Đường sắt ‘thoi thóp’ vì COVID-19, nhân viên ’sống mòn’ chờ hết dịch
Những ngày cuối năm 2020, bức tranh của ngành đường sắt hiện lên thật sự ảm đạm với khung cảnh nhà ga trống vắng, các chốt chắn buồn thiu.
Nhà ga vắng như chùa Bà Đanh
Ga Hà Nội những ngày này không khí vắng lặng đến không ngờ. Tại quầy bán vé, trong khoảng 1 tiếng đồng hồ, chỉ lác đác người đến mua vội vã rồi về, cho dù giai đoạn này đang cao điểm bán vé Tết.
Một nhân viên bán vé cho biết, nhiều thời điểm nhân viên chỉ biết chơi dài chờ khách. Lượng vé được bán ra mỗi ngày thấp nhất trong 10 năm trở lại.
Tàu sắt vắng hoe do dịch COVID-19.
” Bạn có tin không, cả chuyến tàu từ ga Hà Nội đến ga TP.HCM chỉ có khoảng 100 khách “, một nữ nhân viên ngành đường sắt ưu tư.
Quầy soát vé cũng rơi vào cảnh không một bóng người. Bên trong sân ga, những con tàu cũng nằm dài chờ đợi.
Không chỉ ga Hà Nội mà hầu hết các nhà ga ở các tỉnh thành khác cũng rơi vào tình trạng ảm đạm. Câu chuyện một hành khách đi nguyên khoang trên các chuyến tàu Bắc- Nam giờ không còn là chuyện hiếm. Thậm chí có những nhà ga cả ngày chỉ bán chưa đến 10 vé.
Ngay cả ga Sài Gòn cũng ghi nhận kỷ lục lần đầu tiên vắng khách đến mua vé tàu Tết. Và cũng chưa bao giờ vé tàu Tết lại bán chậm như năm nay.
Lý giải về việc ga vắng khách, đại diện Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam VNR cho biết, lý do chính khiến ga, tàu vắng khách là do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, do tâm lý cùng sự suy giảm kinh tế khiến nhu cầu đi lại của hành khách giảm mạnh. Lượng khách lên tàu hiện chỉ đạt khoảng 50%, thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ 2019.
Có thời điểm, ngành đường sắt chỉ duy trì chạy từ 1-2 đôi tàu khách/ngày. Các đoàn tàu địa phương khác cũng phải cắt giảm, chỉ tổ chức chạy tàu vào các ngày cuối tuần, thậm chí một số tuyến phải tạm dừng chạy tàu… Bên cạnh đó, sau 5 năm ngành đường sắt triển khai hệ thống bán vé điện tử, đa số hành khách đã có thói quen mua vé qua mạng nên lượng hành khách đến ga mua vé giảm đáng kể.
Video đang HOT
Gánh nặng đè lên vai nhân viên
Lỗ 725 tỷ đồng trong 7 tháng đầu năm 2020, hơn 4.000 lao động bị thiếu và mất việc làm, ngành đường sắt đang đối diện với những khó khăn khủng khiếp do COVID-19.
Trong khi các lãnh đạo đường sắt đau đầu với những thiệt hại nặng nề, với những chính sách chiến lược để tồn tại thì nhân viên trong ngành cũng khốn khổ để xoay xở với tiền lương “ba cọc, ba đồng” mà vẫn bị cắt giảm.
Khó khăn đang đè nặng lên ngành đường sắt.
Một nhân viên bán vé ở ga Hà Nội tâm sự, ca trực của chị bắt đầu từ 8h đến khoảng 14h. Mùa COVID-19, số lượng ca trực của chị phải giảm đi một nửa, đồng nghĩa với thu nhập giảm theo. Chị cho biết, nhiều nhân viên khác cũng phải nghỉ luân phiên vì lượng khách quá ít, tàu lại bị cắt giảm chuyến, không cần nhân viên phục vụ.
Có thâm niên trong ngành gần 20 năm, đây là lần đầu tiên chị Thủy – nhân viên quản lý quầy vé ở ga Hà Nội – bị cắt lương trong nhiều tháng. Chị buồn bã tâm sự, từ khi xảy ra dịch, thu nhập của chị và nhiều đồng nghiệp bị giảm nghiêm trọng, chỉ còn 1/3 so với trước.
Những cánh cửa im lìm đóng, tàu không thể chạy vì vắng khách.
