Đường trăm tỷ bị bỏ quên
Sau một thời gian sử dụng, con đường ven đầm đẹp bậc nhất xứ Huế dường như bị “bỏ quên”, nhiều thiết bị hỗ trợ giao thông bị mất cắp hoặc hỏng hóc, không được sửa chữa, bổ sung, thay thế.
Thiết bị hộ lan bảo đảm an toàn giao thông đường trăm tỷ tây đầm Lập An (TT-Huế) bị hỏng hóc, mất cắp lâu ngày nhưng chưa được duy tu, thay thế kịp thời.
Tuyến đường Trịnh Tố Tâm ven đầm Lập An kể từ khi ra đơi đến nay xóa hoàn toàn việc chia cắt thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, tỉnh TT-Huế) về phía tây, trở thành điểm nhấn tham quan du lịch.
Mười năm trước, đường phía tây đầm Lập An được Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng nguồn vốn dư từ dự án hầm đường bộ Hải Vân để đầu tư xây dựng, với tổng trị giá 108 tỷ đồng. Đường dài 10,8 km, chạy ven phía tây đầm Lập An, nối Quốc lộ 1A từ nam đèo Phú Gia, điểm cuối cũng nối với Quốc lộ 1A ở nam cầu Lăng Cô. Tuyến đường ra đời giải quyết triệt để tình trạng ốc đảo cô lập của bộ phận dân cư phía tây thị trấn Lăng Cô, tạo nên tuyến tham quan du lịch tuyệt đẹp.
Gần đây, trên tuyến hay xảy ra tình trạng mất cắp các thiết bị bảo đảm an toàn giao thông. Anh Dương Đăng N., dân Lăng Cô, phản ánh: Việc tháo gỡ thiết bị, lấy cắp vật tư hộ lan tập trung ở đoạn đường qua vùng Trường Đồng gần chân đèo Phú Gia, kéo dài đến khu vực giáp ranh tổ dân phố An Cư Tây. Vật tư bị lấy cắp xen kẽ theo từng đoạn. Có nơi, như đoạn gần chân đèo Phú Gia, các tấm tôn hộ lan bị tháo hết ốc vít, bu-lông liên tục từ 3 đến 4 vị trí, khiến cho thiết bị chính bung ra khỏi trụ đỡ.
Video đang HOT
Theo quan sát của PV, bên cạnh nạn trộm cắp, các vụ va chạm, tai nạn giao thông do xe ô tô gây ra cũng là nguyên gây mất, hỏng nhiều thiết bị hộ lan đường tây đầm Lập An. Từ dấu vết hiện trường cho thấy, dù tai nạn xảy ra đã lâu, thiết bị hư hỏng đã bị tháo đi hoặc mất cắp, tôn hộ lan “khuyết” ở nhiều đoạn. Trong khi, các thiết bị này lại là một phần không thể thiếu cho an toàn đường bộ, góp phần giảm mức độ nguy hiểm, giảm thiệt hại khi người và phương tiện không may gặp nạn.
Trao đổi với PV Tiền Phong chiều 16/8, ông Nguyễn Quê, Phó trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế – Công nghiệp tỉnh TT-Huế, xác nhận có tình trạng mất cắp, hỏng hóc thiết bị bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến đường tây đầm Lập An do đơn vị này quản lý. “Chúng tôi có nắm sự việc. Nạn mất cắp không chỉ xảy ra ở tuyến đường này mà ở cả những tuyến đường mới trồng cây xanh do đơn vị quản lý. Chúng tôi đề nghị Công an huyện Phú Lộc có biện pháp hỗ trợ ngăn chặn. Sắp tới, những thiết bị phục vụ an toàn giao thông bị hỏng, mất sẽ được cho sửa chữa, thay thế bằng nguồn kinh phí duy tu bảo dưỡng thường xuyên về đường sá của đơn vị”, ông Quê cho biết.
Theo Tiền Phong
Đã làm đê bao còn nâng đường, có lãng phí?
Nhiều chuyên gia cho rằng TP.HCM nên mạnh dạn cho dừng các dự án nâng đường để tính toán lại giải pháp chống ngập
"TP.HCM vừa làm đê bao bên ngoài vừa nâng đường ồ ạt bên trong là cách làm lãng phí, thậm chí còn gây ra nhiều hệ lụy khó lường". Nhiều chuyên gia về chống ngập bày tỏ như thế sau khi Pháp Luật TP.HCM phản ánh về thực trạng nâng đường với xu hướng ngày càng tăng cao.
