Đường Trịnh Công Sơn thành phố nhậu
Dọc tuyến phố Trịnh Công Sơn (thành phố Huế) dài gần một km mọc lên hàng chục quán nhậu với những cái tên Diễm Xưa, Phố Trịnh, Hạ Trắng… Tối đến, những âm thanh hỗn tạp náo động cả một khúc sông Hương.
Dọc tuyến đường Trịnh Công Sơn bây giờ là la liệt các quán nhậu, có người lấy luôn tên bài hát của cố nhạc sĩ đặt tên cho quán mình. Ảnh: Nguyễn Đông
Được tỉnh Thừa Thiên – Huế đặt tên vào tháng 3 vừa qua, đường Trịnh Công Sơn ở Huế là con đường đầu tiên của Việt Nam mang tên cố nhạc sĩ tài hoa. Chủ trương của tỉnh cũng như mong đợi của những người yêu Trịnh là biến con đường thành “không gian văn hóa Trịnh” với những đoàn khách du lịch đến chụp hình, các kiốt được bày trí hài hòa hai bên đường sẽ bày bán băng, đĩa, phim ảnh về Trịnh; những quán cà phê mang tên những ca khúc của cố nhạc sĩ lúc nào cũng cất lên những ca khúc nhẹ nhàng, sâu lắng…
Tuy nhiên, sau thời gian ngắn được đặt tên, nơi đây trở thành “không gian nhậu”. Dọc con đường bắt đầu từ cầu Gia Hội xuôi theo bờ sông Hương về phía đò Cồn dài 600 m có tới gần 30 quán nhậu mọc san sát. Các quán đã “tận dụng” mặt bằng công viên đang xây dựng để kê bàn đón khách. Xe máy, ôtô đậu kín hai bên đường khiến người đi bộ phải tràn xuống lòng đường, giao thông lộn xộn.
Bà Hồng, một người dân sống tại khu vực này, cho biết ngày trước khi tỉnh chưa đặt tên đường Trịnh Công Sơn cũng như chưa có dự án xây dựng công viên, chỉ có một vài quán buôn bán và kinh doanh quán nhậu. Nhưng từ khi đường được đặt tên thì cả khoảng đất rộng ven sông đều bị đặt biển, xếp bàn mở quán. Mùa hè vừa rồi tối nào khách cũng đông nghịt đến nhậu nhẹt từ chập tối đến mãi khuya.
“Nhiều người nơi khác thấy khách đổ đến đây đông cũng tìm thuê mặt bằng để mở quán. Có khi vì tranh giành khách mà xảy ra cãi vã, ảnh hưởng đến an ninh trật tự”, bà Hồng nói thêm.
Phía công viên đang xây dựng ven sông Hương, thực khách ngồi chật kín. Ảnh: Nguyễn Đông
Việc kinh doanh làm mất đi cảnh quan đường Trịnh Công Sơn đã làm những người yêu Trịnh lo lắng. Nhà nghiên cứu Huế Nguyễn Đắc Xuân cho biết không chỉ cá nhân ông mà phía gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và những người yêu Trịnh đều rất buồn bởi sau bao nhiêu năm Huế mới có được con đường mang tên cố nhạc sĩ Trịnh, nhưng mở đường rồi lại để tình trạng buôn bán tràn lan.
“Dân chúng chỉ biết lợi dụng tên con đường và không gian xung quanh để kinh doanh kiếm tiền chứ không ai quan tâm đến việc tạo cảnh quan văn hóa cho đường Trịnh Công Sơn. Đồng ý là họ có quyền được kinh doanh buôn bán nhưng phía các đơn vị quản lý phải biết cách quản lý và hướng dẫn họ kinh doanh sao cho có văn hóa”, ông Xuân kiến nghị.
Trao đổi với VnExpress, ông Lê Văn Phiệt, Đội trưởng Đội quản lý đô thị thành phố Huế, thừa nhận từ khi Huế đặt tên đường Trịnh Công Sơn thì nơi đây trở thành tuyến phố ăn nhậu, tranh mua tranh bán và chặn xe người đi đường ép khách vào quán ăn nhậu. Ngay cả xe của đội quản lý đô thị thành phố đi dẹp trật tự cũng bị chặn lại ép vào quá nhậu vì nhầm tưởng là thực khách.
“Nhiều khi đội quản lý đô thị yêu cầu các chủ quán dẹp bỏ nhưng cứ vắng bóng lực lượng của đội là các quán xá di động lại đua nhau mọc lại, người dân bất chấp quy định để kinh doanh kiếm tiền. Cái khó là còn các hộ dân chưa chấp nhận di dời giải tỏa nên tiếp tục buôn bán và gây khó dễ việc quản lý đô thị”, ông Phiệt nói.
Video đang HOT
UBND thành phố Huế đang xây dựng công viên dọc đường Trịnh Công Sơn do Trung tâm Công viên cây xanh thành phố Huế làm chủ đầu tư. Theo kế hoạch, công viên sẽ hoàn thành vào cuối năm 2011 với các hạng mục như: khu nhà lục giác (nơi trưng bày hiện vật và tổ chức các hoạt động tưởng niệm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn), đường dạo nội bộ… Tuy nhiên, tối đến người dân vẫn bê bàn ghế ra mở quán nhậu.
Ông Phan Đình Ngôn, giám đốc Trung tâm Công viên cây xanh thành phố Huế cho biết, do việc tranh chấp giải tỏa chưa giải quyết xong nên tiến độ của công trình bị ảnh hưởng.
