Đường sắt tốc độ cao vào dự án Luật trình Quốc hội
Theo quy hoạch, đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam sẽ hoạt động với vận tốc 200km/h vào năm 2050.
Ngày 31/10, trình bày trước Quốc hội dự án Luật đường sắt (sửa đổi), Bộ trưởng Giao thông Vận tả i Trương Quang Nghĩa cho biết, dự luật dành chương 8 cho nội dung về đường sắt tốc độ cao.
Chương này gồm 5 điều (từ điều 88 đến điều 92) quy định về chính sách phát triển, yêu cầu chung với đường sắt tốc độ cao, quản lý, bảo trì, quản lý an toàn và các yêu cầu chung khi đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao.
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa trình bày dự án Luật đường sắt (sửa đổi) sáng 31/10. Ảnh: Giang Huy.
Ông Nghĩa cho hay, theo quy hoạch phát triển đường sắt Việt Nam đã được Thủ tướng phê duyệt, giai đoạn từ 2020 đến năm 2030 ngành sẽ triển khai xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao. Trước mắt tốc độ chạy tàu được khai thác từ 160 km/h đến dưới 200 km/h. Đây là bước chuẩn bị để hoàn thiện và chạy tàu tốc độ 200 km/h.
Video đang HOT
Tầm nhìn đến năm 2050, ngành phấn đấu hoàn thành toàn tuyến đường sắt đôi tốc độ cao, khổ 1.435 milimét trên trục Bắc Nam; sau năm 2050 khai thác với tốc độ 350 km/h.
Từ những yêu cầu trên, Dự thảo Luật đề xuất bổ sung mới một mục về đường sắt tốc độ cao (tốc độ thiết kế 200 km/h) với các điều chủ yếu quy định về chính sách phát triển; các yêu cầu chung; đầu tư xây dựng; quản lý, bảo trì và kinh doanh; quản lý an toàn đường sắt tốc độ cao.
Dự Luật đường sắt sửa đổi bổ sung một chương về đường sắt tốc độ cao. Ảnh minh họa.
Thẩm tra dự án Luật, Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường đề nghị làm rõ hơn về nguồn tài chính, lộ trình thực hiện và những biện pháp bảo đảm tính khả thi về đường sắt tốc độ cao.
Dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2, dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa 14.
Võ Hải
Theo VNE
Chủ tịch Tổng Công ty Đường sắt VN xin từ chức
Ông Trần Ngọc Thành cho biết việc viết đơn xin nghỉ là quyền tự nguyện của mình vì sự ổn định chung của ngành.
Ngày 24-10, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, xác nhận vừa có đơn gửi Bộ GTVT và HĐTV tổng công ty xin từ chức chủ tịch và nghỉ chế độ sớm bốn năm.
Ông Thành cho biết ông viết đơn xin nghỉ việc ngày 13-10 và gửi đơn xin ngày 14-10. "Việc viết đơn xin nghỉ là quyền tự nguyện của tôi vì sự ổn định chung của ngành. Hiện tôi không có ý kiến gì thêm..." - ông Thành nói.
Ông Trần Ngọc Thành sinh năm 1960 (56 tuổi), được Bộ GTVT điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam từ tháng 4-2013.
Ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam.
Được biết vào giữa tháng 10-2016, Bộ GTVT đã bắt đầu làm thủ tục để luân chuyển, điều động ông Thành giữ chức vụ trưởng, phó trưởng Ban Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm lụt bão, Bộ GTVT. Người dự kiến luân chuyển về giữ chức vụ của ông Thành là ông Vũ Anh Minh, Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ GTVT.
Lần phát biểu gần đây trong ngày truyền thống của ngành, ông Thành khẳng định ngành đường sắt Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện hơn, hoạt động sản xuất, kinh doanh đang từng bước thích ứng với nền kinh tế thị trường.
"Với phương châm "An toàn - Thuận tiện - Thân thiện - Đúng giờ - Hiệu quả", những năm gần đây, ngành đường sắt đã quyết liệt triển khai hàng loạt dự án mang tính đột phá, đem đến chất lượng phục vụ, dịch vụ tốt hơn cho khách hàng. Tất cả nỗ lực, cố gắng đó đã xây dựng nên hình ảnh mới của Đường sắt Việt Nam, được nhân dân ghi nhận..." - ông Thành nói.
Theo Viết Long (Pháp Luật TPHCM)
Đường sắt cao tốc Bắc - Nam được tái khởi động Năm 2018, Bộ Giao thông Vận tải sẽ trình Chính phủ thẩm định dự án đường sắt cao tốc, nếu được thông qua sẽ hoàn thành một số đoạn trước 2030. Chiều 12/8, Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông thay mặt Chính phủ trình bày báo cáo xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án Luật đường...