Đường tắt đến… bệnh viện tâm thần
Không chỉ gây nghiện như các loại ma túy thông thường, ma túy tổng hợp còn đáng sợ hơn, bởi sức tàn phá âm thầm nhưng hết sức khủng khiếp đối với hệ thần kinh của người sử dụng. Từ những thanh niên khỏe mạnh, người sử dụng ma túy “đá” sẽ trở thành những bệnh nhân tâm thần theo đúng nghĩa.
Lực lượng CSHS CAQ Cầu Giấy ngăn chặn thành công một thanh niên (áo đen)
bị ngáo đá cứa cổ tự tử giữa đường
Bàng hoàng “ngáo đá”
Khoảng năm 2006 là thời điểm ma túy “đá” lần đầu tiên xuất hiện ở Hà Nội. Và rất nhanh, trong một vài năm trở lại đây, loại ma túy này đã trở nên phổ biến. Nhiều đối tượng nghiện heroin cũng đã quay sang ma túy “đá”. Theo bác sỹ Lý Trần Tình – Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, ma túy “đá” chứa chất gây nghiện như thuốc phiện, ma túy thông thường, nhưng lại có thêm những tác hại khôn lường khác. Người sử dụng ma túy “đá” sẽ bị kích thích thần kinh khủng khiếp, từ đó tạo ra những ảo giác. Những ảo giác này không giống nhau, tùy vào thể trạng sức khỏe, lối sống, hành vi thường ngày và thậm chí là trạng thái vui buồn của mỗi người sử dụng. Điểm chung của những ảo giác là đều khiến người sử dụng ma túy “đá” ở trong trạng thái gần như hành động vô thức, rất nguy hiểm đối với những người xung quanh, và chính bản thân họ.
Trao đổi với PV, Thượng tá Trần Bạch Mai – Phó trưởng CAQ Cầu Giấy nhớ từng chi tiết vụ giải cứu đối tượng “ngáo đá” cố tìm cách tự sát, xảy ra ở phường Dịch Vọng cách đây chưa lâu. Sau một thời gian sử dụng heroin, Lê Thị Hương (SN 1970) ở Cầu Giấy, chuyển sang chơi “đá”. Trong một lần sử dụng quá liều, Hương bị ảo giác, chạy hùng hục trên đường trước khi lao vào một nhà dân rồi cố thủ ở trên gác xép. Tại đây, Hương đập vỡ chai rượu, tay lăm lăm hai cổ chai thách thức người nào dám lên giải cứu. Trong suốt 2 tiếng thuyết phục, sử dụng mọi biện pháp, cuối cùng CAQ Cầu Giấy cũng tước được hai mảnh cổ chai sắc nhọn Hương kề vào cổ, đảm bảo an toàn cho đối tượng trước ảo giác “bị một đoàn quân dao kiếm, mã tấu đuổi theo truy sát nên muốn chết”.
Cũng giống như Hương, Lê Anh Tuấn (SN 1970) ở Tây Hồ, Hà Nội, sau khi “bay” đã bị ảo giác, cuồng loạn chân tay, lao ra đường chặn xe máy, gào thét chửi bới người đi đường. Khi vợ của Tuấn đến khuyên nhủ, Tuấn tưởng… kẻ thù đến bắt mình, đã đấm cho vợ một cú trời giáng vào mặt.
Video đang HOT
Trung tá Ngô Chí Sơn – Đội trưởng Đội ma túy CAQ Cầu Giấy đánh giá: Những trường hợp bị “ngáo đá” như trên vẫn được xem là ở dạng nhẹ. Nhiều dân “chơi đá” quá liều còn bị “ngáo” đến mức hễ nhìn thấy người thân trong gia đình là đòi cầm dao kiếm chém, vì ảo giác khiến cho đối tượng nghĩ đó là đối thủ; hoặc có hành vi “bảo vệ” quá khích, ghê sợ như bắt cóc con mang đi giấu. Vụ án xảy ra ở Bệnh viện Nhi trung ương mới đây là một điển hình.
Trong cơn hoang tưởng do “ngáo đá”, nam thanh niên này đã cởi quần áo,
trèo ra mi cửa sổ cầm dao định tự tử
Gây nghiện không kém heroin
Nhìn nhận tình trạng sử dụng ma túy “đá” quá liều dẫn tới bị “ngáo”, chỉ huy Đội CSĐT tội phạm về ma túy CAQ Hoàn Kiếm cho biết, những ảo giác trong đầu của người sử dụng ma túy đá là do bị hưng phấn quá mức. Quá trình tạo sự hưng phấn này, hệ thần kinh của người bị “ngáo đá” bị phá hủy ở nhiều cấp độ khác nhau. Càng sử dụng “đá” nhiều thì hệ thần kinh càng bị phá hủy lớn. Và khi hệ thần kinh bị phá hủy thì người sử dụng ma túy “đá” chẳng khác nào một bệnh nhân tâm thần.
