Đường sắt đô thị Hà Nội đội vốn “khủng” – câu hỏi trách nhiệm
Tổng mức đầu tư Dự án đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội đã tăng gấp 1,5 lần khi được Chính phủ đồng ý bổ sung 393 triệu Euro. Trách nhiệm về việc dự án đội vốn chưa được làm rõ. Tuyến đường cũng gánh quan ngại về tiến độ hoàn thành vào năm 2018.
Tuyến đường sắt đô thị thí điểm của Hà Nội, đoạn Nhổn – ga Hà Nội do UBND TP là chủ đầu tư. Dự án được phê duyệt vào tháng 4/2009 với tổng mức đầu từ (TMĐT) là 783 triệu Euro, trong đó vốn vay ODA là 653 triệu Euro và vốn đối ứng của Chính phủ là 130 triệu Euro. Thời gian thực hiện từ năm 2009 – 2015.
Theo phê duyệt, tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội sẽ có năng lực chuyên chở 230.000 hành khách/ngày. Số lượng khách này sẽ tăng lên 428.000 vào năm 2020 và sau khi kéo dài tuyến, công suất sẽ đạt mức 750.000 khách vào năm 2030.
Cuối tuần trước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý bổ sung 393 triệu Euro cho tuyến đường sắt đô thị đoạn Nhổn – ga Hà Nội, trong đó vốn ODA cần bổ sung là 304,99 triệu Euro, vốn đối ứng cần bổ sung là 88,01 triệu Euro. Về cơ chế tài chính trong nước, Chính phủ cho phép UBND TP. Hà Nội vay lại 100% vốn ODA bổ sung; ngân sách Nhà nước tự thu xếp vốn đối ứng bổ sung cho Dự án.
Được biết, vào tháng 9/2014, UBND Tp. Hà Nội đã có văn bản đề xuất điều chỉnh danh mục tài trợ Dự án. Theo đề xuất của Hà Nội, tổng mức đầu tư Dự án tăng từ 783 triệu Euro lên 1.176 triệu Euro, trong đó vốn ODA tăng từ 653 triệu Euro lên 957,99 triệu Euro, vốn đối ứng tăng từ 130 triệu Euro lên 218 triệu Euro.
Nguyên nhân tăng tổng mức đầu tư được UBND TP Hà Nội lý giải có cả yếu tố chủ quan và khách quan. Trong đó, nguyên nhân khách quan là do dự án chậm trễ tiến độ triển khai dẫn tới biến động giá nguyên vật liệu, khối lượng công việc thay đổi so với thiết kế cơ sở. Yếu tố khách quan được nhắc tới liên quan đến năng lực quản lý, điều hành dự án của chủ đầu tư, năng lực của tư vấn nước ngoài.
Phối cảnh Dự án đường sắt đô thị Nhổn – ga Ha Nội
Tuy nhiên, trong báo cáo gửi Chính phủ về việc điều chỉnh danh mục tài trợ dự án nói trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, dù nêu ra nguyên nhân nhưng UBND TP Hà Nội không làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan, đặc biệt là trách nhiệm đối với các nguyên nhân chủ quan làm tăng tổng mức đầu tư lên gấp 1,5 lần so với ban đầu.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng chưa đủ cơ sở để đánh giá tính hợp lý của việc tăng tổng mức đầu tư như đề xuất của UBND TP Hà Nội. Tuy nhiên, các nhà tài trợ đã cam kết bổ sung vốn vay ODA cho dự án (đặc biệt là nhà tài trợ Pháp), vì vậy Hà Nội chịu trách nhiệm bố trí và trả nợ đối với phần vốn bổ sung cho dự án.
Video đang HOT
Ngoài ra, hồ sơ điều chỉnh Dự án trọng điểm này cũng chưa có ý kiến thẩm định của các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến việc thay đổi quy mô, thay đổi thiết kế cơ sở trước khi phê duyệt thiết kế kỹ thuật. Mặt khác, theo hồ sơ, tổng mức đầu tư do tư vấn Systra (Pháp) lập năm 2011, tỷ lệ trượt giá/lạm phát được áp dụng khoảng 15,7% đối với chi phí xây dựng dùng đồng nội tệ. Dự toán này là không hợp lý bởi tại thời điểm phê duyệt điều chỉnh năm 2013, mức lạm phạt thực tế tại Việt Nam chỉ ở khoảng 6%/năm.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề nghị UBND TP Hà Nội phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Xây dựng tiếp tục rà soát, thẩm định lại tổng mức đầu tư dự án đảm bảo hiệu quả, khả thi, phù hợp với khả năng bố trí và trả nợ của thành phố.
Trên thực tế, việc tăng chi phí xây dựng công trình đường sắt đô thị thí điểm này đã thể hiện từ tháng 6/2013 khi UBND TP Hà Nội phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư mới đúng bằng con số báo cáo với Thủ tướng. Như vậy, với tổng mức đầu tư mới, suất đầu tư bình quân cho mỗi km của Dự án vào khoảng 94 triệu Euro (khoảng 2.440 tỷ đồng).