Làm đê bao lại nâng đường là lãng phí
Trung tâm Chống ngập TP.HCM cho biết hiện nay trên địa bàn TP có 17 tuyến đường còn ngập chưa được xử lý và 23 tuyến đường đã được xử lý bằng giải pháp tạm vẫn còn khả năng ngập. Để xóa ngập, nhiều tuyến đường cần phải được nâng cấp, lắp đặt, thay thế hệ thống cống thoát nước. Vậy những tuyến đường này cần phải nâng cao bao nhiêu thì hợp lý?
Ông Đỗ Tấn Long, Trưởng phòng Quản lý thoát nước, Trung tâm Chống ngập, cho biết các dự án nâng đường do Sở GTVT phê duyệt, trung tâm không có số liệu về các dự án nâng đường đã và đang thực hiện. "Có nhiều dự án nâng đường do quận, huyện làm chủ đầu tư, Trung tâm Chống ngập cũng không nhận được báo cáo" - ông Long nói.
Theo tìm hiểu, các dự án nâng đường do Sở GTVT phê duyệt thời gian gần đây đều có cốt nền từ 2 m trở lên so với cốt chuẩn quốc gia. Mới nhất là việc khởi động dự án nâng cấp khoảng 1,4 km quốc lộ 13 đi qua quận Thủ Đức (có tổng mức đầu tư gần 379 tỉ đồng, do Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình quận Thủ Đức làm chủ đầu tư). Sở GTVT đã phê duyệt cốt nền cho dự án đạt đến 2,5 m nên dự kiến mặt đường sẽ được nâng cao gần 2 m so với hiện hữu.
Nếu quốc lộ 13 được nâng đạt cốt trên thì đây sẽ là tuyến đường được nâng cao nhất TP.HCM hiện nay. Nhưng điều đáng nói là trong khi dự án nâng cấp quốc lộ 13 đang triển khai thực hiện thì "bên ngoài" tuyến đường này cũng có một dự án chống ngập quy mô khác. Đó là dự án đê bao bờ tả sông Sài Gòn (đoạn qua quận Thủ Đức, dài khoảng 4 km, có tổng mức đầu tư 444 tỉ đồng) hiện đã thi công một số đoạn xung yếu. "Vừa nâng quốc lộ 13 lên cao, vừa làm đê bao ngăn triều bờ tả sông Sài Gòn đoạn dọc tuyến đường này là lãng phí thấy rõ" - ThS Hồ Long Phi, chuyên gia về chống ngập, bình luận.
Theo ThS Hồ Long Phi, đối với dự án chống ngập cho khu vực rộng trên 50 ha thì phương án làm đê bao ngăn triều sẽ hợp lý hơn nâng đường. "Dự án làm đê bao ngăn triều cho những vùng có diện tích lớn sẽ có chi phí thấp hơn việc nâng đường nhưng hiệu quả chống ngập lại cao hơn. Đây là tính toán kỹ thuật đã được chứng minh trên thực tế, được nhiều nước công nhận, áp dụng. Do đó theo tôi, nếu đã có dự án đê bao bờ tả sông Sài Gòn thì phải xem xét lại việc nâng quốc lộ 13 lên thêm 2 m có cần thiết hay không" - ông Phi đề nghị.
Hố ga thoát nước ở đường Kinh Dương Vương (đoạn từ mũi tàu Phú Lâm đến vòng xoay An Lạc, quận Bình Tân, TP.HCM) nâng lên cao hơn mặt đường cũ cả mét. Ảnh: HOÀNG GIANG
Nên dừng nâng đường để tính lại
Kỹ sư Lê Thành Công, người có nhiều năm nghiên cứu về chống ngập ở TP.HCM, cũng cho rằng cách nâng đường chống ngập như hiện nay gây lãng phí là điều thấy rất rõ. Ông lập luận: "Nâng đường chỉ chống ngập được mặt đường nhưng sẽ gây ngập các tuyến hẻm, ngập các khu dân cư. Vì thế, sau khi nâng đường thì số tiền bỏ ra để nâng hẻm, nâng nhà dân rất lớn. Chống ngập như thế là lãng phí. Đó là chưa nói các dự án nâng đường và làm đê bao ngăn triều có thể trùng lắp nhau, lại gây lãng phí thêm".
