Đường sắt cao tốc Trung Quốc đại thắng Nhật Bản: Dễ hiểu
Theo chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy, Trung Quốc vượt qua Nhật Bản giành nhiều hợp đồng xây đường sắt cao tốc chủ yếu nhờ yếu tố giá rẻ.
PV:- Mới đây nhất, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để giành hợp đồng xây dựng đường sắt cao tốc ở Mỹ. Trong khi đó, Nhật Bản cũng để tuột mất hợp đồng quan trọng xây dựng đường sắt cao tốc ở Indonesia vào tay Trung Quốc và trước đó là dự án ở Thái Lan. Ông có bất ngờ trước những thông tin này khi đường sắt cao tốc vốn là thế mạnh truyền thống của Nhật Bản với dây chuyền công nghệ hiện đại, đặc biệt là đã hoạt động an toàn suốt 50 năm mà không có sự cố lớn nào? Đây có phải là dấu hiệu cho thấy một cuộc cạnh tranh về đường sắt cao tốc giữa Nhật Bản và Trung Quốc?
Tàu chạy trên tuyến đường sắt cao tốc dài nhất thế giới (2.298km) đi qua cầu Yongdinghe ở Bắc Kinh
TS Nguyễn Xuân Thủy: – Nói về kỹ thuật xây dựng đường sắt cao tốc, khởi đầu phải là Nhật Bản, Đức… Từ những năm 1960-1970, Nhật Bản đã thí nghiệm đoàn tàu chạy 200km/h và họ cũng là nước đầu tiên thí nghiệm tàu chạy trên đệm từ trường và có thể đạt vận tốc 500km/h. Nhật Bản đã khẳng định được uy tín kỹ thuật của mình, tuy nhiên lịch sử đã trôi qua, Trung Quốc là nước học theo rất nhanh. Trung Quốc không phải là nước bắt đầu nhưng họ có thể mua một chiếc máy bay về và tháo ra làm lại nguyên xi. Đối với đường sắt cao tốc cũng vậy, Trung Quốc đã cập nhật rất nhanh kỹ thuật của các nước đi trước, trong đó có Nhật Bản.
Một đất nước rộng bao la như Trung Quốc (hơn 9 triệu km2) rất coi trọng đường sắt bởi nó giúp giảm giá thành, tăng tốc độ, chở được hàng quá trọng, quá trường. Với đường hướng đó, Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ đường sắt, họ có những tuyến đường sắt dài 3.000-4.000km. Đến khi tiếp cận với kỹ thuật của đường sắt cao tốc, Trung Quốc bắt nhịp được ngay và phát triển rất nhanh. Tuy nhiên, đến nay vẫn có quan điểm cho rằng Trung Quốc phát triển mạnh đường sắt cao tốc nhưng hiệu quả về kinh tế không cao lắm vì giá thành và số người đi. Người Trung Quốc vẫn đi đường sắt thông thường nhiều hơn, trong khi tàu cao tốc chi phí cao hơn và có thể vận chuyển hàng hóa không nhiều. Dù vậy cũng phải nhắc lại rằng, nói về kỹ thuật, Trung Quốc đã tiếp cận và nắm bắt được công nghệ đường sắt cao tốc, đã chế tạo được và xuất khẩu ra nước ngoài.
Video đang HOT
Trung Quốc có đặc điểm là giá nhân công rẻ, năng suất lao động cao. Ví dụ, Nhật Bản mỗi lần có thể chế tạo 5-7 chiếc tàu nhưng Trung Quốc phải làm đến vài chục chiếc vì đường của họ nhiều, nhu cầu lớn nên năng suất lao động cao. Nhờ năng suất lao động và giá thành nhân công rẻ nên tàu Trung Quốc rẻ hơn so với Nhật Bản.
Tương tự, ở Việt Nam, nếu đường sắt Cát Linh-Hà Đông do Nhật Bản đảm nhận giá thành có thể cao hơn nhưng đảm bảo hơn, cả về tiến độ, kỹ thuật, tuổi thọ, tính an toàn và tiện nghi. Nhưng Trung Quốc bỏ giá rẻ hơn nên họ kiếm được hợp đồng đó.
