Đường vành đai cao nhất thế giới ở Trung Quốc
Con đường vành đai 6 làn xe, dài 100 km ở Lhasa, thủ phủ khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc nằm ở độ cao lớn nhất thế giới so với mực nước biển, 3.600 mét.
Trung Quốc đang thi công đường vành đai cao nhất thế giới chạy quanh khu vực trung tâm Lhasa, thủ phủ khu tự trị Tây Tạng, CCTV ngày 3/1 đưa tin.
Các trụ cầu tuyến đường phía nam của thành phố đang được xây dựng.
Nằm ở độ cao 3.600 mét trên mực nước biển, tuyến đường sẽ trở thành đường vành đai cao nhất trên thế giới.
Trải dài gần 100 km với 6 làn xe, con đường hai chiều sẽ bao gồm 7 đường hầm và 27 cầu vượt, xuyên qua đường sắt Thanh Hải – Tây Tạng, kết nối với các tuyến đường từ Lhasa tới các khu vực Nyingchi, Xigaze và Nagqu.
Con đường sẽ có giới hạn tốc độ 60km/h vì nằm trên độ cao lớn.
Con đường dự kiến thông xe vào tháng 6/2017, với kỳ vọng giảm bớt tình trạng tắc nghẽn giao thông, giúp giảm thời gian đi vòng quanh thành phố xuống dưới hai giờ.
Video đang HOT
Lin Sheng, phó thị trưởng thành phố Lhasa, cho biết con đường sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của thành phố.
Một công nhân đang hàn cốt thép xây cầu tuyến phía nam.
Tuyến phía bắc của con đường đã hoàn thành và phương tiện vận tải bắt đầu được chạy thử.
Đường vành đai phía bắc Lhasa.
Thảo Phan
Ảnh: Xinhua
Theo VNE
Một ngày của bác sĩ làm việc ở độ cao hơn 3.500 m
Bác sĩ làm việc trên cao nguyên Tây Tạng mỗi ngày di chuyển hàng chục cây số đi khám bệnh bằng ôtô, xe máy hoặc ngựa.
Bác sĩ Trát Bảo có mặt trước cửa trung tâm y tế xã đúng 7h, chờ đồng nghiệp Canh Hồng Vệ. Họ có lịch đi khám cho bệnh nhân cách đó hơn 10 km.
Họ làm việc ở xã Dương Khang, huyện Thiên Tuấn, ven hồ Thanh Hải thuộc khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc, cao 3.650 mét so với mực nước biển.
Các hộ dân ở đây sống biệt lập và cách xa nhau. Trung tâm y tế địa phương chỉ có 5 người và luôn bận rộn đi khám chữa bệnh cho người dân trong xã.
Xe của Trát Bảo mất nửa tiếng để vượt qua sa mạc. Khi tới suối, xe bị kẹt, Canh Hồng Vệ xuống đẩy một hồi nhưng không được. Hai người đành bỏ xe lại rồi đi bộ vào lều dân.
Ở những nơi không thể đi bằng ôtô, họ sẽ phải đi xe máy. Trước khi phòng y tế được trang bị xe 16 chỗ, họ thường cưỡi ngựa đi khám bệnh.
Trát Bảo năm nay 45 tuổi. Từ nhỏ, ông đã theo chú học nghề y ở Tây Tạng và tốt nghiệp Đại học y Tây Tạng. Ông làm việc ở xã Dương Khang đã 10 năm và sống một mình trong khu tập thể phía sau trung tâm y tế. Canh Hồng Vệ là người dân tộc Mông Cổ, đã làm ở đây vài chục năm.
Trát Bảo bắt mạch cho bệnh nhân. Ông lão bị thấp khớp và cao huyết áp, bệnh thường thấy ở đây, do người dân quanh năm nằm ngủ dưới đất ở điều kiện nhiệt độ thấp, không khí loãng.
Bác sĩ Trát sẽ châm cứu, xông ngải trị liệu cho bệnh nhân. Nền y học cổ truyền Tây Tạng có lịch sử 2.000 năm.
Bác sĩ Trát vo nhỏ lá ngải, đặt vào khớp xương bệnh nhân sau đó châm lửa, thổi hơi để lửa cháy. Khi lửa sắp bén vào da người bệnh, ông Trát nhanh chóng dập lửa.
Xông ngải xong, người bệnh tiếp tục được châm cứu vào cổ.
"Y học Tây Tạng gồm nội trị và ngoại trị. Nội trị là uống thuốc, thường kết hợp nhiều loại thảo dược với nhau, chủ yếu lấy ở cao nguyên Thanh Tạng. Ngoại trị là châm cứu, chích máu, giác hơi, cầm máu bằng bơ chảy hoặc chữa vết thương bằng bã rượu lúa mì Thanh Khoa (một loại lúa mì của Tây Tạng)", bác sĩ Trát cho biết.
Ngoài xông ngải và châm cứu, bác sĩ Trát còn giác hơi và kê đơn thuốc cho bệnh nhân.
Ra khỏi nhà người bệnh đầu tiên, Trát Bảo nhờ hai người dân giúp mình kéo xe khỏi suối rồi tiếp tục tới vài lều khác chữa bệnh tới tối.
Bác sĩ Trát tạm nghỉ, để đồng nghiệp Canh bắt mạch cho bệnh nhân.
Bác sĩ Trát cùng đồng nghiệp thường về nhà vào 22h30.
Đêm đã khuya, Trát Bảo vẫn tranh thủ đọc sách y. Dù điều kiện làm việc gian khổ, ông vẫn không từ bỏ công việc của mình.
"Tôi đã quen với cuộc sống trên cao nguyên. Nếu ngày nào đó phải rời xa nơi này, tôi thật không nỡ", ông chia sẻ.
Hải Yến
Theo QQ
Cuộc sống đời thường ở đất Phật Tây Tạng Tây Tạng luôn được nhắc tới như một miền đất của sự hoang vu, huyền bí với những người gìn giữ truyền thống Phật giáo từ hàng nghìn năm trước. Nằm trên cao nguyên cao nhất thế giới, Tây Tạng được mệnh danh là "Nóc nhà của thế giới". Cao nguyên và 37.000 sông băng ở đây cung cấp nước cho hơn nửa...