Đường từ bục vinh quang đến vành móng ngựa
Thay vì bục vinh quang đã nhiều lần đứng trên đó, giờ hắn phải đứng trước vành móng ngựa để đối mặt với án tù vì tội giết người.
Từ bục vinh quang đến vành móng ngựa
Sáng 22/7, TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử vụ giết người xảy ra trên phố Đoàn Thị Điểm vào lúc 1giờ30 ngày 4/2/2009. Vì va chạm trong “giới anh chị”, hai bên đã dàn trận bắn nhau như “trong phim hành động”. Tham gia “trận chiến” đó còn có hai anh em VĐV wushu Trần Xuân Ánh và Trần Đức Trang.
Không còn nụ cười tươi rói, chiếc huy chương vàng lấp lánh đứng trên bục vinh quang, giờ Trần Đức Trang đang lầm lũi đứng trước vành móng ngựa, cùng với đôi mắt buồn là bản mặt lạnh te, lì lợm. Ra hầu toà ngoài Trần Đức Trang còn có các bị cáo Lê Bá Thành, Bùi Văn Tú, Phạm Ngọc Điệp, Trần Duy Dương, Nguyễn Quốc Tú, Triệu Tuấn Anh, Chu Hữu Lộc, Trần Thành Lập, Đặng Cao Tú, Nguyễn Thị Thanh Hiền, Nguyễn Duy Nam. Phiên toà dự kiến sẽ diễn ra trong hai ngày.
Các bị cáo kể trên phải hầu toà về các tội giết người, tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, g ây rối trật tự công cộng, không tố giác tội phạm, che giấu tội phạm.
Hai anh em Trần Xuân Ánh (tức Ánh trọc, SN 1982) và Trần Đức Trang (SN 1980) được bố là HLV Trần Đức Khang dạy võ từ nhỏ. Trang học võ năm lên 6, còn Ánh được bố “truyền nghề” năm mới 4 tuổi. Cả hai anh em đều sớm thành danh, khi ở tuổi 17, Ánh và Trang đều đã đoạt được HCV trong giải đấu trẻ toàn quốc môn wushu.
Trang trước vành móng ngựa và ngày trên bục vinh quang đã xa của anh em Trang- Ánh
Con đường vinh quang của cả hai anh em nở rộ khi cả hai đều giành được nhiều huy chương ở những giải đấu trong và ngoài nước. Ánh từng đoạt Huy chương đồng giải vô địch Thế giới, vô địch châu Á; còn Trang từng đoạt Huy chương vàng giải hậu Sea games, Huy chương đồng Asiat 13… Ngoài ra, cả hai còn đoạt nhiều danh hiệu, nhận nhiều huy chương ở các giải đấu trong nước.
Ở hàng ghế dưới, người cha của Trang, cũng là HLV, người đã từng có lúc tự hào về cậu con trai lớn của mình khi anh ta mang lại vinh quang bằng những tấm huy chương, ngồi lặng lẽ trong góc phòng xử án, đôi mắt dõi về phía vị đại diện VKS đang đọc bản cáo trạng với khuôn mặt đầy lo âu.
Mối thù đeo đẳng
Vào đêm 1/12/2004, do có mâu thuẫn từ trước, Trần Xuân Ánh đến nhà nghỉ Linh Anh (phố Thông Phong) gặp chị Hoàng Thuý Linh. Tại đây, hai bên nảy sinh cãi vã. Ánh đã hành hung chị Linh và chồng là Đào Ngọc Thiết (tức Thiết “cù”). Và mối thù giữa Thiết “cù” và Ánh đeo đẳng từ đây.
Đêm hôm sau, hai bên hẹn nhau ra ngõ Hàng Cháo vào đêm 2/12/2004 để “nói chuyện”. Đêm đó, Trần Đức Trang cũng có mặt. Để “rửa hận”, nhóm của Thiết “cù” đã dùng súng bắn nhóm của anh em Ánh, Trang. Hậu quả, Thiết “cù” và nhóm “đàn em” ôm mối hận vào tù “ bóc lịch”.
Video đang HOT
Các bị cáo tại toà
Hai năm sau đó, vào ngày 29/8/2006, trong một lần “vui vẻ” với một em gái tuổi 13, Ánh đã bị công an quận Đống Đa bắt. TAND TP Hà Nội đã xử Ánh 5 năm tù giam vì tội giao cấu với trẻ em.