Cho nên, tại sao đường sắt Trung Quốc chiếm được thị trường châu Phi, châu Mỹ là vì vậy. Dĩ nhiên, về lâu dài, tính an toàn, công nghệ và tính bền vững, tuổi thọ cao vẫn là số 1 nhưng vấn đề là tùy thuộc vào sự lựa chọn của từng nước.
PV: – Vì sao đường sắt cao tốc Trung Quốc liên tiếp đại thắng trước một Nhật Bản có thế mạnh về công nghệ, độ an toàn như vậy, thưa ông (do tiềm lực vốn lớn, mức lãi suất cho vay hấp dẫn hay điều kiện ràng buộc ít hơn…)?
TS Nguyễn Xuân Thủy: – Như tôi nói ở trên, đường sắt cao tốc Trung Quốc đại thắng trước một Nhật Bản an toàn, công nghệ hiện đại, chủ yếu là nhờ giá rẻ. Qua thấy cũng thấy được rằng cuộc cạnh tranh về đường sắt cao tốc giữa hai quốc gia Trung Quốc-Nhật Bản đã bắt đầu. Cuộc cạnh tranh này không có một tiêu chí nào để so sánh.
Ví dụ, tại sao một số nước cứ mua vũ khí của Trung Quốc mà không mua vũ khí Nga? Nguyên nhân chủ yếu là vũ khí Trung Quốc rẻ. Trung Quốc mua công nghệ, sao chép công nghệ là chính, nhờ năng suất cao, công lao động rẻ và một số yếu tố khác nên họ thắng thầu trong hợp đồng bán vũ khí cho một số nước. Trung Quốc có thế mạnh của riêng họ, ngay như Mỹ cũng phải chịu. Đơn cử, một chiếc áo Trung Quốc bán ra chỉ 10 đồng, còn áo của Nhật 15 đồng/chiếc. Dù có thể áo Trung Quốc không bền như áo Nhật Bản, có chất độc hại,… nhưng trước tiên nó nhìn bắt mắt. Hiện 60-70% hàng tiêu dùng Trung Quốc xuất sang Mỹ, cái đó thuộc về quy luật cung-cầu chứ chính phủ không thể bắt người dân phải mua của nước này mà không mua nước kia.
Theo_Báo Đất Việt
Gánh nặng ủy thác
Trái ngược với dự đoán về một cuộc cạnh tranh quyết liệt, tổng tuyển cử ở Singapore đã kết thúc với thắng lợi tuyệt đối của Đảng Hành động nhân dân (PAP) cầm quyền.
Thủ tướng Lý Hiển Long ăn mừng chiến thắng
Kết quả kiểm phiếu cuối cùng cho thấy, Đảng PAP của đương kim Thủ tướng Lý Hiển Long đứng đầu với 69,9% phiếu bầu, cao hơn mức 60,1% thu được trong đợt bầu cử năm 2011. Như vậy, Đảng cầm quyền sẽ có 83 đại diện trong tổng số 89 ghế tại Quốc hội, đồng nghĩa với việc sẽ có quyền quyết định thành lập chính phủ mới. Đảng đối lập chính - Đảng Người lao động đề ra mục tiêu có 20 đại diện nhưng cuối cùng chỉ được 6 ghế, ít hơn kỳ bầu cử trước 1 ghế.
Đây là cuộc tổng tuyển cử đầu tiên được tổ chức sau khi ông Lý Quang Diệu, người sáng lập PAP và là cha của Thủ tướng đương nhiệm Lý Hiển Long, qua đời. Đây cũng là lần đầu tiên các ứng viên tham gia tranh cử tại tất cả các khu vực, tạo ra thách thức thực sự với PAP, chính Đảng đã lãnh đạo Singapore suốt nửa thế kỷ qua, kể từ khi nước này giành độc lập năm 1965.
