệt danh “Sơn Bạch Tạng” và “Dũng Khùng”, Duy không có tên gọi nào vừa ý.
Một thời gian dài, Duy cứ như ngọn cỏ hoang, cùng đám bạn sinh tồn ngoài xã hội với việc trộm cắp, cướp giật. Trong số thanh niên “xưng hùng, xưng bá”, Duy là đứa lì lợm nên ít nhiều được kiêng nể. Năm 2002, nhóm của Duy phạm tội cố ý gây thương tích vì tranh giành địa bàn hoạt động.
Trần Phạm Duy trong trại giam Hoàng Tiến. Ảnh: Việt Dũng.
Video đang HOT
Duy lĩnh án cao nhất trong 3 đứa, với mức tù 30 tháng. Sau khi mãn hạn, năm 2004, mẹ sinh thêm em gái khiến cuộc sống càng thêm vất vả. Duy vẫn lông bông, không chịu làm ăn và tiếp tục tụ tập với đám bạn xấu trước đó đi cướp giật. Lúc này, anh ta có bạn gái nên phải trang trải cuộc sống nhiều hơn. “Dạo đó, em từng coi cướp bóc là một nghề”, nam phạm nhân tâm sự.
Năm 2007, trong một lần tấn công người đi đường để cướp tài sản, Duy đã đâm chết nạn nhân. Người mẹ đau khổ chỉ biết khóc sướt mướt vì đứa con tội đồ. Hoàn cảnh nghèo khó khiến bà bỏ bẵng đứa con trai giữa cuộc đời. Đến khi nó gây trọng án, bà chợt tỉnh ra nhưng quá muộn. Duy bị tòa tuyên phạt chung thân cho hai tội giết người, cướp tài sản.
Vào trại giam ở Phú Yên, Duy quen thói “đầu gấu”, ức hiếp các phạm nhân. Do vi phạm nội quy nhiều lần nên lãnh đạo trại giam Phú Yên đã chuyển Duy ra trại Hoàng Tiến. Bây giờ đã 5 năm trong trại, Duy “mềm tính”, chững chạc hơn và biết suy nghĩ nhiều đến người thân.
Duy vào trại chưa lâu, bố mất vì bệnh hiểm nghèo. Dạo ở Phú Yên, đường sá còn gần, nên mẹ anh ta vào thăm con mỗi tháng một lần. “Má em bệnh riết. Em có nói với má không phải đi thăm, tội em làm em chịu. Bây giờ ra ngoài Bắc xa xôi, má không thăm được cũng tốt”, Duy kể. Ngay sau đó, anh ta bảo giá khi còn nhỏ, bà quan tâm thì…
Trong câu chuyện ngắt quãng, Duy kể thời gian đầu ở trại đã không khỏi chán chường vì án dài đằng đẵng, người yêu đi lấy chồng. Có lúc, anh ta buông xuôi và muốn tự hủy hoại bản thân nhưng cán bộ trại giam Hoàng Tiến đã kéo Duy trở lại đối diện và chấp nhận sự thật. Nhiều giám thị đã an ủi, động viên giúp Duy gạt bỏ bị quan.
Duy khoe giờ đã đọc và viết được. Ngoài thời gian lao động, các giám thị tạo điều kiện để những phạm nhân chưa biết chữ lên lớp. Bàn tay không còn được mềm nên Duy viết đủ để nhìn và đọc. Anh hồ hởi chia sẻ: “Trước đó, em hận bản thân nghèo, thất học. Em từng hận bố mẹ không lo nổi cho em cuộc sống bằng bạn bè. Giờ thì khác, nếu được làm con của bố mẹ ở kiếp sau, em vẫn muốn, để có cơ hội báo hiếu…”.
Trong lá thư gửi về cho mẹ, Duy viết: “Con đang phải trả giá cho tội lỗi của mình, chỉ mong sớm trở về báo hiếu cho má”. Trước khi về nơi sinh hoạt chung trong khu phạm nhân, Duy nhắn nhủ mẹ sống khỏe để nuôi em gái.
