Đường trên 700 tỷ đồng tại Cà Mau chưa xong đã sụt, sạt và tiếp tục rạn nứt
Tuyến đường Tắc Thủ – Đá Bạc (đường BT) có những vị trí sụt và sạt lở ngày càng tiếp diễn, xuất hiện những vị trí khả năng xảy ra sự cố mới, gây rất nhiều khó khăn và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Dự án xây dựng tuyến giao thông Tắc Thủ – Đá Bạc ( Trần Văn Thời, Cà Mau) với mục tiêu đường cứu hộ, cứu nạn đê biển Tây, phục vụ quốc phòng an ninh khu vực hòn Đá Bạc, kết hợp với phòng chống cháy rừng Vườn quốc gia U Minh Hạ, được tỉnh Cà Mau ký kết và ban giao cho Công ty cổ phần Tập đoàn Đồng Tâm làm chủ đầu tư theo hình thức BT (xây dựng – chuyển giao), từ tháng 5/2015, với tổng nguồn vốn đầu tư trên 700 tỷ đồng.
Sau thời gian dài giám định, vị trí sự cố đầu tiên thuộc giai đoạn 1 của Dự án đã được xử lý.
Cụ thể, Dự án tuyến giao thông Tắc Thủ – Đá Bạc được khởi công xây dựng vào ngày 31/1/2016. Vào tháng 1/2019, giai đoạn 1 của Dự án (từ Cơi 6 A – Đá Bạc) được thông xe kỹ thuật. Đến ngày 31/1/2020, đoạn đường này xuất hiện một vị trí sụt lún. Nghĩa là đúng 4 năm sau khởi công xây dựng và một năm sau khánh thành, đoạn đường này xuất hiện một vị lún đầu tiên với hàng chục mét (gần cầu Nông Trường 402, ấp Cơi 6 B, xã Khánh Bình Tây). Tiếp đó vào ngày 6/2, trên đoạn đường này, cách vị trí thứ nhất không xa cũng đã xuất hiện một vị trí sụt lún mới, nặng nề hơn.
Do đó, sau khi sự cố xảy ra, tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo các ngành chức năng chuyên môn vào cuộc, tiến hành tổ chức giám định nhằm tìm ra nguyên nhân. Sau thời gian dài, đến nay kết quả giám định vẫn chưa được công bố.
Vị trí sụt lún thứ nhất đã được khắc phục, còn vị trí thứ 2 vẫn đang tiếp tục sạt lở nghiêm trọng hơn khi bị ảnh hưởng từ những cơn mưa đầu mùa, làm mất hơn nữa mặt đường mà chưa được xử lý khiến việc lưu thông qua khu vực này hết sức nguy hiểm.
Video đang HOT
Vị trí sụt lún thứ 2 tại giai đoạn 1 của Dự án vẫn chưa được xử lý, gây rất nhiều khó khăn cho người dân.
Cụ thể, giai đoạn 1 của Dự án đường Tắc Thủ – Đá Bạc xây mới 13,8 km đường và 6 cây cầu, từ cầu Xáng Múc đến cống Đá Bạc, được thông xe kỹ thuật vào ngày 07/1/2019.
Đối với giai đoạn 2 của Dự án là mở rộng trên nền đường nhựa cũ từ Tắc Thủ đến Co Xáng. Giai đoạn này thuận lợi thi công, tuy nhiên tiến độ vẫn rất chậm, hiện chưa hoàn thành công trình dù đã trễ hẹn rất lâu theo cam kết.
Theo đó, có một vài vị trí mặt đường hoàn thành cũng là lúc xuất hiện sụt lún, hoặc rạn nứt có nguy cơ sụt lún, sạt lở bất cứ lúc nào. Điều đáng nói là sự cố sụt lún tại vị trí thuộc gói thầu số 25 do Công ty Cổ phần xây dựng và phát triển Huy Hoàng thi công (xã Khánh An, Trần Văn Thời, Cà Mau), phía bên trong là đồng tôm đầy nước, không phải khô hạn như là một tác nhân, làm mất phản áp, theo nhận định ban đầu về nguyên nhân gây sụt lún tại các vị trí thuộc giai đoạn 1 của Dự án đã nêu trên.
