Đường trên cao: Ác mộng bụi – tiếng ồn
Tiếng ồn và bụi đang là ác mộng với người dân hai bên đường trên cao đầu tiên ở Thủ đô từ Mai Dịch đến Linh Đàm mặc dù mới được thông xe.
Tiếng ồn, bụi tấn công
Từ khi đưa vào sử dụng tuyến đường trên cao đầu tiên ở Thủ đô dài 9km từ Linh Đàm đến Mai Dịch, người dân sống và làm việc trong các tòa nhà cao tầng bị “tra tấn” bởi tiếng ồn và bụi. Làm việc trong tòa nhà Vinaconex trên đường Phạm Hùng, anh Đặng Thìn Giang phàn nàn, những giờ cao điểm nhiều phương tiện giao thông tham gia trên tuyến đường gây tiếng ồn lớn. Anh Giang phải luôn đóng kín các cửa kính tòa nhà, thậm chí nghĩ thêm nhiều cách để cách âm.
Sống trong tòa nhà chung cư Linh Đàm, chị anh Nguyễn Văn Ngôn cho biết, ngay từ khi cầu cạn chạy qua Linh Đàm khu đô thị mất hẳn mỹ quan. Bụi bặm nhiều hơn, âm thanh đủ loại tạp âm, ầm ĩ suốt ngày. Anh Ngôn phàn nàn, nhà mặt đường nhưng cửa kính đóng, không lúc nào dám mở ra. Anh Nguyễn Văn mạnh, cư dân tòa nhà Keangnam, đường Phạm Hùng, Hà Nội cũng không dám ra ban công ngắm đường phố vì “ồn ào nhức đầu”.
Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Sỹ Liêm cho rằng, việc làm cầu cạn chẳng qua là bất đắc dĩ, buộc phải làm. Ưu điểm lớn nhất của đường trên cao là biện pháp hữu hiệu giảm ùn tắc giao thông. Các địa điểm xây dựng đường trên cao thường là những điểm đen ùn tắc, khó về quỹ đất giải phóng mặt bằng. Các phương tiện lưu thông được bảo đảm tốc độ đi nhanh, không có các đường ngang cắt qua, không phải dùng đèn xanh đèn đỏ.
Tuy nhiên, đã xây đường trên cao cũng có nhiều hạn chế như mất mỹ quan đô thị, tốn kém tiền của và nhất là ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Theo ông Phạm Sỹ Liêm, việc tham gia giao thông ở các tầng sẽ gây ồn cho các công trình kiến trúc ở hai bên đường. Do vậy những người dân hai bên đường sẽ bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm âm thanh và bụi. Ngoài ra, cũng ảnh hưởng đến sự riêng tư của nhà dân. Thông thường, nhà dân bên đường, tầng 1 làm kinh doanh, tầng 2 để sinh hoạt. “Nếu đi trên cầu cạn, có thể nhìn vào tầng 2, tầng 3 của nhà người ta, làm mất sự riêng tư”, ông Liêm phân tích.
Video đang HOT
Đường vành đai 3 trên cao cần có biện pháp chống ồn (Ảnh: Hồng Phú)
Cùng quan điểm, kỹ sư xây dựng cầu đường Nguyễn Ngọc Dũng, làm việc tại một công ty xây dựng công trình giao thông Hà Nội cho rằng, vấn đề tiếng ồn và bụi là điều chắc chắn sẽ xảy ra với những nơi có đường trên cao đi qua. Đặc biệt, ở những nơi có nhiều tòa cao ốc, sự dội âm, va đập sóng âm là cho con người có cảm giác chóng mặt, ù tai, buồn nôn. Thậm chí, người dân còn có cảm giác rung động nhẹ như một số người ở đường Phạm Hùng, Hà Nội phản ánh.
Cần xây dựng “tường chắn âm”
Việc xây dựng đường trên cao sẽ giúp giảm ùn tắc giao thông, nhưng vẫn phải bảo đảm cuộc sống người dân bên đường không bị ảnh hưởng. “Đã không xây thì thôi, xây dựng là phải xác định bị ảnh hưởng ít nhiều. Ở nước ta, đường trên cao thường được xây như một giải pháp chứ không phải quy hoạch ban đầu. Nhà dân, chung cư mọc trước, đường trên cao mọc lên sau do vậy, nhà dân khó tránh bị ảnh hưởng”, ông Liêm cho biết.