Được giới quan sát quốc tế đánh giá là kỳ bầu cử quan trọng nhất với đảo quốc sư tử trong 50 năm qua, cuộc tổng tuyển cử lần này diễn ra vào thời điểm bước ngoặt, khi Singapore đứng trước hàng loạt thách thức nghiêm trọng. Không phải ngẫu nhiên mà Thủ tướng Lý Hiển Long cho rằng, ông cần "sự ủy thác mới, rõ ràng" để đưa đất nước tiến về phía trước.
Kết quả cuộc bầu cử một lần nữa cho thấy, người dân tiếp tục đặt niềm tin vào PAP và Thủ tướng Lý Hiển Long. Xem ra, trước những lo ngại về bất ổn kinh tế và an ninh khu vực, đa số người dân Singapore vẫn lựa chọn giải pháp an toàn. Uy tín rông khắp cũng như thành tích đưa Singapore vươn lên thành một trong những nền kinh tế tiên tiến thế giới đã đem về chiến thắng cho PAP. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với mọi thách thức đã qua.
Người dân Singapore nắm được những con số thống kê cho thấy, sản xuất công nghiệp của nước này đã giảm 6,1% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái, còn tháng 6 là 4%. Với nhiều người dân Singapore, dù góp phần thúc đẩy kinh tế Singapore, nhưng chính sách nhập cư của PAP đã làm tăng dân số nước này từ 4,4 triệu người năm 2006 lên 5,5 triệu người năm 2014, gây áp lực lên hệ thống cơ sở hạ tầng, khiến người dân trong nước phải cạnh tranh gay gắt việc làm với người nước ngoài khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn là 2%.
Bức xúc thứ hai là vấn đề lương hưu và nhà ở. Quỹ an sinh (CPF) là hệ thống tài chính giúp người lao động Singapore đóng góp các khoản tiết kiệm căn cứ trên độ tuổi và mức thu nhập có hưởng lãi hàng năm. Tuy nhiên, mức quy định người dân khi tới 55 tuổi phải có tài khoản CPF tối thiểu 113.000 USD đang gây áp lực với người thu nhập thấp. Các đảng đối lập cũng công kích về giá bán căn hộ ở Singapore quá cao so với khả năng chi trả của lao động nghèo.
Giao thông công cộng cũng là vấn đề nóng. Với 5,5 triệu dân chen chúc trên diện tích 720 km2, mật độ dân số Singapore thuộc loại đông nhất thế giới, chỉ sau Monaco. Thực tế cho thấy dân số đông đang gây áp lực lớn cho hạ tầng giao thông. Những năm qua đã xảy ra một số sự cố nghiêm trọng với hệ thống tàu điện ngầm, ảnh hưởng tới chất lượng sống của Singapore.
Chiến thắng đến với PAP, ngoài hào quang quá khứ còn nhờ Chính phủ đã kịp thời đánh giá lại những chính sách cơ bản như y tế, việc làm và nhà ở. Chương trình bảo hiểm y tế cho người cao tuổi trị giá hàng tỷ USD, các biện pháp hạ nhiệt thị trường bất động sản và kiềm chế dòng chảy lao động nước ngoài của Chính phủ đã gây được thiện cảm trong dân chúng. Nhưng để xứng với sự ủy thác của người dân như mong muốn của Thủ tướng Lý Hiển Long, phía trước còn cả chặng đường dài chông gai.
Theo_An ninh thủ đô
Trung Quốc mở đường sắt cao tốc tới biên giới Triều Tiên Trung Quốc sẽ khánh thành một tuyến đường sắt cao tốc tới biên giới Triều Tiên vào hôm nay 1/9, hãng thông tấn Xinhua đưa tin, trong nỗ lực mới nhất nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế bât chấp các căng thẳng giữa hai nước. Một tuyến tàu cao tốc tại Bắc Kinh (Ảnh: Bloomberg) Tuyến đường sắt, được thi công kể...