Đường sắt đô thị Cát Linh Hà Đông: “Chia lửa” với xe buýt
Tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã đóng điện và bắt đầu chạy thử nghiệm toàn tuyến vào đầu tháng 8/2018. Thời gian chạy thử dự kiến sẽ kéo dài khoảng 3 – 6 tháng. Như vậy, thời điểm chính thức vận hành thương mại của đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã cận kề.
Sáng 10/8, tại Hà Nội đã diễn ra buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Tuyến đường sắt trên cao đầu tiên tại Hà Nội vận hành như thế nào?” nhằm cung cấp những thông tin mới nhất về tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông cũng như làm rõ các phương án để người dân Thủ đô có thể tiếp cận loại hình giao thông này dễ dàng, hiệu quả, an toàn. Buổi tọa đàm có sự tham gia của đại diện các đơn vị thuộc Bộ GTVT, lãnh đạo Ban Quản lý Dự án Đường sắt Hà Nội, Sở GTVT Hà Nội và nhiều DN hoạt động trong lĩnh vực giao thông và vận tải.
Ưu việt hơn xe buýt
Ông Vũ Hồng Trường – Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Metro Hà Nội) cho biết, toàn tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông, có chiều dài 13,1km và 12 ga, tốc độ lưu thông toàn tuyến vào khoảng 35km/h. Như vậy, đây là tốc độ ưu việt hơn so với nhiều phương thức vận tải công cộng khác mà tiêu biểu là xe buýt và buýt nhanh (BRT).
Tàu đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông chạy thử ngày 10/8
Theo tính toán của ông Vũ Hồng Trường, tốc độ tàu điện trên cao sẽ nhanh gấp đôi so với tốc độ của xe buýt hiện nay. “Hiện nay, xe buýt nhanh đang chạy bình thường là 23km/h. Xe buýt thường chỉ khoảng 16 – 18km/h. Tuy nhiên, xe buýt hay BRT còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là ùn tắc giao thông nên nhiều khi không đạt được tốc độ trên, còn tốc độ đường sắt trên cao là cố định” – ông Trường nói
Video đang HOT
Có nhiều ưu việt hơn xe buýt, đặc biệt là tốc độ di chuyển và tính ổn định nhưng việc di chuyển bằng tàu điện của tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông sẽ không khác nhiều so với di chuyển bằng xe buýt. Ông Vũ Hồng Trường khẳng định, quy định về hành lý và hàng hóa của tàu điện trên cao sẽ không khác gì xe buýt hiện nay.
“Về giá vé, theo khảo sát của chúng tôi, đa phần người dân có thể chấp nhận đi tuyến này giá vé lượt cao hơn buýt thông thường từ 35 – 37%. Tuy nhiên, đa phần mọi người thích sử dụng vé tháng hơn và chấp nhận cao hơn 10 – 15% xe buýt. Giá vé cụ thể do UBND TP Hà Nội quyết định theo hướng làm sao để cạnh tranh với phương tiện cá nhân và khuyến khích người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng. Tuy nhiên, giá vé sẽ được Nhà nước trợ giá nên cũng sẽ không quá cao.” – Ông Vũ Hồng Trường – Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội
“Tuy nhiên, về yêu cầu thì cao hơn. Hành khách trả tiền mua vé rồi lên tàu, không phải lên tàu mới trả tiền như xe buýt. Hành khách sẽ đi lên tàu bằng thang cuốn và đi xuống thang bộ. Người khuyết tật sẽ có đường riêng” – ông Trường nói và cho biết thêm, hiện nay, phía đơn vị đang xây dựng trang web hanoimetro.net.vn dưới sự giúp đỡ của Tokyo Metro. Sau khi website này hoàn thành sẽ trở thành kênh thông tin cung cấp thông tin về hành trình, giá vé, quy định phải tuân thủ cho hành khác.
Liên kết chặt chẽ với xe buýt
Ông Vũ Hồng Phương – Phó Giám đốc Ban QLDA Đường sắt (Bộ GTVT) cho biết, hiện nay, đơn vị đang chỉ đạo tổng thầu thực hiện căn chỉnh, chạy thử cho từng chuyên ngành được lắp đặt hoàn chỉnh. Ngoài ra, còn một số hạng mục, công tác hoàn thiện cũng đang gấp rút triển khai để chạy thử trong thời gian tới. Dự kiến, thời gian chạy thử sẽ kéo dài từ 3 – 6 tháng trước khi chính thức cho khai thác thương mại. “Thời gian tới, chúng tôi sẽ hoàn tất công tác kiểm tra cho các thiết bị, sau đó vận hành thử toàn tuyến. Mọi công tác hiện đang được chuẩn bị một cách rốt ráo và đáp ứng yêu cầu của Bộ trưởng Bộ GTVT” – ông Phương nói.