Khi xây dựng đường trên cao, có hai hạn chế sẽ nảy sinh là cảnh quan đô thị và tiếng ồn. Do vậy, về vấn đề cảnh quan, cần có tính toán giữa hai phương án, nên xây dựng đường trên cao hay đi ngầm. Ở đường vành đai phía ngoại thành có thể xây đường trên cao, nhưng nếu đường đi qua phố cổ Hà Nội nên xây ngầm.
Vấn đề giảm tiếng ồn, thông thường khi xây dựng đường trên cao, chủ đầu tư phải xem xét đến giải pháp chống ồn. Khoảng cách từ nguồn phát ra tiếng ồn đến đầu hồi của các công trình cao tầng cần có tính toán hợp lý theo quy định chống ồn. Tuy nhiên, chúng ta thường không có sự quan tâm cần thiết cho vấn đề này. Việc đánh giá tác hại của tiếng ồn cho con người rất khó khăn vì phản ứng của con người đối với tiếng ồn rất khác nhau. Có người chịu được âm thanh to, có người sợ sự ồn ào… Tuy nhiên, người dân phải sống và làm việc trong môi trường có tiếng ồn ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng.
Ông Phạm Sỹ Liêm đề xuất giải pháp, đường trên cao vừa khánh thành đoạn Mai Dịch – Linh Đàm, cần thiết xây dựng tường chắn âm. Tường này là những tấm kim loại có thể hút âm thanh, ngăn chặn âm thanh xây dựng hai bên đường. Những con đường trên cao ở Pháp, Trung Quốc… đoạn đi qua khu dân cư họ đều làm tường chống ồn.
Về phía người dân, theo kỹ sư Nguyễn Ngọc Dũng, có thể dùng thêm những biện pháp như lắp cửa chống ồn làm từ vật liệu cách âm tốt, luôn đóng kín khít cửa để tạp âm không lọt vào trong tòa nhà. Lưu ý cửa kính 2 hoặc 3 lớp cách nhau bằng lớp khí trơ, cửa gỗ dày hoặc nhiều lớp, bọc vật liệu xốp. Người dân cũng nên có thêm một lớp tường bao, có khoảng không cách âm sẽ giảm được rung động âm thanh truyền qua kết cấu tòa nhà.
Theo kỹ sư Dũng, sống trong chung cư, khó tránh được tiếng ồn. Nhất là những chung cư gần với con đường lớn, nhiều xe qua lại. Với người dân mới đến sống và làm việc ở chung cư sẽ khó khăn hòa nhập nhưng sẽ quen hơn theo thời gian.
Ông Phạm Sỹ Liêm cho biết thêm, thực ra Hà Nội không phải bây giờ mới có đường trên cao. Đường đê Yên Phụ cũng có thể coi là đường trên cao. Bởi mặt đường đê Yên Phụ, Hà Nội cao bằng tầng 3, tầng 4 nhà dân hai bên. Vậy nhưng, lâu nay người dân không kêu ồn. Đó là bởi người dân đã quen với cuộc sống đó. Ông Liêm cũng cho biết, nhà người thân gia đình ông gần đường sắt Long Biên, Hà Nội. Tàu đi qua, giường rung bần bật, đang đêm đang ngủ tưởng động đất. Ban đầu rất khó chịu, hưng lâu dần thành quen.
Theo 24h
Sẽ phạt nặng xe máy đi đường trên cao HN
"Nhiều phương tiện xe máy, xe ba bánh vẫn phớt lờ lệnh cấm và "vô tư" leo lên cầu cạn vành đai 3 trước hết cần phải xem xét lại công tác tuần tra, kiểm soát phân làn và xử phạt phương tiện của lực lượng chức năng"- ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết.
Xử lý vi phạm 24/24h
Đánh giá về tình trạng giao thông tại các nút giao với cầu cạn sau khi thông xe, ông Hiệp cho rằng, bức tranh giao thông tại các khu vực này đã thông thoáng hơn rất nhiều, giảm ùn tắc giao thông so với trước đây mặc dù mật độ phương tiện lưu thông trên cầu cạn vành đai 3 chưa nhiều.