Trong khi em trai ngồi tù, Trang vẫn mải mê với sự nghiệp. Do bị chấn thương khi thi đấu, Trang phải sang Nhật để điều trị. Anh ta ở lại Nhật 3 năm làm huấn luyện cho một khóa đào tạo vệ sỹ. Đến cuối năm 2008, Trang từ Nhật trở về VN và tiếp tục theo học tại trường Đại học TDTT. Niềm vui đoàn tụ của Trang được toàn vẹn khi đợt đặc xá năm 2009, cậu em trai tên Ánh được tha tù trước thời hạn.
Đến trước Tết Nguyên đán Kỷ Sửu (2009), Thiết “cù” cũng ra tù và vẫn mang trong lòng mối thù với Ánh.
Gây hấn
Khoảng 21 giờ 30 ngày 3/2/2009, nhóm của Ánh và Trang đối mặt với Thiết “cù” và Cường “chuột”. Giáp mặt nhau, nhóm của Thiết “cù” cay cú vì vụ việc xảy ra từ ngày 2/12/2004 như đã nói ở trên nên đã bắt Ánh phải xuống nước xin lỗi hắn. Nhưng đối với Ánh, việc phải xin lỗi là điều không dễ chấp nhận, ngược lại, nó làm máu “iêng hùng” trong người Ánh như càng sôi sục.
Sau màn thách đố, hẹn nhau một “trận chiến” mới, Ánh gọi cho các “chiến hữu để “tham chiến”. Thấy em trai mới ra tù lại sắp vướng vào rắc rối, Trang đã gọi điện cho Cường “chuột” để mong cho qua chuyện cũ, nhưng Cường “chuột” không đồng ý.
Nhóm của Ánh chuẩn bị áo giáp, súng AK, súng côn xoay, đạn… rồi lên ô tô đến điểm hẹn.
Đến 1 giờ 15 ngày 4/2/2009, chiếc ô tô của nhóm Ánh và Thiết “cù” đỗ xịch trước ngõ 23, phố Đoàn Thị Điểm. Khi đó Phạm Văn Thắng (SN 1969, ở quận Hai Bà Trưng, HN), là người của nhóm Thiết “cù” bước xuống xe, tay cầm súng K59, vừa đi vừa chửi, nhắm về phía nhóm của Ánh mà bóp cò.
Lúc đó, Ánh cũng dùng súng AK bắn trả 2 phát, một phát trúng vào ngực Thắng. Dù dính đạn, nhưng Thắng vẫn bắn tiếp 1 phát trúng vào chân Lê Bá Thành, là đồng bọn của Ánh.
Nghe tiếng súng nổ, Trang chạy ra để hỗ trợ em trai. Thấy Thành bị Thương, Trang cùng Bùi Văn Tú dìu Thành chạy trốn.
Sau khi được đưa vào bệnh viện, Thắng đã tử vong, còn Thành được Trang nhờ Nguyễn Duy Nam điều trị vết thương. Nam thông qua Trần Duy Dương nhờ Nguyễn Quốc Tú thuê một bác sỹ công tác tại bệnh viện 354 mổ lấy đầu đạn từ đầu gối chân trái của Thành. Sau đó Nguyễn Thị Thanh Hiền là bạn của Thành đã giúp anh ta bỏ trốn.
Trong lần gây hấn này, Thiết “cù” thoát tội giết người vì tòa xét thấy chưa đủ căn cứ để khởi tố bị can đối với Thiết về hành vi giết người, VKSND TP Hà Nội đã ra quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố đối với Thiết. Công an HN đã tách toàn bộ tài liệu liên quan đến Thiết để tiếp tục điều tra, xử lý sau.
3 đối tượng tham gia vụ nổ súng là Trần Xuân Ánh, Đỗ Mạnh Cường, Lê Minh hiện đang bỏ trốn. Cơ quan công an đã ra quyết định tạm đình chỉ điều tra, tách vụ án, khi nào bắt được các đối tượng sẽ xử lý sau.
Theo Vietnamnet
Nỗi đau của người bà trong vụ con giết cha
Bà nội, mẹ và em Mẫn vẫn chưa hết bàng hoàng đau đớn vì án tử hình của cậu.
Bà lão tóc bạc trắng một tay chống đùi, tay kia vịn vào cô gái lọ mọ bước vào phòng xử án. Dưới ánh sáng mờ của những ngọn đèn cũ kỹ, đôi mắt mờ đục của bà loang loáng nước, tấm lưng gù cũng lộ rõ hơn trong cái dáng xiêu vẹo.