Theo VNExpress
Tạ lỗi của phạm nhân gây án mạng dịp về quê ăn Tết
"Vẫn biết con đường quay về nẻo thiện của tôi còn dài, song với quyết tâm gột sạch cái ác, hướng đến điều thiện, tôi hy vọng lúc đó xã hội sẽ tha thứ", phạm nhân Trần Văn Dương, trại giam An Phước (Bình Dương) trải lòng.
Sinh ra trong gia đình nề nếp, được cha mẹ cho ăn học đàng hoàng, nhưng Trần Văn Dương đã trượt dài vào con đường tội lỗi chỉ trong một lần về quê ăn Tết. Tương lai đã đóng sập trước mắt cậu sinh viên năm thứ hai.
Suốt hơn 2.000 đêm nằm suy nghĩ, gặm nhấm thời gian trong trại giam để trả giá cho những hành vi nông nổi của mình, Dương bảo cậu đã thấu hiểu đâu là đúng sai, thiện ác, đâu là những mất mát thiệt hơn, đâu là giá trị của sự tự do và đâu là đạo đức liêm sỉ cần có của một con người.
"Tôi biết cái giá phải trả cho hành vi tội ác của mình là hoàn toàn thích đáng. Ở đời gieo gió phải gặt bão, gây tội phải đền tội, đó là lẽ công bằng. Song mỗi khi nghĩ lại những ngày tháng đã qua, nghĩ lại quá khứ của đời mình, tôi vẫn cảm thấy thật đắng cay, xót xa", Dương tâm sự.
Theo Dương, từ một thanh niên hiền lành, được học hành tử tế, không hiểu sao cậu lại có thể gây ra tội ác tày trời như vậy, để rồi 6 năm qua Dương luôn phải sống trong tâm trạng của một kẻ tội đồ. Lẽ ra đã trở thành cử nhân kinh tế, nhưng cậu đã tự hủy hoại và đánh mất đi những năm tháng đẹp đẽ nhất của cuộc đời.
Theo phạm nhân này, ngày 21/1/2006, trong một lần trở lại trường cũ gặp lại bạn bè đang theo học ở các trường đại học cả nước về quê nghỉ Tết, Dương cùng bạn tổ chức liên hoan. Trong bữa tiệc, một người bạn tên Luân kể về việc bị một nhóm thanh niên chặn đánh, đồng thời cho biết người cầm đầu. Sẵn hơi men cùng với tính sĩ diện, lập tức cả nhóm kéo đến nhà người thanh niên ấy.
Khi gặp, tất cả nhóm lao vào đấm đá, chỉ đến khi nạn nhân tóc tai rũ rượi, quần áo tả tơi nằm sõng soài trên mặt đất nhóm này mới chịu dừng tay. "Không cần biết người thanh niên ấy sống chết thế nào, chúng tôi ra về với khí thế của kẻ vừa thắng trận, rồi thản nhiên ai về nhà nấy mà không biết mình phạm tội ác", phạm nhân bày tỏ sự hối hận. 3 ngày sau, lần lượt Dương cùng nhóm bạn bị bắt.
Dương nhớ lại, ngày đầu tiên nằm trong trại giam, cậu vô cùng hoang mang và vẫn không tin mình đã gây ra tội ác kinh khủng đến thế. Lúc nhận quyết định khởi tố và lệnh tạm giam, Dương run lên bần bật và bắt đầu lờ mờ hiểu từ đây cuộc đời mình rẽ sang một hướng khác.