Dẫn chứng với PV, vị đại diện này cho hay, có trường hợp người chồng do sử dụng ma túy “đá” trong thời gian dài đã bị hoang tưởng. Cứ mỗi khi “chơi đá”, anh chồng lại thấy trước mặt mình một hình ảnh người thanh niên lạ hoắc biến thành tờ giấy nằm đè lên bụng vợ. Vậy là cả ngày anh ta nhốt vợ ở trong nhà không cho ra ngoài. Trong những lần hiếm hoi người vợ được ra khỏi nhà, anh ta đều cầm dao đi theo sau để “bảo vệ” vợ khỏi bị tờ giấy đè.
Trao đổi với PV, bác sỹ Lý Trần Tình cảnh báo: Qua những vụ án mà thủ phạm bị “ngáo đá” cho thấy, các đối tượng bị mất kiểm soát hành vi, bộc lộ tính cách bạo lực, hung hãn và man rợ trái ngược hẳn với bản chất trước kia. Thường trong những trạng thái đó người sử dụng ma túy “đá” cảm thấy sung mãn, phiêu diêu, sống trong trạng thái ảo, cảm nhận về thực tại lệch lạc, rối loạn nhận thức. Thực tế cho thấy có rất nhiều hành động quái đản, bất thường, kỳ quặc của những người sử dụng loại ma túy này khiến người dân hoảng hồn. Ngay cả khi vào điều trị tâm thần, những “bệnh nhân” này cũng khiến không ít người hoảng sợ.
Cũng theo bác sỹ Lý Trần Tình, nhiều người lầm tưởng loại ma túy “đá” không gây nghiện, không lâm vào hội chứng cai như heroin. Song thực chất, nó lại là loại ma túy gây ra nhiều ảo giác, hoang tưởng, tác động nhiều đến tâm lý của người dùng và cũng gây nghiện không kém. Thời gian sử dụng ma túy “đá” sẽ thay đổi theo độ “phê” của dân “đập đá” trong lúc sử dụng. Sau khi “chơi đá”, một số người sẽ “dồn coóng”, gom lượng “đá” sót lại từ chân lên phễu coóng để hút lần cuối. Đây là “tuần hút” dễ bị “ngáo” nhất, và cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều dân chơi có hành vi nguy hiểm đối với xã hội, và phải “an dưỡng” trong bệnh viện tâm thần vì những biến chứng, tác hại khủng khiếp của ma túy “đá”.
Hoàng Phong – Bích Thủy
Theo ANTD
Yêu cầu điều tra tham nhũng tại BV tâm thần
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Công an điều tra, làm rõ phản ánh tham nhũng tại Bệnh viện tâm thần Trung ương 2.
Ngày 26/11, Văn phòng Chính phủ có công văn gửi Bộ Công an về việc báo chí phản ánh tiêu cực tại Dự án Xây dựng, nâng cấp, mở rộng Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2.
Trước đó, ngày 24/11/2013, báo Thanh Niên có bài "Tham nhũng ở Bệnh viện Tâm thần" phản ánh tình trạng tham nhũng tại Dự án Xây dựng, nâng cấp, mở rộng Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 (thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).
Cụ thể, ngày 11/10/2010, Bộ Y tế phê duyệt kế hoạch đấu thầu các gói thầu năm 2010 dự án xây dựng, nâng cấp mở rộng Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2. Đến ngày 28/12/2010, giám đốc bệnh viện này với tư cách đại diện chủ đầu tư ký hợp đồng với Công ty CP xây dựng Hải Sơn thi công gói thầu trị giá hơn 5,1 tỉ đồng nâng cấp Khoa Dinh dưỡng.
Theo thiết kế, gói thầu này lắp đặt ống nhựa nối bằng phương pháp măng sông để thoát nước; lắp đặt hệ thống máy bơm, đường ống cấp nước; hệ thống thông hơi; hệ thống ống thoát mùi...
Sau khi nghiệm thu và thanh quyết toán công trình, các hạng mục trên không có nhưng chủ đầu tư vẫn thanh toán cho đơn vị thi công hàng trăm triệu đồng...
Báo Thanh Niên phản ánh, hệ thống thoát nước không được xây dựng như thiết kế
Báo Thanh Niên cũng cho biết, thời gian gần đây Tòa soạn nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc liên quan đến những dấu hiệu bất thường tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2. Đáng chú ý trong đó có đơn tố cáo gửi kèm theo băng ghi âm việc "mặc cả" giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công để quyết toán khống công trình và nhận tiền "lót tay". Cụ thể là thỏa thuận tỷ lệ chung chi 8% trên tổng giá trị gói thầu; trong đó đơn vị thi công "đưa trước" cho chủ đầu tư 300 triệu đồng...
Tại công văn ngày 26/11 của Văn Phòng chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Công an khẩn trương chỉ đạo điều tra, làm rõ nội dung phản ánh của báo chí.
Phó Thủ tướng yêu cầu nếu có sai phạm phải xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trong tháng 2/2014.
Theo Khampha
Tham nhũng ở bệnh viện tâm thần? Khi được cấp nguồn kinh phí lớn để đầu tư nâng cấp, mở rộng bệnh viện, chủ đầu tư đã hào phóng "trả tiền" cho hàng loạt những hạng mục hoàn toàn không được thi công và không có trong thực tế. Hệ thống thoát nước không được xây dựng như thiết kế Ngày 11.10.2010, Bộ Y tế phê duyệt kế hoạch đấu...