Đánh giá của các Bộ, ngành liên quan cho thấy, tiến độ xây dựng dự án đường sắt Nhổn – ga Hà Nội đang có nhiều bất cập. Theo báo cáo của UBND TP. Hà Nội, thời hạn mới hoàn thành của Dự án là quý IV/2018. Tuy nhiên, trong các cuộc trao đổi với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhà tài trợ Pháp bày tỏ quan ngại về việc giải phóng mặt bằng chậm trễ sẽ ảnh hưởng tới tiến độ chung của Dự án.
Với tình hình nói trên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu UBND TP. Hà Nội phải báo cáo Thủ tướng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về kế hoạch triển khai từng gói thầu trong thời gian tới, bao gồm kế hoạch giải phóng mặt bằng, trong đó nêu rõ các biện pháp cần thực hiện và phân công trách nhiệm cụ thể của các bên liên quan nhằm đảm bảo đúng tiến độ đề ra, tránh gây các chậm trễ mới cho dự án.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Cuối năm rối ruột tiền thừa vì vàng, đô quá ỉu
Đô nhấp nhổm tăng giá bị dập ngay, vàng đi xuống chậm đều còn chứng khoán - nhà đất vẫn còn nhiều ám ảnh rủi ro khiến nhiều người có tiền nhàn rỗi khó khăn trong quyết định đầu tư.
Ngập ngừng vàng - đô - đất
Sáng 8/12, TTCK tập trung của Việt Nam quay đầu giảm hơn 7 điểm sau khi tăng trọn tuần trước. Giao dịch chung trên thị trường vẫn khá ngập ngừng cho dù kỳ vọng vào một đợt tăng giá cuối năm và đầu năm mới trước đó khá lớn.
Sau khi giảm tới trên 1,5% vào giữa phiên sáng, tới cuối phiên chiều, VN-Index vẫn còn giảm hơn 1,2%. Một điểm đáng chú ý là VN-Index trụ khá vững trước ngưỡng 570 điểm nhờ lực mua bắt đáy khá mạnh. Áp lực bán cổ phiếu không quá lớn và sức cầu được dự đoán có thể tăng trở lại bất cứ lúc nào với kỳ vọng về khả năng hoạt động tốt hơn của cộng đồng DN trong năm mới khi mà lãi suất ở mức thấp...
Cũng như chứng khoán, trên thị trường ngoại tệ, nhu cầu đối với USD không cao. Sáng 8/12, tỷ giá USD/VND được hầu hết các ngân hàng niêm yết không đổi so với mức cuối tuần trước, khoảng 21.300-21.350 (mua vào) và 21.360-21.370 (bán ra). Trước đó, USD đã có nhiều phiên tăng giảm khá mạnh theo những phản ứng của doanh nghiệp, ngân hàng và những tuyên bố của NHNN. Tuy nhiên, điểm khác biệt với các năm trước là không có làn sóng mua USD bằng mọi giá và NHNN vẫn tin tưởng vào kiểm soát trượt giá ở mức 2% trong năm nay.
Thị trường vàng trong nước cũng khá im ắng cho dù giá thế giới tiếp tục mò mẫm ở mức thấp nhất trong vòng gần 5 năm qua. Giá thấp khiến nhu cầu mua vào tích trữ của người dân tăng lên nhưng không nhiều. Sáng 8/12, mở cửa phiên giao dịch đầu tuần, đa số các doanh nghiệp kinh doanh vàng niêm yết giá bằng so với cuối tuần trước hoặc tăng nhẹ 10.000-20.000 đồng/lượng. Vàng SJC xoay quanh ngưỡng 35,1 triệu đồng/lượng (mua) và 35,15 triệu đồng/lượng (bán). Giao dịch tăng đôi chút so với các phiên trước đó. Tại Bảo Tín Minh Châu sáng 8/12, giao dịch mua vào chiếm khoảng 55%. Lượng khách bán ra chiếm khoảng 45%.
Thị trường vàng trong nước khá im ắng
Trên thị trường BĐS, nhiều dự báo cho thấy trong khoảng nửa năm gần đây, các dự án BĐS bình dân đã có tình trạng khan hàng, giá chênh so với giá gốc. Hàng loạt các dự án cao và trung cấp đã được tung ra bán tại Hà Nội và TP.HCM và số lượng bán ra cũng khá nhiều. Lượng giao dịch BĐS trên địa bàn Hà Nội và TP.HCM tăng khoảng 50-100% so với 2013.
Tuy nhiên, các số liệu chung cho thấy, thị trường BĐS vẫn còn gặp nhiều khó khăn và phục hồi chậm chạp. Báo cáo trước Quốc hội cho thấy, gàn 1.000 dự án BĐS, tương đương khoảng 20% số dự án, vẫn đang bất động.
