Đường tới COC vẫn gập ghềnh quanh co
Theo tạp chí Diplomat, để chạm tới vạch đích là ký kết COC với Trung Quốc, ASEAN còn phải đi một chặng đường dài với nhiều khúc quanh bởi khát vọng quyền lực của Bắc Kinh tại Biển Đông là quá lớn, trong khi chính trong nội bộ khu vực cũng đang có nhiều thành viên coi trọng lợi ích của riêng quốc gia mình.
Dù tiến trình đạt được COC đã có những bước chuyển biến nhất định, mà đỉnh điểm là vòng tham vấn chính thức đầu tiên tại Tô Châu (Trung Quốc) hôm 15/9 vừa qua, nhưng Diplomat cho rằng: đây có thể tiếp tục chỉ là một đòn đánh lạc hướng ASEAN. Bởi sau khi cuộc họp vừa kết thúc, cả giới chức lẫn hệ thống truyền thông “đa giọng” của Trung Quốc đã liên tiếp nhấn nhá quan điểm “cần soạn thảo COC dần dần”, hay hạ thấp tính hiệu quả của bộ quy tắc này khi cho rằng COC không thể “trói chặt” Bắc Kinh trên Biển Đông.
Với những diễn biến đó, hầu hết truyền thông các nước trong khu vực đều đặt ra một dấu hỏi lớn về thiện chí của Trung Quốc trong việc thiết lập nên một bộ quy tắc có tính ràng buộc cao hơn một DOC mong manh đã bị phá vỡ. Điển hình trong đó có tờ Channel News Asia (Singapore) với bài viết “Beijing open to code of conduct in South China Sea, but not now” (tạm dịch là “Bắc Kinh chào đón COC, nhưng không phải lúc này”). Bài viết đánh giá Trung Quốc vẫn sẽ thấy thoải mái hơn khi ngồi vào các bàn đàm phán song phương thay vì đa phương. Hay thậm chí đến cả các tờ báo hàng đầu Trung Quốc như Nhân dân Nhật báo, Thời báo Hoàn Cầu rồi đến hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa xã cũng đều đăng tải các bài xã luận, phân tích nói về khả năng đạt được COC, cũng như đong đếm những thiệt, hơn mà Trung Quốc đối mặt một khi đặt bút ký kết. Điều đó cho thấy COC khó có thể đạt được trong tương lai gần, trong khi những tuyên bố trước đó đã không được tôn trọng.
Việc Trung Quốc có ngồi lại với ASEAN trong vòng tham vấn đầu tiên, và dự kiến vòng tham vấn thứ hai sẽ diễn ra tại Thái Lan vào năm sau, có thể hiểu là Bắc Kinh buộc phải chấp nhận, theo một góc độ nào đó, không thể trì hoãn COC lâu hơn được nữa. Nhưng Diplomat cảnh báo: động thái này không hề đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẵn sàng có những điều chỉnh cần thiết để xây dựng một COC hiệu quả đúng như kỳ vọng. Nếu dễ bề gạt bỏ tranh chấp, thì đã không có các đợt tập trận uy hiếp gần bãi ngầm James – điểm chót của đường lưỡi bò phi pháp – chỉ cách Malaysia khoảng 80km hồi tháng 3, rồi tập trận chống ngầm quy mô lớn tại khu vực Biển Đông mới diễn ra vào ngày 25/9, hay duy trì và kéo dài “đường lưỡi bò” nhằm giữ nhịp cho các tuyên bố chủ quyền phi lý… Do đó, trong thời gian tới, chính quyền Bắc Kinh sẽ không từ bỏ cái gọi là “lợi ích cốt lõi” mà các quan chức nước này tuyên bố trên các vùng lãnh thổ đang tranh chấp.
Tuy nhiên, còn một nguyên nhân khác có thể khiến tốc độ tiến tới COC có thể chậm lại. Kể cả khi bộ quy tắc này được hoàn thiện, Bắc Kinh có thể lợi dụng điều này để gây khó khăn cho các mối quan hệ giữa Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản hay Nga với các nước Đông Nam Á – được xem là yếu tố “pha loãng” tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. Theo Diplomat, Philippines, Singapore và Malaysia là ba nước đang được Mỹ chú ý nhất. Trong khi Philippines dần trở thành kho vũ khí khổng lồ của Washington thì Singapore đã đạt được mối quan hệ an ninh lâu dài với Mỹ. Riêng Malaysia gần đây đã có những đợt tập trận chung với nền kinh tế lớn nhất thế giới. Washington cũng đã có đợt tập huấn quân sự với Kuala Lumpur trên Biển Đông. Song những tuyên bố của Malaysia về việc không quan ngại trước sự hiện diện của Trung Quốc trên Biển Đông hồi tháng 8 cho thấy không dễ để “đưa” Malaysia ra khỏi tầm phủ sóng của Bắc Kinh.
Video đang HOT
Đó là chưa kể tới nhận định của các học giả quốc tế về kịch bản Trung Quốc đang dùng chính COC như một phương tiện phân hóa nội bộ ASEAN. Cách hành xử “lạt mềm buộc chặt” khó lường cũng như việc không tiếc tiền đầu tư vào một số quốc gia trong khu vực đã và đang khiến cho sức ảnh hưởng của Bắc Kinh lên khu vực ngày càng gia tăng. Gary Lý – một nhà phân tích cấp cao thuộc IHS Maritime có trụ sở ở London – cho rằng: Bắc Kinh đang chuyển từ hình thức “làm ít hơn, can dự ít hơn” sang “làm nhiều hơn, can dự nhiều hơn”. Điều này báo hiệu quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, trong đó có các thành viên ASEAN, trong tương lai có thể “đổi vai” rất khó lường.
