Đường sắt Cát Linh – Hà Đông chưa dùng đã xuống cấp: Chủ đầu tư lý giải
Giám đốc Ban quản lý Dự án Đường sắt nêu nguyên nhân một số hạng mục ở Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông bị hư hỏng.
Chiều tối 28/3, tại buổi họp báo thường kỳ quý I/2019 do bộ GTVT tổ chức, các phóng viên đặt nhiều câu hỏi liên quan đến tiến độ khai thác và hiện trạng xuống cấp tại dự án Đường sắt Cát Linh – Hà Đông.
Ông Vũ Hồng Phương, Giám đốc Ban quản lý Dự án Đường sắt (chủ đầu tư) thừa nhận có một số hạng mục như tấm kính, vị trí khoan liên kết, mái che thang cuốn bị hư hỏng.
Giám đốc Ban quản lý Dự án Đường sắt Vũ Hồng Phương. (Ảnh Hữu Dánh)
“Các tấm kính hư hỏng do quá trình thi công, đi lại của người dân bị va đập. Ngoài ra còn có hiện tượng phá hoại trong quá trình hoàn thiện.
Chúng tôi đã giao tổng thầu tăng cường công tác bảo vệ an ninh và phải sửa chữa toàn bộ những vị trí hư hỏng”, Giám đốc Ban quản lý Dự án Đường sắt Vũ Hồng Phương nói tại buổi họp báo.
Về tiến độ hoàn thành dự án, ông Phương cho biết còn hạng mục mái che thang cuốn, thiết bị an toàn, cảnh quan cây xanh đang được hoàn thiện. Ban quản lý dự án đang chỉ đạo tổng thầu hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu, phấn đầu hoàn thành trong tháng 4.
Video đang HOT
Sát ngày khai thác thương mại, nhiều nhà ga tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông vẫn ngổn ngang, hư hỏng. (Ảnh Hữu Dánh)
(Ảnh Hữu Dánh)
Trước đó, ngày 25/3, dư luận xôn xao khi một số bức ảnh chụp cầu thang tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông bị nứt phần bê tông kèm bình luận công trình xuống cấp. Ngay sau đó, nhà thầu thi công đã báo cáo với chủ đầu tư (Ban quản lý Dự án Đường sắt, Bộ GTVT) về vấn đề này.
Theo đó, các vị trí ảnh chụp lan truyền trên mạng là phần lối lên nhà ga có thang cuốn. Vị trí này nhà thầu đang thi công lắp đặt mái che, một số chân cột do khoan để đặt ốc vít chân mái che nên bị rạn nứt phần tường bê tông; một số vị trí khung thép mới hàn nên chưa sơn lại. Còn các vật liệu được sử dụng đúng tiêu chuẩn.
Khi việc thi công hoàn thiện, các phần trên sẽ được xử lý trước khi nghiệm thu, bàn giao.
Theo VTC News
Trải nghiệm thực tế đi ô tô từ Hà Đông đến Cát Linh: có nhanh hơn, sướng hơn đi tàu điện?
Hãy cùng tôi trải nghiệm thực tế để thấy được thời gian di chuyển cũng như những được/mất khi sử dụng phương tiện cá nhân so với phương tiện công cộng mới nhất là tàu sắt trên cao.
Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đang được đông đảo người dân quan tâm. Hôm qua (20/9), dự án này đã vận hành thử nghiệm toàn bộ hệ thống với 5 đoàn tàu chạy liên tục giữa hai điểm đầu Yên Nghĩa (quận Hà Đông) và Cát Linh (quận Đống Đa).
Những người được trải nghiệm sớm tuyến đường sắt trên cao này cho biết tàu đạt vận tốc trung bình hơn 30 km/h. Tổng thời gian chạy hết toàn tuyến là 30 phút, bao gồm thời gian trả khách và đón khách tại 12 điểm dừng.
Tàu đường sắt trên cao và ô tô: Phương tiện nào nhanh hơn?
Trong bài viết này, tôi sẽ so sánh con số thử nghiệm trên với thời gian di chuyển thực tế của một chiếc ô tô cá nhân. Tôi chọn lộ trình đi từ Hà Đông đến Cát Linh dọc theo tuyến đường sắt trên cao vào lúc gần 16 giờ 15 phút. Đây là thời điểm mọi người chuẩn bị ùa ra đường, tình hình giao thông ở mức không quá tồi tệ và cũng không dễ dàng, thiên vị đối với ô tô.
Kết quả là tôi cần nhiều thời gian hơn khoảng 10-12 phút so với tàu đường sắt trên cao. Tuy nhiên, quãng đường mà tôi đi dài hơn vì đến đoạn Nguyễn Trãi, đường bộ không khớp với đường sắt trên cao nên tôi đã phải đi xa hơn.
Cần lưu ý thêm rằng, khi bạn đi tàu thực tế nếu cộng cả thời gian chờ tàu, thời gian mua vé, check-in/out thì khoảng cách 10-12 phút có lẽ sẽ không còn nữa. Và cũng nên nhớ rằng, nếu phải di chuyển ở khung giờ cao điểm, thời gian chênh lệch 10-12 phút sẽ có thể cấp số cộng lên nhiều lần bởi tàu sắt trên cao không bao giờ gặp tắc đường.
Vậy, đi tàu đường sắt trên cao được/mất gì?
Tuyến đường sắt trên cao dài 13 km được kỳ vọng sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, giảm gánh nặng cho đường bộ và tạo thói quen sử dụng phương tiện công cộng.
Ưu điểm nổi bật nhất của việc sử dụng phương tiện công cộng là bạn không phải trực tiếp lái xe, có thể tranh thủ thời gian di chuyển để đọc báo, làm việc online qua điện thoại hoặc giải trí, v.v. Lái một chiếc xe ô tô ở Hà Nội cũng không vui vẻ gì, vào giờ cao điểm rất căng thẳng. Trừ khi bạn cần những giá trị gia tăng khác từ ô tô còn nếu chỉ đơn giản là bạn cần di chuyển, những phương tiện công cộng như tàu đường sắt trên cao là giải pháp tốt.
Ngoài ra, giá vé tàu sắt trên cao chưa được công bố chính thức nhưng chắc chắn rẻ hơn nhiều so với chi phí sử dụng ô tô trên cùng tuyến đường. Chi phí còn chưa tính tới tiền gửi xe của ô tô cá nhân.
Bù lại, nếu tàu sắt trên cao một mình một đường thì đi kèm với đó là sự san sẻ không gian riêng tư bên trong khoang hành khách. Điều đó ngược lại với ô tô cá nhân.
Hành trình và các điểm dừng cố định nên việc bạn di chuyển linh động sẽ không thể bằng ô tô cá nhân.
Tóm lại, tàu sắt trên cao sinh ra sẽ giải quyết định nhu cầu di chuyển của một bộ phận không nhỏ người dân, đặc biệt là những người có lịch học/làm việc cố định. Đây sẽ là một trong những giải pháp được kỳ vọng góp phần giảm ách tắc giao thông đang ngày một tăng cao hiện nay ở Hà Nội.
Việt Đức
Theo Trí Thức Trẻ
Hà Nội chạy thử tàu trên cao: Các hộ dân sống "sát sạt" đường tàu nói gì? Sáng 20/9, người dân Hà Nội đã được chiêm ngưỡng những đoàn tàu thuộc Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông (đường sắt trên cao) chạy thử nghiệm chính thức. Sáng nay, đúng 6h30, đoàn tàu đầu tiên lăn bánh xuất phát từ ga Yên Nghĩa (quận Hà Đông) trong sự quan tâm của người dân Hà Nội, đặc biệt là...