Chị Vũ Thị Hằng, Trạm trưởng trạm chắn ga Gia Lâm (Hà Nội) kể, chị đã có 28 năm gắn bó với công việc này, gắn bó với ngành đường sắt Việt Nam. Một ca trực của chị kéo dài 12 tiếng, hết ca sẽ được nghỉ 24 tiếng. Hơn 28 năm qua, ngày nào cũng như ngày nào, bất kể nắng mưa, mỗi lần tàu đến, tàu đi, chị phải ra đứng gác chắn chờ tàu trước 15 phút, kéo gác chắn tàu để đảm bảo an toàn cho người dân khi tàu chạy qua.
Theo chị Hằng, trước kia, khi chưa có dịch COVID-19, tàu chạy nhiều, từ khi có dịch bệnh, tàu chở khách bị cắt giảm. Tuy nhiên, ở ga Gia Lâm, tàu hàng lại được tăng cường nhiều hơn nên công việc của kíp gác trạm chắn vẫn vất vả như thế. Dù không bị cắt giảm lương do mức lương đã quá thấp nhưng chị Hằng và đồng nghiệp rất nhớ những chuyến tàu khách sáng đèn, nhộn nhịp tiếng nói cười của khách. COVID-19 đã làm cho những chuyến tàu chở khách thưa thớt dần, không còn bóng người lên xuống tấp nập khi tàu vào sân ga nữa. Những chuyến tàu còn lại cũng chỉ chạy cầm cự với lượng khách ít ỏi. ” Công việc vốn đã là lối mòn, nhàm chán giờ còn buồn thảm hơn. Không biết đến bao giờ khách mới đông đúc như xưa “, chị Hằng nói.
Chị Hằng cho biết, với kịch bậc 5/5, lương của chị cũng chỉ vỏn vẹn hơn 4 triệu đồng. Không đủ chi tiêu nên gia đình chị mở thêm tiệm tạp hóa nhỏ phục vụ khách đi tàu, do nhà chị ở khu tập thể đường sắt này. Nhưng từ khi có dịch, không có khách đi tàu nữa, nguồn thu nhập ít ỏi của chị cũng bị chặn đứt, cuộc sống càng thêm vất vả hơn.
Quầy vé không có khách ở Ga Hà Nội.
Là một người có 35 năm thâm niên công tác trong ngành đường sắt từ những năm 80, ông H.V.T. chưa bao giờ nghĩ khi sắp đến tuổi nghỉ hưu, ngành lại gặp khó khăn lớn đến vậy. Hiện ông T. phải làm thêm nghề sửa chữa xe vào những lúc rảnh rỗi để có thêm thu nhập.
Tâm sự về nghề của mình, chị Trương Bích Diệp, nhân viên gác chắn tàu trạm G1 (gần trạm Hà Đông) nói: ” Nếu nói nghề canh gác chắn tàu nhàn thì là sai lầm. Chúng tôi không nâng, hạ barie đơn thuần mà chúng tôi đang góp phần bảo vệ tính mạng của người dân. Đó thực sự là công việc vất vả, thậm chí là nguy hiểm khi phải làm đêm hôm và cũng phải chịu sự khó chịu của không ít người “.
Vất vả là thế, nhưng chị Diệp, cũng như các nhân viên đường sắt hiện nay đều đang nuôi mong mỏi COVID-19 sớm đi qua, để họ được gắn bó lâu dài với nghề, có thu nhập ổn định giữa cuộc sống bộn bề khó khăn. ” Chúng tôi có niềm tin rằng nỗ lực của toàn cộng đồng thời gian qua sẽ cho quả ngọt, những toa tàu sáng đèn, đông khách sớm quay lại, thắp lên niềm hy vọng phục hồi cho một ngành kinh tế quan trọng của đất nước “, ông T. nói.
Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội
Thanh tra Chính phủ chỉ ra nhiều sai phạm tại dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội.
Chậm tiến độ, phát sinh nhiều chi phí
Ngày 25.11, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã ban hành kết luận thanh tra theo đơn tố cáo một số nội dung của dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội.
Theo TTCP, Dự án đường sắt đô thị đoạn Nhổn - ga Hà Nội do Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội làm chủ đầu tư, Công ty Systra (Pháp) được chọn làm đơn vị tư vấn. Quy mô toàn tuyến dài 12,5km, trong đó trên cao 8,5km, đi ngầm 4km; điểm đầu là Nhổn, điểm cuối là ga Hà Nội. Tổng mức đầu tư dự án được tăng từ 783 triệu euro lên 1.176 triệu euro. Từ tháng 11.2007, Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội đã ký với Công ty Systra hợp đồng trọn gói dịch vụ tư vấn.
