Đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Huy động nhà máy Việt Nam?
Theo chuyên gia, dù công nghệ 200km hay 300km thì quan trọng nhất là phải huy động được tối đa các nhà máy ở Việt Nam chế tạo được.
Bay từ Hà Nội vào TP.HCM mất 5 tiếng, đi đường sắt cao tốc mất 6 tiếng
Tại toạ đàm về Thách thức và cơ hội phát triển ngành đường sắt do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 25/3, ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, kinh nghiệm quốc tế của các quốc gia phát triển, đặc biệt là Nhật Bản, đã cho thấy đường sắt cao tốc là hết sức cần thiết. Hiện, Chính phủ đã giao cho Bộ GTVT và đang hoàn thiện đề án xây dựng đường sắt tốc độ cao để trình Quốc hội.
“Với điều kiện địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện địa chính trị của chúng ta thì phát triển đường sắt cao tốc trong tương lai là hết sức cần thiết. Phải nói là tương lai gần, vì chúng ta chậm ngày nào thì chúng ta thiệt ngày đó. Chúng ta nhanh ngày nào thì chúng ta sẽ phát triển kinh tế- xã hội ngày đó”, ông Minh nói.
Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết thêm, với vận tải dưới 200 km/giờ là cự ly của đường bộ, từ 200-300 km/giờ là giao thoa của đường bộ và đường sắt, từ 300-1.500 km/giờ là cự ly của đường sắt. 1.500-2.000 km/giờ là giao thoa giữa đường sắt và hàng không. Trên 2.000 km/giờ là cự ly của hàng không.
“Bay từ Hà Nội vào TP.HCM chúng ta mất 5 giờ từ trung tâm nọ đến trung tâm kia, phải thay đổi phương thức vận tải nhiều lần. Nhưng với tốc độ 300 km/giờ, chúng ta sẽ mất 6 giờ để đi từ Hà Nội vào TP.HCM kể cả dừng đỗ ở ga, vì đường sắt từ Hà Nội vào TP.HCM là 1.540 km. Đấy là diện mạo đường sắt tốc độ cao trong tương lai.
Như vậy, rõ ràng người dân sẽ chọn đường sắt cao tốc vì đi từ Hà Nội vào Nghệ An không ai chọn đi máy bay, vì chỉ hơn một tiếng là tới nơi”, ông Minh phân tích.
Trong khi đó, ông Lê Hồng, chuyên viên cao cấp của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho biết, cần có một khoản kinh phí trong đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để nghiên cứu chế tạo đầu máy và hệ thống tín hiệu tàu cao tốc. Nghiên cứu thêm những công nghệ nào ứng với đường sắt cao tốc để hoàn thiện trình Chính phủ và trình Quốc hội sớm thông qua.
Đáng lưu ý, ông Lê Hồng nhấn mạnh: “Là công nghệ 200 km hay 300 km thì quan trọng nhất là mình phải huy động được tối đa các nhà máy ở Việt Nam chế tạo được, tận dụng được trí tuệ, nhân lực của chế tạo cơ khí Việt Nam”.
Chuyên gia khuyến nghị cần tận dụng trí tuệ, nhân lực của Việt Nam khi làm đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam
Đầu tư phân kỳ vì nguồn lực hạn chế
Video đang HOT
Đây là lưu ý của ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính). Theo ông Tiến, quan trọng nhất phải khẳng định việc xây dựng một tuyến tàu cao tốc không hẳn là khuyến nghị riêng của ngành đường sắt, mà nó là dự án đầu tư có tính lan tỏa, tạo sự thúc đẩy cho phát triển nhiều ngành. Dù là phát triển cho ngành cơ khí trước mắt và những ngành phát triển công nghệ cao, phải có sân chơi thì những DN đó mới phát triển được.
Chúng tôi cho rằng, lựa chọn khúc nào để làm thì phải tính toán. Còn nguồn vốn, khi đã đưa vào chương trình đầu tư công thì sẽ có nhiều cách thức huy động vốn từ ngân sách, từ vay vốn ODA, từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Chúng ta phải thấy việc quy hoạch đó trước mắt có thể thấy là nguồn lực hạn chế, nhưng trong tương lai khi đất nước phát triển, chúng ta phải tính đến những điều đó để có căn cứ để huy động nguồn lực.
