Đường sắt đổi mới công tác phòng chống, ứng phó sự cố mùa bão 2020
Để kịp thời ứng phó với sự cố do mưa bão gây ra, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chủ động xây dựng và triển khai sớm các giải pháp.
Nhiều cơn bão gây ảnh hưởng đến hệ thống đường sắt trong những năm qua.
Theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, trong năm 2019, Việt Nam đón 8 cơn bão hoạt động trên biển Đông, trong đó có 5 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền (số 2, 3, 4 và số 5). Những cơn bão này khiến cho kết cấu hạ tầng đường sắt trên các tuyến có một số vị trí bị ảnh hưởng, tuy nhiên mức độ thiệt hại không lớn, chủ yếu gây ra tình trạng ứ đọng nước làm ngập đỉnh ray phải dừng tàu chờ nước rút và sụt lở mái ta luy âm, taluy dương.
Đánh giá về công tác phòng chống, ứng phó sự cố mùa bão năm 2019, Tổng Giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam Đặng Sỹ Mạnh cho biết: trong năm qua ngành đường sắt đã xây dựng kế hoạch phòng chống, ứng phó mưa bão từ sớm và có sự chuẩn bị tốt.
Video đang HOT
“Các đơn vị đã thực hiện tốt công tác xây dựng phương án, kế hoạch, chủ động tổ chức kiểm tra và gia cố các công trình xung yếu; chuẩn bị tốt lực lượng, phương tiện, thiết bị, vật tư dự phòng đảm bảo cho việc tổ chức ứng cứu kịp thời nên hạn chế được thiệt hại” – ông Mạnh cho biết.
Theo dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn, diễn biến mùa bão năm 2020 có thể muộn hơn 2019, sẽ tập trung vào miền trung và nam bộ. Nguy cơ có bão mạnh và rất mạnh là tương đối nhiều từ tháng 8 đến cuối năm, do đó Tổng giám đốc Đặng Sỹ Mạnh đã yêu cầu các đơn vị đường sắt không chủ quan, cảnh giác cao với sự xuất hiện trở lại của siêu bão trong mùa bão năm nay; đồng thời kiện toàn Ban chỉ huy và kế hoạch phòng chống lụt bão tại các đơn vị trong toàn Tổng công ty, đặc biệt chú trọng đến công tác tập huấn và diễn tập khi xảy ra bão lũ, phối hợp chặt chẽ với lực lượng quân đội, công an tại địa phương khi có sự cố xảy ra.
Cụ thể, các Công ty Cổ phần đường sắt xây dựng phương án, kế hoạch, theo phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện tại chỗ; hậu cần tại chỗ); chủ động tổ chức kiểm tra và gia cố các công trình xung yếu; chuẩn bị tốt lực lượng, phương tiện, thiết bị, vật tư dự phòng đảm bảo cho việc tổ chức ứng cứu kịp thời. Các Công ty Cổ phần Đường sắt, Thông tin tín hiệu đường sắt thực hiện nghiêm túc chế độ kiểm tra, chốt gác tại các khu vực trọng điểm và công trình xung yếu.
Còn các Công ty cổ phần Vận tải đường sắt và các Chi nhánh Khai thác đường sắt làm tốt công tác thông tin cho hành khách tại ga, trên các đoàn tàu về tình hình thời tiết trong thời gian mưa, bão cùng hành trình chạy tàu tại các ga khi có sự điều chỉnh; tổ chức vận chuyển vật tư phục vụ cứu chữa và chuyển tải hành khách kịp thời, hiệu quả. Trung tâm điều hành vận tải phối hợp chặt chẽ với các đơn vị để điều chỉnh biểu đồ chạy tàu hợp lý, tạo sự yên tâm cho khách đi tàu.
Đường sắt chạy thêm tàu đi Vinh, Đồng Hới dịp hè
Đường sắt tổ chức chạy thêm hàng chục đoàn tàu đi Vinh, Đồng Hới và các tuyến khác trong dịp hè...