Theo kỹ sư Công, hiện nay TP.HCM chưa có quy hoạch chi tiết về thoát nước nhưng chỉ căn cứ vào quy hoạch tổng thể về cốt nền xây dựng chung để nâng đường nên hiệu quả sẽ không cao. Bởi lẽ các dự án chống ngập không được tính theo lưu vực và liên lưu vực nên nâng đường thiếu tính toán có thể gây ra tình trạng chặn hướng thoát nước, gây ngập úng. "Không phải ở TP.HCM vùng nào có cốt nền thấp hơn mực nước triều cũng đều bị ngập. Nói thế để thấy rằng các vùng ngập ở TP có đặc điểm khác nhau, có nơi ngập do cống thoát nước chưa có hoặc chưa kết nối chứ không phải do thấp trũng. Do đó cần phải quy hoạch chi tiết thoát nước cho từng khu vực thì mới có giải pháp hợp lý được" - ông Công đề nghị.
Cùng quan điểm này, ThS Hồ Long Phi phân tích các tuyến đường sau khi nâng cao sẽ giống như các tuyến đê bên trong TP. Nếu không tính toán hợp lý, nó sẽ gây trở ngại hướng thoát nước nên nâng đường cao mà không đồng bộ với nâng hẻm, nâng nhà dân theo thì sẽ gây ra ngập úng. Khi đó, việc chống ngập sẽ càng phức tạp hơn. Ông Phi đề xuất: "Theo tôi, TP.HCM nên mạnh dạn dừng các dự án nâng đường chống ngập để tính toán phương án chống ngập cho thật hợp lý. Nếu chúng ta vừa dồn vốn thực hiện dự án ngăn triều mà căng sức để nâng đường chống ngập thì không những gặp khó khăn về nguồn vốn mà hiệu quả cũng sẽ không cao".
Đúng quy trình nhưng sai thực tế Các dự án nâng đường ở địa bàn TP.HCM trong thời gian qua mới nhìn thì thấy hợp lý vì đều đúng quy trình, đúng với quy hoạch. Tuy nhiên, về thực tế nó không đúng. Nếu thực hiện theo quy hoạch cốt nền xây dựng chung với lý do TP.HCM có nhiều nơi thấp hơn đỉnh triều nên phải nâng nền lên đạt hơn 2 m thì không lẽ Hà Lan có cốt nền thấp hơn mặt nước biển 5 m họ phải nâng đường lên đến 6 m? Hay như đồng bằng sông Cửu Long, cốt nền thấp hơn TP.HCM rất nhiều thì phải nâng hết cả vùng này lên để chống ngập? Đó là chưa nói đến hiện nay, TP.HCM đã thực hiện dự án ngăn triều với mức đầu tư đến 10.000 tỉ đồng. Nếu vừa làm đê bao mà vẫn ồ ạt nâng đường như thời gian qua sẽ gây lãng phí lớn. ThS HỒ LONG PHI _____________________________________ 100.000 tỉ đồng là kinh phí ước tính để TP.HCM thực hiện các dự án chống ngập giai đoạn 2016-2020. 10 năm qua, TP.HCM đầu tư khoảng 24.300 tỉ đồng cho các dự án chống ngập. Tính đến hết năm 2014, tổng dư nợ vay cho chống ngập của TP.HCM đã hơn 25.100 tỉ đồng. Dự kiến mỗi năm tới, TP.HCM phải trả 4.250 tỉ đồng gồm nợ gốc và lãi vay cho các dự án trên. Về việc nâng đường, hiện chưa có đơn vị nào thống kê đầy đủ các dự án đã, đang hoặc sắp làm.
Theo Trung Thanh - Khang Bách (Pháp luật TP.HCM)
Xây tượng danh nhân, đài phun nước hàng chục tỷ đồng tại Bình Thuận: Lãng phí không cần thiết UBND tỉnh Bình Thuận đang tổ chức lấy ý kiến góp ý thực hiện giai đoạn 2 dự án công viên cây xanh, dự kiến đặt tên công viên Võ Văn Kiệt, (P.Phú Thủy, TP.Phan Thiết). Theo đó, giai đoạn 2 sẽ xây dựng các tượng danh nhân, hệ thống đài phun nước... Phối cảnh đài phun nước 19,5 tỷ đồng. Ảnh: Cổng...