Đường sắt Cát Linh – Hà Đông lại lỡ hẹn: 13 đoàn tàu chưa được kiểm định an toàn
Mặc dù Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã thông tin, các bên liên quan đang cố gắng để đưa các đoàn tàu tại dự án đường sắt đô thị (ĐSĐT) Cát Linh – Hà Đông vận hành thương mại vào cuối tháng 12/2019.
Tuy nhiên mốc thời gian này đã trôi qua, các đoàn tàu dự án vẫn “xếp kho”. Đây là lần thứ 9 dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông lỡ hẹn với người dân Thủ đô.
Có giá trị cả nghìn tỷ đồng nhưng hệ thống thang máy và nhà ga dù đã hoàn thành chỉ để phơi nắng mưa
Tàu chưa chạy đã trả lãi 1 tỷ đồng/ngày
Theo đó, trong buổi tiếp xúc cử tri vào tháng 11/2019, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, thành phố đang phối hợp với nhà thầu đưa dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông vận hành vào cuối tháng 12/2019. Nhưng thực tế đến nay đã bước sang năm 2020, trên toàn tuyến ĐSĐT Cát Linh – Hà Đông hệ thống đường ray trên cao vẫn vắng tàu hoạt động toàn công trường vắng bóng cán bộ, công nhân viên vận hành. Ghi nhận của phóng viên Tiền Phong chiều 3/1, tại các cửa vào cầu thang để đi lên ga, hầu hết bị bịt kín, với các cửa ga tại nhà ga Vành đai 3, nhà ga Hoàng Cầu… đơn vị thi công căng dây và dựng các biển báo tự chế với các dòng chữ viết tay “Cấm vào ga”, “Không phận sự miễn vào”…
Trong khi hạ tầng xây dựng để phục vụ các đoàn tàu đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông đã hoàn thiện nhưng đang để phơi nắng mưa, bên dưới các trục đường như Nguyễn Trãi – Quang Trung (Hà Đông), Láng, Hoàng Cầu thường bị ùn tắc kéo dài bất kể giờ cao điểm hay không, nhất là dịp cận Tết này.
Dự án ĐSĐT Cát Linh – Hà Đông được khởi công tháng 10/2011, mang theo mục tiêu hoàn thành vào tháng 6/2015 với tổng mức đầu tư hơn 552 triệu USD nay đã bị đội vốn lên 891 triệu USD (chủ yếu vốn vay ODA của Chính phủ Trung Quốc) với lãi suất 3% năm. Dự án dài hơn 13km với 12 nhà ga trên cao. Đến nay dự án đã bị chậm tiến độ 5 năm. Tổng thầu thi công dự án theo hình thức EPC là Cty Hữu hạn tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc, Chủ đầu tư là Bộ GTVT (đại diện là Ban Quản lý Dự án đường sắt).
Video đang HOT
Thông tin về tiến độ dự án, Ban Quản lý Dự án đường sắt vừa cho biết, hiện tại dự án đã xong 100% phần xây dựng, đang hoàn thiện các thủ tục về kỹ thuật để vận hành.
Tìm hiểu chúng tôi được biết, căn cứ vào hợp đồng vay vốn ODA và tiến độ giải ngân, dự án có tiến độ thi công và giải ngân trong vòng 48 tháng (4 năm) nhưng thực tế đã kéo dài gần 9 năm. Theo hợp đồng vay vốn, dự án đã được giải ngân hết tổng mức đầu tư trên. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, bên cho vay vốn đã tính lãi suất của dự án từ năm 2015. Với lãi vay thương mại ưu đãi trung bình 3%/năm cho khoản 552 triệu USD theo kế hoạch phê duyệt ban đầu, mỗi ngày phía chủ đầu tư Việt Nam đang phải trả lãi suất khoảng 1 tỷ đồng.
Tàu chưa được đăng kiểm an toàn
Trước việc dự án hoàn thành nhưng không thể hoạt động, vừa qua Hội đồng nghiệm thu Nhà nước (NTNN) đã vào kiểm tra và đưa ra đánh giá: do dự án chưa có sơ đồ hoàn công tổng thể, chưa có hồ sơ kỹ thuật vận hành nên chưa có cơ sở nghiệm thu.
Từ thực tế trên, Hội đồng NTNN yêu cầu chủ đầu tư mời tư vấn độc lập vào kiểm tra, rà soát và có đánh giá an toàn hệ thống đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Sau đó chủ đầu tư là Bộ GTVT đã mời Tư vấn của Pháp vào cuộc.
Tuy nhiên trao đổi với PV với PV Tiền Phong ngày 3/1, một thành viên Hội đồng NTNN cho biết, tư vấn Pháp vẫn chưa thể đánh giá an toàn hệ thống để thực hiện các công việc còn lại trong đó có tiến hành kiểm định và cấp chứng nhận an toàn cho các đoàn tàu hoạt động thương mại.
Cũng trong ngày 3/1, nguồn tin của PV Tiền Phong cho biết, trong suốt thời gian vận hành thử 13 đoàn tàu của dự án vừa qua, Cục Đăng kiểm Việt Nam mới chỉ cấp giấy kiểm định tạm thời để các đoàn tàu hoạt động kỹ thuật và chạy không tải (không chở hành khách). “Để hoạt động thương mại và chở khách, theo quy định các đoàn phương tiện (tàu) này phải được Cục Đăng kiểm kiểm định và cấp chứng nhận an toàn. Tuy nhiên, hồ sơ vận hành và hồ sơ an toàn kỹ thuật của các đoàn tàu này chưa được Tư vấn Pháp đồng ý để kiểm định, cấp chứng nhận. Đây là lý do các đoàn tàu chưa thể hoạt động thương mại”, nguồn tin của Tiền Phong cho biết.