Trong báo cáo của các CTCK, các ngân hàng và nhiều DN niêm yết lớn gần đây cho thấy, lượng tiền mặt khá dồi dào, tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm trước cũng như đầu năm nay. Mặc dù vậy, mấu chốt của vấn đề là "tiền rẻ". Trong bối cảnh tiền lãi suất thấp, dòng tiền có thể sẽ chảy vào các kênh đầu tư nói trên, nhất là giá đang ở mức thấp so với nhiều năm trước đây.
Đón tín hiệu rót tiền
Ông Glenn B. Maguire - chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Nam Á, ASEAN, Thái Bình Dương của Ngân hàng ANZ vừa đưa ra dự báo cho rằng, đồng đôla Mỹ sẽ có xu hướng tăng giá trong nửa đầu năm 2015.
"Đồng USD đã suy yếu trong một thời gian dài, từ năm 2001 cho tới gần đây. Tuy nhiên, đồng USD đã và đang hồi phục trở lại và là danh mục chính trong các lựa chọn tài sản đầu tư đối với nhiều nhà đầu tư trên thế giới".
Thị trường nhà đất vẫn còn nhiều ám ảnh rủi ro khiến nhiều người có tiền nhàn rỗi khó khăn trong quyết định đầu tư.
Mặc dù khẳng định đồng tiền Việt Nam sẽ giữ được vị trí khá tốt và không bị ảnh hưởng nhiều như các đồng tiền khác trên thế giới nhưng đồng USD tăng mạnh sẽ ảnh hưởng đến tất cả các nền kinh tế.
Cũng như nhiều dự báo khác, xu hướng đồng USD tăng giá khá rõ ràng với khả năng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất ngay trong nửa đầu năm 2015. Xu hướng này thu hút sự quan tâm rất lớn của giới đầu tư, nhất là đối với các doanh nghiệp có nhu cầu cũng như có nguồn thu bằng ngoại tệ này.
Trong khoảng 2 tuần qua, trên 2 sàn chứng khoán, các cổ phiếu BĐS bất ngờ tăng khá mạnh. Luật Nhà ở mới vừa được Quốc hội thông qua được xem là một cú huých đối thị trường BĐS, đặc biệt dòng cao cấp. Các quyết định nới lỏng điều kiện vay vốn từ gói 30 nghìn tỷ và hỗ trợ tối đa cho người dân có nhu cầu mua nhà bình dân cũng như nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng khiến không ít người kỳ vọng về một sự ấm áp, thậm chí nóng lên của thị trường BĐS.
TTCK cũng đứng trước cơ hội phát triển lên một ngưỡng mới khi mà quy mô thị trường sẽ tăng lên đột biến sau khi Quyết định 51 vừa có hiệu lực. Theo đó, Chính phủ nới lỏng các điều kiện về cổ phần hóa, trong khi gắn liền việc IPO gắn với niêm yết cổ phiếu trên TTCK. Đây được xem như là "cú hích" thúc đẩy quá trình thoái vốn nhà nước, đem lại nhiều sản phẩm hơn cho thị trường chứng khoán. TTCK cũng đã chứng kiến sự phát triển khá ấn tượng của TTCK phái sinh trong năm 2014. Giai đoạn xây dựng khung pháp lý, hoàn thiện hạ tầng cơ sở vật chất, công nghệ... đang diễn ra mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, trong năm 2015, TTCK có thể đón nhận quyết định nới room ngoại, khai thông nguồn vốn gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
Trên thị trường vàng, giá vàng thế giới bám trụ ở ngưỡng đáy trong gần 5 năm qua cũng khiến giới đầu tư kỳ vọng vào sự bứt phá của kênh đầu tư mang tính "trú ấn" trong một thời gian dài trước đó.
Trong một môi trường đồng tiền có lãi suất gửi ngân hàng khá thấp, mà bản chất là tiền rẻ này, thì cùng với nhiều chính sách kích cầu mới, giới đầu tư kỳ vọng rất nhiều vào các kênh đầu tư nói trên. Tuy nhiên, không ít người lo ngại rủi ro tiềm ẩn có thể lặp lại. Và thực tế, dòng tiền vào các kênh đầu tư vẫn khá ngập ngừng.
Theo Mạnh Hà
VEF
Đốc thúc doanh nghiệp tăng lương, thưởng Tết đúng quy định Bộ LĐ,TB&XH gửi văn bản đến các tỉnh thành yêu cầu đốc thúc việc triển khai quy định cùng với việc xây dựng kế hoạch thưởng Tết cho người lao động. Báo cáo Chính phủ về kế hoạch điều chỉnh tiền lương tối thiểu năm 2015, Bộ LĐ,TB&XH cho biết, theo Nghị định 103 ban hành ngày 11/11 vừa qua của Chính phủ,...