Đường sắt chạy thêm nhiều đoàn tàu đi Vinh, Đồng Hới và các tuyến khác trong dịp hè nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại, du lịch tăng cao của người dân.
Để đáp ứng nhu cầu đi lại, du lịch tăng cao của người dân trong dịp hè, các đơn vị của ngành Đường sắt tiếp tục chạy thêm nhiều đoàn tàu đi Vinh, Đồng Hới và các tuyến khác.
Cụ thể, tuyến Hà Nội - Quảng Bình, các ngày 16 và 30/7 chạy tàu SE17 tại Hà Nội lúc 20h20, đến Đồng Hới lúc 7h00. Chiều ngược lại, các ngày 19/7 và 2/8 chạy tàu QB10 tại Đồng Hới lúc 14h45, đến Hà Nội lúc 3h25.
Tuyến Hà Nội - Vinh, các ngày 16, 17, 23, 24, 30, 31/7/2020, chạy tàu NA3 tại Hà Nội lúc 23h05, đến Vinh lúc 5h50. Tuy nhiên, tàu SE35 Hà Nội - Vinh sẽ tạm ngừng chạy các ngày 19, 26/7/2020 và 2, 9/8/2020.
Tuyến Hà Nội - Yên Bái, từ ngày 4/7, tàu YB3 chạy các ngày thứ 7, chủ nhật, thứ 2 tại Hà Nội lúc 6h10, đến Yên Bái lúc 10h50; tàu YB4 chạy các ngày thứ 6, thứ 7, Chủ nhật tại Yên Bái lúc 14h45, đến Hà Nội lúc 19h20.
Tuyến Sài Gòn - Nha Trang, chạy thêm tàu SNT6 tại Sài Gòn lúc 22h20 các ngày 16, 17, 23, 24/7. Các ga đón/trả khách gồm Sài Gòn, Biên Hòa, Tháp Chàm, Nha Trang.
Cũng trên tuyến này, đường sắt còn chạy tăng cường thêm các đoàn tàu SNT3/SNT4/SNT5. Tàu SNT3 xuất phát ga Nha Trang lúc 21h40 các ngày 8, 12, 19, 26/7; Tàu SNT5 xuất phát ga Nha Trang lúc 12h40 các ngày 5, 12, 19, 26/7 và 2/8; Tàu SNT4 xuất phát ga Sài Gòn lúc 21h25 các ngày 3, 6, 9, 10, 16, 17, 23, 24, 30, 31/7.
Trước đó, ngành Đường sắt cho biết, tuyến Hà Nội - Hải Phòng, từ ngày 7/7 chạy thường xuyên hàng ngày 4 đôi tàu HP1/HP2, LP2/LP3, LP5/LP6, LP7/LP8 thay vì chỉ chạy 3 đôi tàu như trước.
Tuyến Sài Gòn - Quy Nhơn, từ ngày 9/7 đến ngày 30/8/2020, chạy hàng ngày đôi tàu SQN1/SQN2. Riêng tàu SQN2 (Sài Gòn đi Quy Nhơn) điều chỉnh hành trình từ ngày 11/7/2020. Theo đó, tàu SQN2 xuất phát tại ga Sài Gòn lúc 18h20, đến Quy Nhơn lúc 8h06 (trừ các ngày 16, 17, 23, 24, 30, 31/7/2020 chạy theo hành trình cũ). Tàu SQN1/SQN2 không đỗ, nhận trả khách tại ga Phú Hiệp.
Ngành đường sắt tăng tần suất chạy các đôi tàu du lịch trong dịp Hè Từ ngày 9/7, trên tuyến Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có tổng cộng 5 đôi tàu khách Thống Nhất chạy suốt gồm SE1/SE2, SE3/SE4, SE5/SE6, SE7/SE8 và SE9/SE10. Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam ) Để đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách trong dịp Hè, ngành đường sắt sẽ tổ chức chạy lại đôi tàu khách Thống...