Vấn đề nữa tôi cho rằng hạ tầng phải được quan tâm đầu tiên. Nhưng bây giờ chúng ta cần phải chuẩn bị trước những công việc từ đào tạo đến nguyên vật liệu. Không thể nào chúng ta làm đường sắt cao tốc mà tất cả vật tư, nguyên vật liệu, mọi thiết bị khác phải nhập khẩu từ nước ngoài. Khi đó chi phí rất cao và rất căng. Chúng tôi cho rằng, ngành đường sắt có thể nghiên cứu, đặt đầu bài, đặt đơn hàng để các nhà khoa học trong nước, các DN trong nước đi theo. Đây cũng là động lực thúc đẩy hiện đại hóa ngành đường sắt.
Đường kết nối chỉ phát huy khi…
Song song với đường sắt tốc độ cao, đề cập đến việc quy hoạch, đầu tư xây dựng các tuyến mới kết nối đường sắt với các cảng biển, các khu công nghiệp và đường sắt đô thị mới, ông Vũ Anh Minh lưu ý, chỉ khi nào chúng ta nâng cao năng lực đường sắt hiện hữu tăng lên, đồng hành cùng với nó chúng ta đầu tư tuyến đường sắt cao tốc, tốc độ cao trong tương lai, thì lúc này quy hoạch của hệ thống đường sắt sẽ bao gồm tất cả các đường kết nối và kể cả mở tuyến mới mới phát huy được.
“Như hiện nay chúng ta có 21 đôi tàu, không thể tăng lên được nữa. Chúng ta chạy gần đủ và những dịp cao điểm chúng ta chạy hết 21 đôi tàu. Nếu làm tuyến đường sắt mới chạy 1-2 chuyến/ngày thì không bao giờ làm, vì không bao giờ hoàn vốn được, không thể phát triển được. Năng lực đường chính tuyến này phải được tăng lên thì đường kết nối mới có giá trị.
Và làm quy hoạch thì phải toàn bộ tổng thể hệ thống giao thông, trong đó có mạng lưới giao thông đường sắt và bao gồm tất cả đường nhánh để phát triển đến các khu công nghiệp, các cảng biển, các khu đông dân cư thì mới có đủ vùng hậu phương cho đường sắt được khai thác hết”, ông Minh cho biết.
Cũng theo ông Minh, trong quy hoạch, chúng ta đã có tuyến đường sắt từ Tây Nguyên xuống, tuyến đường sắt xuống Cần Thơ, tuyến đường sắt từ Sài Gòn xuống Cái Mép-Thị Vải, hay tuyến đường sắt Hải Phòng-Hà Nội-Lào Cai, cũng như là Đồng Đăng kết nối với quốc tế. Hiện ngành đường sắt vẫn đang chạy tàu từ Việt Nam sang Trung Quốc, sang Nga và châu Âu. Nhưng vấn đề là chúng ta đang dùng khổ đường 1 m, chuyển sang Trung Quốc là khổ 1,135 m chúng ta phải làm rất nhiều thao tác và giá trị gia tăng lại nằm ở bên kia.
“Nếu chúng ta đầu tư tuyến Hải Phòng-Lào Cai là 1,435 m thì kết nối được với đường sắt Trung Quốc thì những giá trị mà ta đang phải chuyển sang nơi khác sẽ ở lại với chúng ta. Vì vậy, quan trọng nhất là đường sắt chính tuyến phải cải tạo nâng cấp. Đó là lí do tại sao gói 7.000 tỷ đồng lại chỉ tập trung vào đường sắt chính tuyến.
Hy vọng chúng ta sẽ có những gói trung hạn tiếp theo theo đúng chiến lược đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó có đầy đủ các tuyến đường sắt hiện hữu, các tuyến đường sắt mở mới trong tương lai, cũng như khôi phục lại một số tuyến đường sắt cũ xuống cấp”, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam nói.