Run rẩy trình tờ giấy triệu tập, bà được anh thư ký hướng dẫn đến băng ghế trên cùng chỉ dành riêng cho phía bị hại. Thế nhưng ánh mắt đau đáu của bà lão cứ dán chặt về phía phòng lưu phạm, nơi thấp thoáng vài áo cảnh sát đang vây quanh một can phạm trẻ - Phan Minh Mẫn (20 tuổi), cũng là cháu đích tôn của bà.
Được dẫn ra, chàng thanh niên gầy nhẳng cúi thấp đầu hơn khi nhìn thấy đôi tay run run của bà nội hướng về phía mình. Trước vành móng ngựa, Mẫn khúm núm, nhỏ nhẹ với những câu trả lời đầy lễ phép khiến không ai có thể nghĩ đây lại là một nghịch tử mang tội giết cha.
Giọng nghèn nghẹn, Mẫn khai 17 tuổi, mẹ Mẫn sinh ra cậu trong hoàn cảnh khốn khó tại một huyện vùng ven của TP HCM. Tuổi thơ của cậu chìm đắm trong những cơn hoảng loạn để chạy trốn đòn roi của cha và những giọt nước mắt tủi hờn, đắng cay của mẹ. Không hôm nào là cha Mẫn không say, mà đã say là phải có thứ gì đó cho ông đập, ông đánh. Hai anh em Mẫn có thể dắt díu nhau chạy trốn, nhưng mẹ cậu thì phải ê mình chịu trận vì không muốn chồng phủ đòn lên đầu con thơ.
Rồi Mẫn cũng trưởng thành và là sinh viên của một trường cao đẳng kinh tế nghiệp vụ theo mong ước của mẹ. Bởi theo bà, Mẫn phải học hành thành người mới có thể đưa gia đình thoát được cảnh khốn khó nên bà không tiếc công vun vén cho cậu. Tự sâu trong đáy lòng, cậu sinh viên đem lòng oán hận cha chất ngất dù chưa từng cãi lời ông một lần.
Vậy là, tối 9/11/2009 đi học về, Mẫn thấy cha nằm ngủ dưới nền nhà tại phòng khách, mùi rượu nồng nặc. Nhớ lại hình ảnh người cha tàn bạo đánh đập mẹ dã man 2 ngày trước, Mẫn nảy sinh ý định giết cha để chấm dứt cuộc sống "địa ngục" của gia đình.
Theo đó, cậu sinh viên đi mua một ổ cắm điện và một phích cắm. Mẫn lấy một đoạn dây điện tuốt hết vỏ nhựa rồi cuộn lại thành vòng tròn và cắm ổ điện vào nguồn, kéo lại gần cha, hai tay cầm hai đầu dây điện chích thẳng vào người ông nhiều lần cho đến khi ông bất động. Biết cha chết, đứa con trai định mang dây điện đi phi tang thì gặp mẹ chở em gái về nên kể lại mọi chuyện cho bà nghe. "Sao con làm vậy? Ông ấy là cha con mà...", người mẹ khóc ngất trước tội tày đình của con trai.
Đến lúc này Mẫn mới sực tỉnh, cậu luống cuống chạy theo mẹ vào lay gọi cha và đỡ ông nằm lên ghế salon. "Mẹ đừng báo công an...". "Nhưng họ sẽ điều tra ra, con sẽ đi tù chung thân hay tử hình luôn đó...", mẹ Mẫn nói trong nước mắt. Sau đó, bà đã gọi người nhà của chồng đến hô hấp nhân tạo và đưa cha Mẫn tới bệnh viện cấp cứu nhưng tất cả đã quá muộn.
"Tại sao bị cáo lại tuốt vỏ dây điện rồi vo thành vòng tròn mới chích vào người cha?" - chủ tọa nghiêm giọng.
"Do bị cáo tuốt dài quá...", Mẫn cúi thấp đầu tránh ánh mắt của những người xét xử đang xoáy vào mình.
"Là sinh viên của một trường dạy nghề, bị cáo nhận thức quá rõ việc mình làm. Bị cáo vo lại để diện tích điện tiếp xúc với thân thể cha nhiều hơn. Hồ sơ vụ án thể hiện lúc đó bị cáo rất bình tĩnh, chích điện nhiều lần, kéo dài đến gần 5 phút... Về mặt đạo lý xã hội, đạo đức gia đình, bị cáo suy nghĩ gì về hành vi của mình?" - vị thẩm phán bức xúc.
"Bị cáo có tội với gia đình, có tội với pháp luật...", Mẫn cắn chặt môi đến ứa máu để ngăn tiếng khóc, nhưng những giọt nước mắt ân hận muộn mằn cứ lăn dài xuống hai gò má xanh rớt của chàng sinh viên.