Theo VNExpress
Ngang nhiên lấn chiếm thách đố Bộ trưởng GTVT
Lâu nay tình trạng chiếm dụng lòng đường, vỉa hè để làm nơi trông giữ xe, buôn bán... diễn ra khá phổ biến, khiến các con đường thêm quá tải, góp một phần không nhỏ vào tình trạng tắc nghẽn của các thành phố lớn, và dường như đang thách thức những nỗ lực nhằm cải thiện giao thông đô thị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng.
Bộ trưởng Bộ GTVT và các cấp ngành đang tìm mọi cách để giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn (đặc biệt là Hà Nội và TP. HCM), từ những giải pháp mang tinh dài hạn như cải thiện hệ thống hạ tầng giao thông, xây dựng đường sắt đô thị, đến các giải pháp ngắn hạn như hạn chế phương tiện cá nhân, khuyến khích đi xe buýt; tổ chức phân làn, tách dòng phương tiện; điều chỉnh giờ làm việc, giờ học...
Tuy nhiên, lâu nay vẫn tồn tại tình trạng chiếm dụng lòng đường, vỉa hè để làm nơi trông giữ xe, buôn bán... khiến các con đường nhỏ càng thêm chật hẹp, thực trạng này đã được nhiều người nói tới, lãnh đạo ngành giao thông cũng thừa nhận, thậm chí lực lượng chức năng đã có nhiều đợt ra quân xử lý, nhưng tình hình vẫn chẳng thay đổi được là bao.
Khu vực cấm để xe đạp, xe máy, họp chợ, bán hàng rong, nhưng có lẽ không cấm đỗ ô tô. Ảnh chụp vỉa hè đường Trần Bình Trọng.
Đóng góp ý kiến cho việc cải thiện giao thông đô thị, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam cho rằng, điều cần làm đầu tiên là tổ chức lại giao thông đô thị, trong đó nhiệm vụ quan trọng đã nói từ rất lâu là trả lại lòng đường cho phương tiện đi lại, trả lại hè phố cho người đi bộ.
"Ở ta có điều rất bất hợp lý là đường đã chật nhưng lại phân đường để làm chỗ đỗ xe, hè phố bị chiếm dụng hết để giữ xe, kinh doanh. Khẩu hiệu "đường thông, hè thoáng" ngành giao thông đưa ra từ lâu nhưng chưa thực hiện được. Nếu làm được việc này, chắc chắn tắc nghẽn sẽ giảm đi rất nhiều", ông Hùng đề xuất.
Theo ghi nhận của chúng tôi, ngay tại 5 tuyến phố Hà Nội đã tổ chức phân làn, tình trạng chiếm dụng lòng đường, vỉa hè để đỗ xe diễn ra rất phổ biến. Dù trước đấy, đánh giá sau 15 ngày thực hiện tổ chức phân làn phương tiện, ông Nguyễn Xuân Tân, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội khẳng định, trên tất cả 5 tuyến phố đang được phân làn không cho trông giữ xe ô tô, những điểm trông giữ xe đã cấp phép trước đó ở những tuyến phố này đã cho thu hồi giấy phép. Nếu xe nào vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm, cần thiết có thể cho xe đến cẩu về đồn để xử lý.
Dưới đây là những hình ảnh PV VTC News ghi lại ngày 26/10 trên các tuyến phố ở Hà Nội:
Dù được tổ chức phân làn, cấm dừng đỗ ô tô, nhưng một phần lòng đường Xã Đàn vẫn phải "nhường" cho đoàn ô tô dừng đỗ.
Phố Bà Triệu đã không còn vỉa hè, lòng đường cũng bị chiếm dụng.
Vỉa hè phố Bà Triệu trước cổng Bệnh viện Mắt bị quây lại thành điểm trông giữ xe máy.
Lòng đường Đại Cồ Việt.
Đường Phố Huế.
Vỉa hè to hay nhỏ đều được tận dụng triệt để. Ảnh chụp trên đường Trần Quốc Toản.
Vị trí đầu đường Đinh Tiên Hoàng này được bố trí để xe taxi đỗ không quá 15 phút và điểm dừng xe buýt nhưng lâu nay bị biến thành điểm trông giữ ô tô ngày và đêm.
Vị trí của mình bị chiếm, xe buýt phải đỗ chiếm một phần lòng đường Đinh Tiên Hoàng.
Đường Trần Hưng Đạo.
Ngay vỉa hè đường Trần Hưng Đạo trước khu vực Bộ Giao thông vận tải cũng thành bãi trông giữ xe máy khổng lồ.
Vỉa hè đường Lê Duẩn bị chiếm dụng để bày bán hàng.
Vỉa hè đầu đường Xã Đàn.
Khi Bộ trưởng Bộ GTVT đang kêu gọi người dân đi xe buýt, đưa ra nhiều biện pháp mạnh để lập lại trật tự xe buýt, thì nhiều điểm dừng đỗ, nhà chờ vẫn bị chiếm dụng làm nơi bán hàng nước, cánh xe ôm đứng đợi khách. Ảnh chụp nhà chờ đầu đường Nguyễn Trãi.
Lối lên cầu đi bộ sang đường cũng bị chiếm dụng, chiếm gần hết lối lên cầu. Ảnh chụp cầu vượt đường Tây Sơn, trước cổng ĐH Công Đoàn.
Theo VTC
Chợ Nhổn tràn ra đường 32 Hàng quán đua nhau tràn ra đường 32 để buôn bán, nên hàng ngày vào đầu giờ sáng, đường 32 qua khu vực chợ Nhổn luôn trong tình trạng lộn xộn, ùn tắc... Chợ Nhổn, huyện Từ Liêm nằm giữa khu đông dân và sát đường 32. Đường rẽ vào chợ lại liền kề với đường vào Trung tâm Huấn luyện thể thao...