Ông nhắc lại bài học rất đau đớn là Việt Nam đã cắt đường sắt rất nhiều, vì lúc đó vận chuyển hàng hóa thông qua đó chỉ có 30 triệu tấn, mà sau một thời gian bây giờ là vận chuyển 600 triệu tấn.
“Lúc này cần đến thì lại dỡ mất rồi, đô thị hóa rồi thì làm sao làm nổi lại”, ông Minh chỉ ra thực tế. “Chúng ta có thể đang lặp lại bài học này, bởi một số địa phương đề nghị di dời ga ra khỏi đô thị. Các nước phát triển chỉ làm thêm ga trong đô thị để tạo thuận lợi đi lại cho người dân vào tận vùng lõi.
Chúng ta di dời ga ra, hôm nay có thể năng lực vận chuyển còn đang thấp, nhưng với tốc độ phát triển như hiện nay nó sẽ tăng lên. Chúng ta không thể chỉ nhìn thấy lợi ích chuyển đổi đất tại một thời điểm, mà không nhìn thấy lợi ích của tương lai xa.
Các nước phát triển họ làm thế nào thì chúng ta lấy kinh nghiệm đó nghiên cứu để chúng ta làm. Từ trong tư duy, trong quyết sách chúng ta phải đặt đường sắt ở đâu trong các phương thức giao thông vận tải, nằm ở đâu trong phát triển kinh tế-xã hội để chúng ta đưa ra quyết sách đúng, phù hợp và đúng với quy định của pháp luật cũng như các kinh nghiệm quốc tế. Nếu không, rất dễ lặp lại những bài học mà chúng ta đã gặp phải”, ông Minh nhấn mạnh.
Làm sao để những đường mới ở Nghệ An không thành "cung đường tử thần"?
Nhiều tuyến đường ở Nghệ An được đầu tư xây dựng hiện đại, đường thẳng đẹp nhưng TNGT xảy ra liên tục.
Đường Vinh - Cửa Lò đã thông xe nhưng có quá nhiều nút giao hình thái phức tạp tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT
Tháng 4/2017, đường N5 nối QL1 đi QL7 Hòa Sơn, Đô Lương (nay là QL7C) hoàn thành. Con đường chiến lược vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu từ các huyện phía Tây, tỉnh Nghệ An về khu công nghiệp Nam Cấm và các cảng biển đã mở toang cơ hội phát triển, kết nối giao thương. Nhưng kèm theo đó là những vụ TNGT nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng xảy ra.
Liên tiếp trong 2 năm từ 2017 - 2019, trên tuyến này đã ghi nhận hàng chục vụ TNGT làm nhiều người chết, bị thương, thiệt hại về tài sản cũng khó thống kê hết.
Khi phân tích nguyên nhân các vụ tai nạn, ngoài lỗi chủ quan của người tham gia giao thông như: đi không đúng làn đường, thiếu quan sát thì không thể không kể đến yếu tố tổ chức giao thông.
Tuyến đường cho phép chạy tốc độ cao nhưng tồn tại nhiều nút giao đồng mức với đường thôn xóm. Nhiều vị trí bị che khuất tầm nhìn do nút giao có hình thái phức tạp, xiên chéo, khuất tầm nhìn.
Sau đó, để khắc phục, Ban ATGT tỉnh Nghệ An, Sở GTVT đã không ít lần phải cải tạo bổ sung hệ thống đèn tín hiệu giao thông, đèn cảnh báo nguy hiểm, gồ giảm tốc... Nhưng do các biện pháp thực hiện sau không đồng bộ nên đến nay TNGT vẫn xảy ra. Mỗi khi nhắc đến đường N5 hay QL7C, ai cũng phải lắc đầu ngao ngán mà gọi nó với cái tên "cung đường tử thần".
Những vụ TNGT liên tiếp khiến đường N5 (QL7C) trở thành nỗi ám ảnh với người dân xứ Nghệ
Tình cảnh tương tự cũng xảy ra trên tuyến đường 35 nối từ QL46 (xã Nghi Ân) đi đường ven Sông Lam (QL46C). Đường hoàn thành năm 2018, và cũng từ đó đến nay có hơn chục vụ TNGT chết người xảy ra.