Các phạm nhân trại Quyết Tiến rộn ràng gói bánh chưng ăn Tết. Ảnh: Hà Anh
Theo phạm nhân, cậu đã trải qua chuỗi ngày sống trong hoang mang sợ sệt về cái giá phải trả cho một mạng người vô tội, nhưng trong lòng còn là nỗi đau vò xé, cảm thấy tội lỗi với người thân. Suốt một năm trời sau đó, Dương chẳng bao giờ có giấc ngủ yên, từng đêm lại thức suy nghĩ đến quặn lòng. "Từ một thanh niên vui tính, tôi trở thành kẻ lầm lỳ, không thèm trò chuyện với bất cứ ai. Tôi từ chối mọi câu hỏi của can phạm cùng buồng", phạm nhân gây án mạng kể lại.
Dương bảo ngày ra tòa chịu sự phán xét của pháp luật là một ngày nặng nề, nhục nhã nhất. Ở đó, cậu ta phải đối diện với người bị hại. Với án phạt 17 năm tù giam, tương lai đóng sập trước mắt. Dương được đưa trở lại buồng giam với tinh thần bi quan tột độ và hơn một lần đã có suy nghĩ sẽ chấm hết khổ đau cho người thân và cho chính mình. Nhưng rồi trong cậu ta là sự giằng xé, đấu tranh "chẳng nhẽ lại hèn nhát và yếu đuối như vậy".
Năm 2008, Dương được chuyển đến trại giam mới với tâm trạng đầy mâu thuẫn. Theo phạm nhân này, ngoài mặt có vẻ như đã quen dần với cuộc sống nhưng trong lòng chứa đầy nỗi chán chường. Với bán án đằng đẵng, nhiều lúc Dương ngỡ như mình đã chết. Chiều chiều sau giờ lao động, cậu thường kiếm một góc khuất ngồi ngẫm nghĩ về tội ác và cái giá phải trả cho đến khi cửa buồng giam khép lại.
Nhưng rồi theo cậu, đến gần cuối năm 2008, cùng với việc học tập chính sách khoan hồng của Đảng và nhà nước đối với người phạm tội và được tận mắt chứng kiến phạm nhân có mức án cao hơn mà vẫn được hưởng chính sách đặc xá, trong Dương le lói ánh sáng phía trước con đường tăm tối.
"Có một điều gì thôi thúc tôi biết đứng dậy sau vấp ngã, phải biết trở lại là chính mình để đền bù một phần tội lỗi đã gây ra. Từ đó, tôi tự ép mình vào khuôn khổ, trong lao động tôi tự đề ra mục tiêu phấn đấu", Dương kể.
Nhưng theo Dương tất cả biểu hiện đó cũng chỉ là hoạt động bề nổi. Trong thâm tâm cậu vẫn nặng trĩu với hành vi tội lỗi, không biết rồi đây có thể tha thứ được cho chính mình. Nhiều đêm cậu mơ thấy bố mẹ chắt chiu từng đồng lo cho con ăn học, người yêu quỵ ngã khi hay tin cậu bị bắt, và cả sự tang tóc đau thương của gia đình bị hại khi họ vĩnh viễn mất đi đứa con trai duy nhất, những lúc ấy cậu cảm tưởng trái tim mình có một tảng đá treo.
"Vẫn biết con đường quay về nẻo thiện của tôi còn dài song với ý chí quyết tâm gột sạch cái ác, hướng đến điều thiện, tôi tin rằng một lúc nào đó tôi sẽ đến đích. Tôi hy vọng lúc đó mọi người, xã hội sẽ tha thứ cho tôi, đón nhận tôi như các bậc sinh thành vẫn luôn sẵn lòng tha thứ tội ác cho những đứa con biết thành tâm hối lối, ăn năn", Dương hy vọng.
Theo VNEXpress
Nụ cười khó hiểu của Lê Văn Luyện tại toà Phiên xử "sát thủ" Lê Văn Luyện nóng ngay từ khi chưa bắt đầu bởi sự tức giận tột cùng của gia đình nạn nhân. Phải đối diện với nỗi uất hận của gia đình nạn nhân vì tội ác mà mình đã gây ra nhưng trong phiên tòa người ta vẫn bắt gặp nụ cười của tên sát nhân. Sự tức giận...