Do vậy, Diplomat bình luận rằng: con đường tiến tới COC nhằm kiềm chế sự hung hăng của Trung Quốc trên khu vực đang quanh co giữa một bên là tham vọng quyền lực quá lớn của Trung Quốc, mặt khác lại là lợi ích cá biệt của chính nhiều thành viên của ASEAN.
Theo Songmoi
Nhiều nước ASEAN có kế hoạch di chuyển thủ đô
Một số chính phủ Đông Nam Á đã dự tính nghiêm túc ý tưởng di dời các trung tâm chính trị của họ trong nhiều năm. Lý do vì sao?
Tờ The Diplomat số cuối tuần này đã có bài viết của tác giả Mong Palatino- người đã có 2 năm hoạt động với tư cách là đại diện cho giới trẻ trong Hạ viện Phillipines- về việc một số nước trong khối các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang có ý định di dời thủ đô đến một địa điểm khác.
Theo tác giả, trên thực tế, Malaysia đã di chuyển một phần trung tâm của Kuala Lumpur đến Putrajaya vào năm 1999, trong khi Myanmar đã chuyển vốn từ "thủ đô Yangon" thành Naypyidaw vào năm 2005.
Trong khi đó, các quan chức Thái Lan, Indonesia và Philippines đang thảo luận về các đề xuất di dời thủ đô của các nước này đến một địa điểm khác do tình hình đang xấu đi về vấn đề đô thị, ùn tắc giao thông và ngập lụt.
Theo tờ báo, việc di chuyển này rất quan trọng và cần phải có những quyết định táo bạo từ các nhà lãnh đạo cấp cao, bởi các thành phố như Bangkok, Jakarta và Manila đang có nguy cơ bị nhấn chìm. Hồi tháng 3/2011, một trận lũ lụt lịch sử khiến giới khoa học đã phải đưa ra cảnh báo rằng cả thành phố Bangkok, Thái Lan đã bị nhấn chìm 3cm mỗi năm.
Người dân thủ đô Bangkok, Thái Lan thường xuyên phải đi thuyền trong thành phố mỗi khi mưa lũ
Tại Jakarta, các thảm họa lũ lụt xảy ra trong tháng đã khiến giao thông thành phố bị tê liệt, đã chứng minh rằng chu kỳ lũ 5 năm tới sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Đối với những người ủng hộ, ý tưởng di chuyển thủ đô vốn không phải là hoàn toàn vô lý, thậm chí là ý tưởng đặc biệt cấp tiến. Quezon City là thủ đô Philippines trong khoảng thời gian từ 1948-1976. Một vài năm trước, cựu Tổng thống Gloria Arroyo nói bóng gió rằng bà tuân theo đề nghị di chuyển thủ đô đến thành phố Cebu. Năm 1957, Tổng thống Indonesia Sukarno cũng đề xuất di chuyển thủ đô Jakarta đến Palangkaraya ở Trung Kalimantan.
Những đề xuất di dời thủ đô không dễ dàng được thực hiện. Trước hết, kế hoạch di dời sẽ phải cõng trên lưng một khoản kinh phí khổng lồ.
Tuy nhiên, những đề xuất này không dễ dàng được thực hiện. Trước hết, kế hoạch di dời sẽ phải cõng trên lưng một khoản kinh phí khổng lồ. Chính quyền Myanmar cho biết, sẽ phải mất 4 tỷ USD để xây dựng một trung tâm mới tại Naypyidaw.
Sau đó, không có sự đảm bảo rằng chuyển sang một thủ đô mới sẽ thúc đẩy sự tiến bộ hoặc là nó sẽ giảm bớt những tai ương của thủ đô cũ. Còn người phát ngôn Hạ viện Indonesia Marzuki Alie cho biết ý tưởng khai hoang 2.000ha đất ở phía Bắc Jakarta và biến nó thành thủ đô mới.
Mặc dù cho đến nay, các đề xuất vẫn đang được thảo luận nghiêm túc, nhưng nhiều câu hỏi được đặt ra là thành phố thay thế liệu có làm giảm chất lượng cuộc sống ở các trung tâm đô thị hàng đầu Đông Nam Á này hay không?
Ngoài ra, chưa tính đến yếu tố văn hóa, tinh thần của các thủ đô cũ. Nhiều chuyên gia cho rằng, những vấn đề nên được nhấn mạnh trong các cuộc tranh luận không chỉ là việc đề cử thủ đô thứ hai mà là sự cần thiết phải thực hiện một mô hình phát triển có thể sẽ dẫn đến sự tiến bộ toàn diện của các thành phố, thị trấn và khu vực nông thôn.
Nói cách khác, thách thức không chỉ là xây dựng một thủ đô lớn được trang trí với các tòa nhà hùng vĩ và cung điện mà là việc tạo ra môi trường sống có thể sống được.
Tại Philippines, Thượng nghị sĩ Antonio Trillanes đã đề xuất việc thành lập một ủy ban để nghiên cứu tính khả thi của việc chuyển thủ đô của đất nước.
Theo Khampha
Người Philippines định biểu tình toàn cầu chống Trung Quốc Một liên minh gồm các nhóm người Philippines dự định tổ chức biểu tình chống Trung Quốc trên khắp thế giới vào tuần tới, trong khi chính phủ nước này tuyên bố họ không liên quan và sẽ không can thiệp hành động đó. Người Philippines biểu tình chống Trung Quốc tại Manila hồi tháng 5 năm ngoái. Ảnh:Reuters Diplomat dẫn lời Liên...