Trong khi đó, ông Chu Quang Trung – Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển GTVT cho biết, dù tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông là tuyến đường nằm trên cao, độc lập và tách biệt hoàn toàn với hệ thống đường bộ bên dưới nhưng việc vận hành của tuyến này luôn phải có mối liên kết chặt chẽ với các loại hình giao thông khác, đặc biệt là xe buýt để đảm bảo tính đồng bộ cũng như có sự “chia lửa” cho nhau. “Hiện nay, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông kết nối khá tốt với các tuyến buýt hướng ra ngoại thành theo các trục Quốc lộ 6, Quốc lộ 21B. Sau khi đường sắt đô thị đi vào hoạt động, các tuyến buýt nói trên có vai trò gom khách cho tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Việc kết nối này sẽ được điều chỉnh lại. Nguyên tắc tổ chức lại mạng lưới xe buýt là cung cấp và giải toả tối đa hành khách của tuyến đường sắt đô thị tại các nhà ga, gom và cung cấp khách cho các tuyến buýt. Phương án đang được xây dựng là toàn bộ các nhà ga của tuyến đường sắt sẽ có kết nối với hệ thống xe buýt TP” – ông Trung nói.
Theo kinhtedothi
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chạy thử từ 2.9
Tàu đường sắt đô thị đầu tiên ở Hà Nội sẽ chạy thử 3-6 tháng trước khi khai thác thương mại, chậm gần một năm so với kế hoạch.
Theo báo cáo của Bộ Giao thông gửi Chính phủ, ngày 2.9 tàu Cát Linh - Hà Đông sẽ chạy thử trên toàn tuyến với thời gian từ 3 đến 6 tháng.
Việc vận hành chạy thử kỹ thuật sẽ phục vụ việc căn chỉnh tổng hợp trên tuyến đường sắt, chạy thử không tải, chở khách mô phỏng. Tùy thuộc vào kết quả chạy thử, cơ quan chức năng sẽ quyết định thời điểm đưa tàu vào khai thác thương mại.
13 đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông đã được chuyển về Hà Nội. Ảnh: Ngọc Thành.
Sau khi khai thác thương mại, dự án sẽ được thanh quyết toán và bảo hành trong 24 tháng, đến 2021 dự án sẽ kết thúc.
Như vậy, theo tiến độ này, dự án đã kéo dài 11 tháng so với lần điêu chinh gần gân nhât vào thang 2.2017. Thời điểm đó, Chinh phu yêu cầu khai thác thương mại đoàn tàu vào quy I/2018.
Ban quan ly dư an đương săt cũng thông tin về cac môc tiên đô cua dư an. Cụ thể, tháng 3 Tông thâu Trung Quôc hoàn thành xây dựng các nhà ga và hạng mục đường ray; tháng 4 hoàn thiện trang trí kiến trúc khu Depot và lắp đặt thiết bị; tháng 5 đóng điện toàn tuyến.
Chạy thử tàu công trình trên đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
Sau 7 năm triển khai dự án, đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã điều chỉnh tiến độ 4 lần. Năm 2017, dự án bị chậm do châm giai ngân 250 triêu USD khoan tin dung vay bô sung.
Theo Ban quản lý, tiến độ dự án đang được đẩy nhanh, đa hoan thanh đươc 95% khôi lương (chưa bao gôm phân thiêt bi). Toàn bộ 13 đoan tau đã được đưa về công trường, 60% thiêt bi thu soat ve tư đông, công nghê khu depot, câp điên đã được nhập khẩu...
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông có tổng mức đầu tư hơn 552,8 triệu USD vào năm 2008. Đến năm 2016, tổng mức đầu tư được điều chỉnh lên 868 triệu USD. Vì tăng tổng mức đầu tư, dự án phải vay thêm 250 triệu USD từ Ngân hàng Eximbank Trung Quốc.
Theo Đoàn Loan (VNE)
Hà Nội đề xuất cơ chế đặc thù đầu tư 3 tuyến đường sắt đô thị hơn 125.000 tỷ đồng UBND TP Hà Nội kiến nghị Thủ tướng xem xét, cho ý kiến chỉ đạo về chủ trương, cơ chế đầu tư 3 tuyến đường sắt đô thị với tông mưc đâu tư hơn 125.000 ty đông. Mới đây, UBND TP Hà Nội vừa có văn bản gửi Thủ tướng xem xét, cho ý kiến chỉ đạo về chủ trương, cơ chế đầu...