Đáng nói, nơi xảy ra tai nạn lại chủ yếu tập trung ở các điểm giao cắt như: nút giao QL46 (Nghi Ân), nút giao với đường Vinh - Cửa Hội (xã Hưng Lộc); nút giao đường Lê Quý Đôn, nút giao với đường 90 m (xã Nghi Đức).
Theo Ban ATGT tỉnh Nghệ An, các tuyến đường mới mở sở dĩ thường xuyên xảy ra tai nạn là do lưu lượng xe nhiều và chạy tốc độ cao, từ phía đường dân sinh, nhiều người đi đường chưa có thói quen ra đường lớn và thiếu tập trung, không quan sát nên rất dễ mắc phải.
Tuy nhiên, một thực tế ai cũng nhìn thấy đó là việc tổ chức giao thông ở các nút giao chưa phù hợp. Như vị trí giao với QL46 là giao dạng ngã ba xiên chéo, các ngã tư giao khác thì không có đèn tín hiệu, đèn cảnh báo...
Đường 35m nối QL46 lên đường ven sông Lam mới hoàn thành chưa lâu cũng liên tiếp xảy ra tai nạn chết người
Đầu năm 2021, Dự án đường giao thông nối Vinh - Cửa Lò lần đầu tiên thông tuyến sau hơn 10 năm triển khai. Khi đi trên tuyến đường, chúng tôi không khỏi lo ngại khi mà trên tuyến có quá nhiều điểm giao cắt với đường liên xã, liên thôn và đường xóm.
Đáng nói, gần như tất cả các nút giao đều dưới hình thái phức tạp, nơi thì xiên chéo, nơi thì bị che khuất tầm nhìn bởi nhà cửa, cây cối; có nơi chênh cao độ tạo thành đường lên dốc nguy hiểm.
Trong khi đó, tuyến chính là đường thẳng đẹp, lưu thông 2 chiều tách biệt, có dải phân cách giữa nên phương tiện lưu thông tốc độ rất cao. Nguy cơ TNGT hiển hiện trước mắt.
Trả lời câu hỏi của PV, Báo Giao thông về việc tỉnh Nghệ An sẽ có biện pháp gì để phòng ngừa TNGT khi tuyến đường đưa vào khai thác, ông Nguyễn Quế Sự, Phó Giám đốc Sở GTVT Nghệ An cho biết: Phải thừa nhận đường Vinh - Cửa Lò có nhiều nút giao to nhỏ khác nhau. Tuy nhiên, trong quá trình thiết kế Sở GTVT đã tính đến phương án đảm bảo ATGT đường Vinh - Cửa Lò. Từ biển báo hiệu ra vào nút giao, gờ giảm tốc, biển chỉ dẫn, vạch sơn... đều đã được tính toán và có trong hồ sơ thiết kế.
Dự án triển khai thi công từ lâu, đến nay cơ bản thông tuyến, thông xe vệt 7m theo chỉ đạo của UBND tỉnh, còn việc hoàn thiện các hạng mục: đường ngang, biển báo, đèn tín hiệu... thì vẫn đang tiếp tục được thực hiện.
"Sau khi thông xe tạm, tỉnh cũng đã giao Sở GTVT phối hợp với UBND TP Vinh, Nghi Lộc, Cửa Lò và Công an tỉnh thành lập đoàn đi kiểm tra hiện trường rà soát lại toàn tuyến để khi đường đưa vào sử dụng sẽ đảm bảo an toàn nhất. Qua đó, đoàn cũng thấy rằng có những biến động cần vi chỉnh, có nút giao cần bổ sung thiết kế... Hiện nay Sở đã tập hợp báo cáo UBND tỉnh để cho đầu tư. Dự kiến chậm nhất quý IV/2021 sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng", ông Sự cho hay.
Thay đổi giờ tàu khách tuyến Hải Phòng - Hà Nội và ngược lại Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội cho biết, kể từ ngày 24-3-2021, mỗi ngày có 2 đôi tàu (4 chuyến) hoạt động vận tải trên tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội và ngược lại. Riêng thứ bảy và chủ nhật, mỗi ngày có 3 đôi tàu (6 chuyến hoạt động). Giờ tàu chạy cũng có nhiều thay...