Tuy nhiên, ông Hiệp cũng cho biết, ngay sau khi tiến hành thông xe vào 21/10, chỉ trong hai ngày đầu tiên đã có 2 vụ tai nạn thương tâm xảy ra.
Nguyên nhân chủ yếu là do xe máy đi ngược chiều và đi vào đường cấm. Ngoài ra, tai nạn xảy ra khi thông xe còn vắng bóng lực lượng CSGT đứng chỉ dẫn trong ngày đầu thông đường.
Cần bố trí lực lượng 24/24 để xử phạt xe máy vi phạm đi lên đường cao tốc
"Sau 10 giờ đêm không có sự tuần tra kiểm soát nên các phương tiện vẫn thản nhiên lên cầu, thậm chí chạy song song đua tốc độ với ôtô, chạy ngược chiều", ông Hiệp nói.
Để hạn chế tình trạng trên, ông Hiệp cho biết: Sáng ngày 23/10, Ủy ban ATGT có đề nghị lực lượng liên ngành CSGT, Thanh tra giao thông Hà Nội tăng cường lực lượng, xử lý các vi phạm 24/24 giờ.
Ông Hiệp cũng nói rõ, để răn đe người điều khiển phương tiện giao thông "phớt lờ" lệnh cấm, cố tình đi lên đường cao tốc trên cao trong hai ngày qua, lực lượng CSGT cần xử phải xử phạt thật nghiêm những trường hợp vi phạm.
Trước nhiều ý kiến cho rằng, với tốc độ lưu thông 80 km/h, công tác xử phạt vi phạm trên đường cầu cạn sẽ gặp nhiều khó khăn, ông Hiệp khẳng định: Việc xử phạt không khó vì lực lượng sẽ thành lập các chốt chặn ở hai đầu cầu cạn hoặc các nhánh lên xuống của đường cao tốc để xử lý.
Khi được hỏi về hệ thống biển báo hướng dẫn trên đường cầu cạn, ông Hiệp cho rằng: Mặc dù tuyến đường có cắm các biển báo hiệu hướng dẫn, chỉ đường cho các phương tiện lưu thông nhưng nhiều biển báo quá nhỏ, đặt tại vị trí không tiện cho người đi trên đường quan sát.
"Hệ thống biển báo được tính toán quá nhỏ bé so với tốc độ của phương tiện lưu thông. Vì vậy, các đơn vị cần phải có biển báo từ xa để phân làn, phân luồng phương tiện để người tham gia giao thông có thể chủ động", ông Hiệp nói.
Đường mới tai nạn giao thông dễ tăng đột biến
Đề cập đến vấn đề nhiều tuyến đường có hạ tầng tốt thường xuyên xảy ra tai nạn do tốc độ lưu thông cao, nhiều xe không làm chủ được tốc độ, ông Hiệp nhận định, một số tuyến đường mới khánh thành có thực trạng tai nạn giao thông gia tăng đột biến.
Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia đưa ra dẫn chứng cụ thể như tuyến Quốc lộ 6 đi Điện Biên - Sơn La có lúc tai nạn tăng 100% so với năm 2011.
Theo ông Hiệp, cần phải xử lý kiên quyết tình trạng xuất hiện các bến "xe dù" trên đường cao tốc trên cao
Bày tỏ quan điểm về thực trạng hình thành những "bến xe dù" ngay tại khu vực cầu lên xuống đường cao tốc trên cao, ông Hiệp cho rằng, ý thức người tham gia kém chính là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này.
"Việc kiểm tra, xử lý xe dù không khó, nhưng quan trọng lực lượng chức năng làm đến đâu và xử lý như thế nào", ông Hiệp nói.
Theo 24h
HN: Vi phạm tràn lan tại đường trên cao Sau ngày thông xe toàn tuyến đường trên cao hiện đại nhất Hà Nội, sáng 22/10, ghi nhận của PV cho thấy tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông xảy phổ biến. Ngay tại các khu vực cầu dẫn lên tuyến đường ở các phố Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến, Nguyễn Xiển..., bất chấp có biển báo cấm, nhiều xe...