Tàu chỉ chạy thử rồi xếp kho, trong khi đường bên dưới ùn tắc như nêm
ANH TRỌNG
Theo TPO
Bộ GTVT tiết lộ nguyên nhân đường sắt Cát Linh - Hà Đông chậm khai thác
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho rằng, nguyên nhân khiến việc thi công đường sắt Cát Linh - Hà Đông chậm trễ chủ yếu là do tổng thầu.
Việc chậm trễ trong công tác tập hợp hồ sơ liên quan đến linh kiện là nguyên nhân khiến 1% khối lượng thi công đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa thể hoàn thành - Ảnh minh họa
Nguyên nhân chậm phần lớn do việc chậm trễ của tổng thầu
Liên quan đến tiến độ dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, tại buổi họp báo Quý III năm 2019 của Bộ GTVT chiều nay (27/9), Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết, dự án từ lâu đã nói khối lượng tồn tại còn lại chỉ khoảng 1%. Tỷ lệ này liên quan đến việc hoàn chỉnh lại hệ thống, khắc phục khiếm khuyết, yêu cầu đúng với thiết kế, một số vấn đề liên quan đến hoàn thiện chỉnh trang depot...
"Tuy vậy, nguyên nhân chậm phần lớn do việc chậm trễ của tổng thầu trong việc tập hợp hồ sơ liên quan đến linh kiện lắp đặt để đánh giá mức độ an toàn. Nếu làm đến đâu tập hợp hồ sơ đến đó sẽ rút ngắn được thời gian. Tuy nhiên, tổng thầu lại làm hiện trường nhiều hơn, sau đó mới tập hợp nên rất mất thời gian", Thứ trưởng nói.
"Đối với dự án này, Thủ tướng chỉ đạo phải đưa vào khai thác với điều kiện đảm bảo an toàn tuyệt đối. Vì vậy, phần kiểm chứng điều kiện, hồ sơ thiết bị là điều kiện vô cùng quan trọng, cơ quan chức năng phải xem xét chứng chỉ, hồ sơ linh kiện đánh giá có đảm bảo không? Để làm được điều này, một đơn vị tư vấn độc lập của Pháp chuyên về đánh giá an toàn của hệ thống đường sắt trên thế giới đã được thuê để thực hiện. Thời gian qua, đánh giá của họ đã ra được 6/14 báo cáo. Hiện họ vẫn đang tiếp tục yêu cầu tổng thầu cung cấp tiếp hồ sơ để hoàn tất việc đánh giá", Thứ trưởng Đông nói và khẳng định, đây là đơn vị đánh giá độc lập nên việc thẩm định sẽ khách quan, không nghiêng về bên nào.
Quy định của Việt Nam và Trung Quốc có nhiều khác biệt về thiết kế, đơn giá định mức
Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, khi tất cả các thủ tục, hồ sơ liên quan đến thiết bị, linh kiện lắp đặt hoàn thiện, việc vận hành sẽ không phải là thực hiện chạy đơn chiếc từng đoàn tàu như thời gian qua, mà Bộ GTVT sẽ yêu cầu tổng thầu cho chạy tích hợp, chạy toàn bộ hệ thống, từ quá trình mua vé, tần suất chuyến, thời gian dừng tại ga theo đúng thiết kế liên tục theo thời gian quy định (khoảng 20 ngày).
Liên quan đến việc "chốt" thời gian vận hành tuyến Cát Linh - Hà Đông, theo Thứ trưởng Đông, Bộ GTVT đã đặt mốc chi tiết để tổng thầu hoàn thiện 1% còn lại. Bộ GTVT cũng đang quyết liệt thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng. Tuy nhiên, trong quá trình đánh giá, những phần không thấy khả thi, Bộ GTVT sẽ chỉ đạo đơn vị liên quan không tiếp nhận. Quá trình xây dựng có bao nhiêu hành động, Bộ GTVT sẽ buộc tổng thầu phải thực hiện đầy đủ để việc chốt tiến độ, thời gian đưa vào vận hành chính xác nhất.
Lãnh đạo Bộ GTVT cũng cho biết, do quy định của Việt Nam và Trung Quốc có nhiều khác biệt về thiết kế, đơn giá định mức để lập dự toán chưa đầy đủ, văn bản hướng dẫn áp dụng chính sách chậm ban hành, dẫn đến quá trình thực hiện còn sai sót, tồn tại đã được Kiểm toán Nhà nước chỉ ra. Bộ GTVT đã có báo cáo, giải trình với Kiểm toán Nhà nước và sẽ nghiêm túc thực hiện các kết luận mà Kiểm toán Nhà nước nêu ra, đồng thời sẽ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ các nội dung vượt thẩm quyền.
Trần Duy - Nam Khánh
Theo GTVT
Nhiều công trình thi công 'rùa' gây bụi bẩn ở Thủ đô Sau khi xác định được các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong đó có các công trình thi công, UBND thành phố Hà Nội đã đốc thúc các đơn vị thi công có các giải pháp đảm bảo vệ sinh và đẩy nhanh tiến độ. Tuy nhiên, đến nay nhiều dự án vẫn thi công chậm chạp và tiếp tục gây...