Phan Minh Mẫn tại phiên tòa.
Dưới khán phòng, nhiều người dự khán buông tiếng thở dài xót xa. Còn người thân của Mẫn, những gương mặt hao hao giống bà nội cậu, cũng ôm mặt khóc nức nở. Chỉ riêng bà lão là ngồi bất động, tấm thân của bà như oằn xuống thành ghế, phần lưng gù như nhô hẳn lên. Được mời lên thẩm vấn, bà lão lập cập bước gần đến bàn HĐXX, giọng hiu hắt:
"Sinh con ra nhưng tôi không sinh được tính. Con trai tôi quá tệ bạc với vợ con nhưng tôi khuyên mãi không được. Đã 20 năm nay con dâu tôi phải đi làm thuê về nuôi chồng nhưng luôn bị nó đánh đập. Có những đêm thấy mẹ con nó tơi tả dắt nhau về xin tá túc và ăn cơm mà lòng tôi đau như cắt. Nhiều lần vì quá thương dâu, thương cháu, tôi khuyên mẹ thằng Mẫn thôi chồng đi chứ sống như vầy khổ quá mà nó không chịu nghe... Còn thằng Mẫn (bà bắt đầu khóc), nó vốn là đứa ngoan hiền, hiếu thảo. Nhưng vì bồng bột, thiếu suy nghĩ mà đã gây ra tội tày đình thế này... Xin tòa tha tội cho cháu tôi..."
Đây không phải lần đầu tiên bà xin các cơ quan pháp luật "nương tay" cho Mẫn. Ngay từ khi xảy ra vụ án đau lòng này, chứng bệnh tim và khớp của bà thêm trở nặng nhưng bà cùng những người con khác vẫn đi gõ cửa từng nơi, gửi những lá đơn cứu xét đẫm nước mắt để xin giảm nhẹ tội cho đứa cháu đích tôn của mình. Cũng là để giảm bớt nỗi đau mà họ phải gánh chịu.
Mẹ Mẫn cũng được thẩm vấn, trình bày với tòa, bà cho biết Mẫn đã nhiều lần khuyên mẹ nên báo chính quyền về việc cha bạo hành nhưng bà đều từ chối. Bà sợ mang tiếng với xóm làng. Để rồi đến khi xảy ra chuyện, bà mới biết mình cũng là nguyên nhân gián tiếp đẩy con vào con đường phạm tội. Một cái tội mà "trời không dung, đất không tha" như lời cáo buộc của đại diện VKS.
Giờ nghị án nặng nề trôi. Bà lão vẫn ngồi như hóa đá, thân hình vẫn méo xệch trên băng ghế. Mãi lâu sau, bà mới ngước đôi mắt ráo hoảnh, khó nhọc nói về đứa con bạc mệnh: "Tôi đã không còn nước mắt để khóc nữa rồi. Đau lắm chứ... Nhưng tôi đẻ nó ra tôi biết mà, nó tệ lắm. Còn thằng Mẫn thì quá dại dột. Chỉ mong sao pháp luật khoan hồng cho nó..."
Ngày 16/7, cho rằng tính chất vụ án là đặc biệt nghiêm trọng, hành vi giết cha của bị cáo là rất dã man, không còn đạo lý, không còn khả năng cải tạo... TAND TP HCM đã tuyên phạt Phan Minh Mẫn mức án tử hình về tội "giết người".
Bản án chưa tuyên án xong, những tiếng kêu trời thảng thốt, những gương nhăn nhúm vì đau đớn, những ánh mắt thất thần cùng tiếng còng tay lạnh lùng... làm quang cảnh phiên tòa càng thêm ảm đạm. Quay đầu nhìn người thân lần cuối, Mẫn như ngã quỵ khi thấy mẹ và bà nội đã đổ gục xuống ghế từ lúc nào.
Nhiều người dự khán chứng kiến cảnh đau lòng trên cũng không cầm được nước mắt. Ai cũng hiểu, bà lão kia đang phải chịu nỗi đau vừa được nhân đôi khi lại mất thêm đứa cháu.
Theo Pháp Luật TP. HCM
Truy tố bị can bắn nhau trên phố Đoàn Thị Điểm Trần Đức Trang, Trần Xuân Ánh trong giải wushu trẻ toàn Quốc lần thứ nhất năm 1999 Viện KSND dân thành phố Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng, chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án sang TAND thành phố Hà Nội truy tố 12 bị can trong trong vụ nổ súng giết người trên phố Đoàn Thị Điểm xảy ra hồi đầu...