Tuy nhiên TTCP cho rằng hợp đồng trọn gói về dịch vụ tư vấn ngay khi được triển khai đã nảy sinh các tồn tại, bất cập, bất hợp lý làm phát sinh những vướng mắc giữa các bên. Hợp đồng trọn gói có nhiều nội dung không rõ ràng, dẫn đến các cách hiểu khác nhau.
Theo kết luận, dự án có quy mô lớn và phức tạp đầu tiên áp dụng công nghệ và tiêu chuẩn mới của nước ngoài vào Việt Nam, nhưng hợp đồng chỉ xác định thời gian 25 tháng với tổng giá trị 10,6 triệu euro là không khả thi, khó đáp ứng và chưa lường hết được các yêu cầu trong việc thực hiện dự án đặc biệt này.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra nhiều sai phạm tại tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội. Ảnh Ái Vân
Trong quá trình thực hiện, chủ đầu tư và tư vấn đã ký 3 phụ lục điều chỉnh thời gian thực hiện và giá hợp đồng. Giá trị hợp đồng sau điều chỉnh trên 17,1 triệu euro - tăng trên 6,5 triệu euro so với hợp đồng ban đầu.
Tuy nhiên TTCP cho rằng một số nội dung điều chỉnh tăng giá trị hợp đồng, nhưng không tăng nhiệm vụ, mà chủ yếu do quá trình thực hiện các nhiệm vụ của Systra bị chậm trễ kéo dài so với tiến độ dẫn đến phát sinh tăng chi phí.
Mặt khác, quá trình thương thảo điều chỉnh hợp đồng tư vấn chủ đầu tư không làm rõ trách nhiệm của tư vấn Systra trong việc chậm trễ để xác định chi phí và giảm trừ khi lập dự toán bổ sung.
Liên quan tới nội dung tố cáo gói thầu về rà phá bom mìn, vật liệu nổ đoạn cầu cạn và nhà ga của nhà thầu Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô có dấu hiệu vi phạm pháp luật, TTCP cho rằng, tố cáo này là có cơ sở.
Theo kết luận, đến thời điểm thanh tra công tác nghiệm thu và thanh quyết toán gói thầu trên vẫn chưa hoàn thành, nguyên nhân chính là do hồ sơ nghiệm thu khối lượng không đảm bảo, có dấu hiệu sai khối lượng thi công.
Mặt khác hồ sơ hoàn công của gói thầu cũng chưa đúng quy định, có hiện tượng không đúng với thực tế và không đúng với phương án kỹ thuật được phê duyệt..
Trách nhiệm để xảy ra sai phạm này thuộc chủ đầu tư dự án và các đơn vị liên quan: Bộ tư lệnh công binh - cơ quan chủ quản nhà thầu, Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô và đơn vị thi công gói thầu này.
Kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân qua các thời kỳ có liên quan đến các vi phạm
Đối với nội dung tố cáo việc lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu số 3, hầm và các ga ngầm có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo TTCP, tố cáo này là có cơ sở.
Cụ thể, nhà thầu JV và Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội đã ký hợp đồng thi công gói thầu số 3 khi chưa có mặt bằng sạch bàn giao để thi công.
Hiện tại mặt bằng các ga 9, 10, 11 đang điều chỉnh quy hoạch, chưa thể giải phóng mặt bằng được, dẫn tới chưa có mặt bằng để bàn giao cho nhà thầu trong thời gian này.
Đáng chú ý, TTCP cho rằng việc chậm bàn giao mặt bằng dẫn đến nhà thầu phải điều chỉnh kế hoạch triển khai và yêu cầu bổ sung khoản kinh phí khoảng 40 triệu USD, nguy cơ gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước.
TTCP kiến nghị UBND TP Hà Nội tổ chức kiểm điểm và chỉ đạo Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cùng các sở ban ngành liên quan thực hiện kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân qua các thời kỳ có liên quan đến các vi phạm. Căn cứ kết quả kiểm điểm có biện pháp xử lý đối với những tập thể, cá nhân trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
Bộ Quốc phòng chỉ đạo Bộ tư lệnh công binh, Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan đến các vi phạm trong việc thực hiện hợp đồng về rà phá bom mìn, vật nổ đoạn cầu cạn.
Hơn 6.000 người tử vong vì tai nạn giao thông Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về tai nạn giao thông trong 11 tháng của năm 2020, cả nước xảy ra 12.985 vụ tai nạn giao thông, làm chết 6.048 người, bị thương 9.652 người. Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia vừa có báo cáo về tình hình tai nạn giao thông 11 tháng đàu năm...