Biển cảnh báo sụt lún, sạt lở trên tuyến đường thuộc giai đoạn 2 của Dự án.
Hiện, tại vị trí gần điểm cuối của giai đoạn 2 (giáp với điểm đầu giai đoạn 1) thuộc xã Trần Hợi (Trần Văn Thời, Cà Mau) cũng đã xuất hiện rạn nứt mặt đường, nguy cơ sụt, sạt lở trong thời gian tới là rất lớn.
Không hiểu vì lý do gì mà toàn tuyến giao thông có chiều dài chưa tới 30 km, quy mô cấp IV đồng bằng với tổng giá trị hợp đồng trên 700 tỷ đồng thi công mãi không xong, trong khi liên tiếp sụt, sạt, rạn nứt ở những đoạn đã hoàn thành khiếu người dân lo ngại về an toàn giao thông và chất lượng công trình.
Kiến nghị kiểm tra sức khoẻ 15.000 ngư dân phòng dịch Covid-19
Ngày 26/3, thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) cho biết, đơn vị vừa có văn bản kiến nghị Sở Y tế lập chốt kiểm tra sức khỏe ngư phủ trên các tàu cá vào địa phương qua cửa biển sông Ông Đốc.
Trung bình hàng tháng có khoảng 15.000 ngư phủ, 1.000 tàu cá có công suất lớn trong tỉnh và các tỉnh khác như Trà Vinh, Bến Tre, Kiên Giang,... đánh bắt hải sản về cửa biển sông Ông Đốc (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời).
Các ngư phủ trên các tàu cá này chưa được giám sát tình trạng sức khỏe và yếu tố dịch tễ tiếp xúc, gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại địa phương.
Trước tình hình trên, để kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh tại tỉnh Cà Mau nói chung và địa bàn huyện Trần Văn Thời nói riêng, Trung tâm Y tế huyện Trần Văn Thời kiến nghị Sở Y tế phối hợp Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau chỉ đạo Đồn biên phòng Sông Đốc thành lập chốt kiểm soát dịch Covid-19.
Ảnh minh họa.
Việc làm này nhằm kiểm tra tình trạng sức khỏe của ngư phủ trên các tàu cá qua cửa biển sông Ông Đốc trước khi cho ngư phủ về địa phương.
Trước đó, Công an tỉnh Cà Mau đã có quyết định thành lập 4 chốt kiểm soát dịch Covid-19 tạm thời tại ranh giới của các tuyến giao thông đường bộ vào địa bàn tỉnh. Cụ thể, gồm: Quốc lộ 1 tại xã Định Bình, TP.Cà Mau; quản lộ Phụng Hiệp tại xã Tân Thành, TP.Cà Mau; đường Xuyên Á tại xã Biển Bạch, huyện Thới Bình và quốc lộ 63 tại xã Trí Phải, huyện Thới Bình.
4 chốt kiểm soát dịch Covid-19 thực hiện nhiệm vụ từ ngày 18/3 và hoạt động 24/24h các ngày trong tuần (kể cả thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ). Bên cạnh đó, mỗi chốt chia làm 3 ca trực gồm 4 người/ca.
Nhiệm vụ của lực lượng CSGT là ra hiệu lệnh dừng phương tiện, phối hợp với lực lượng kiểm soát quân sự đảm bảo trật tự an toàn giao thông, không để xảy ra ùn tắc giao thông. Nhân viên y tế tiến hành thu thập, tổng hợp thông tin khai báo y tế đối với tất cả người trên phương tiện (xe ô tô, mô tô, gắn máy) đến địa phương từ vùng có dịch, đo thân nhiệt đối với các trường hợp có hiện tượng nghi ngờ nhiễm bệnh.
Cà Mau: Cưa trụi gần 500 cây xà cừ to để...chống sạt lở Ngày 13/3, thông tin từ UBND xã Khánh Bình Tây (huyện Trần văn Thời, Cà Mau) cho biết, thực hiện theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND huyện xã đã tiến hành cắt tỉa cây xanh dọc theo tuyến đường Tắc Thủ - Vàm Đá Bạc (đoạn qua Nông trường 402). Theo đó, có hơn 500 cây (chủ yếu là xà cừ) bị...