Đường sắt cao tốc tạo động lực mới cho phát triển kinh tế – xã hội ở Trung Quốc
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, sự phát triển nhanh chóng của hệ thống đường sắt cao tốc đã giúp tăng cường kết nối giữa các vùng miền, xây dựng nền tảng mới cho logistics hiện đại, thúc đẩy trao đổi hàng hóa giữa các địa phương, thu hút đầu tư, nhân tài…
Trung Quốc hiện có mạng lưới đường sắt cao tốc dài nhất thế giới. Ảnh: TTXVN phát
Mạng lưới đường sắt cao tốc của Trung Quốc đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội của nước này.
Mạng lưới đường sắt cao tốc được kết nối tốt đã làm cho hiệu quả hoạt động của toàn xã hội cao hơn, tổ chức lại các yếu tố sản xuất thuận tiện hơn, tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế và xã hội của Trung Quốc. Mạng lưới đường sắt cao tốc rút ngắn đáng kể khoảng cách thời gian và không gian, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân. Trung Quốc là một đất nước rộng lớn, đường sắt cao tốc giúp làm giảm đáng kể khoảng cách thời gian và không gian, đồng thời tăng cường kết nối giữa các khu vực.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, ông Hướng Phong -Trưởng phòng Kế hoạch Thống kê, nhà ga Thành Đô (Tứ Xuyên) cho biết, theo quy hoạch phát triển đường sắt quốc gia, mạng lưới đường sắt cao tốc sẽ được xây dựng ngang dọc trên khắp cả nước, đến tận cả các vùng nông thôn, miền núi. Quá đó giúp người dân đi lại dễ dàng hơn, giúp người dân nông thôn nhanh chóng hội nhập với nhịp sống đô thị, thúc đẩy hiệu quả sự phát triển đồng bộ của kinh tế và xã hội khu vực.
Còn theo ông Khương Tuyết Tùng -Phó Chủ nhiệm văn phòng xây dựng đường sắt huyện Tùng Phan (Tứ Xuyên), việc kết nối đường sắt cao tốc đến tận các địa phương vùng sâu vùng xa, không chỉ mang đến nhiều cơ hội phát triển kinh tế, mở rộng các kênh tiêu thụ hàng hóa nông sản địa phương, mà còn thu hút được nhiều nhân tài công nghệ cao đến để tham gia xây dựng và nghiên cứu, qua đó giúp chấn hung khu vực nông thôn.
Cùng với đó, mạng lưới đường sắt cao tốc còn giúp thúc đẩy sự phát triển các ngành nghề dọc theo tuyến đường. Đường sắt cao tốc đã thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế du lịch và sinh ra các ngành nghề mới và mô hình mới như “đường sắt cao tốc du lịch”. Sau khi mở tuyến đường sắt cao tốc huyện Tùng Phan, lượng khách du lịch đổ về các khu danh lam thắng cảnh của những địa phương mà tuyến đường sắt này đi qua như Cửu Trại Câu, … đã tăng mạnh. Đời sống kinh tế, văn hóa của bà con các dân tộc thiểu số tại những khu vực này cũng không ngừng được nâng lên.
Ông Đỗ Kiệt – Phó Cục trưởng Cục quản lý Khu du lịch Cửu Trại Câu (Tứ Xuyên), cho biết, từ khi đường sắt cao tốc được kết nối đến đây, việc đi lại trở nên rất thuận tiện, nhiều sự kiện du lịch mang tầm quốc tế cũng được tổ chức tại đây, thu hút hàng trăm đại biểu từ các nước trên thế giới đến tham dự.
Cùng với đó, lượng khách du lịch đến đây tham quan cũng tăng đột biến. Theo ông Đỗ Kiệt, từ ngày 30/8 đến nay, Khu du lịch này đã tiếp đón khoảng 600,000 lượt khách du lịch, tăng 215% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đối với bà con dân tộc thiểu số ở đây, nhờ sự kết nối của đường sắt cao tốc, việc trao đổi hàng hóa, tiêu thụ đặc sản địa phương cũng trở nên thông suốt, nhanh chóng hơn. Lượng khách du lịch đến tham quan nhiều hơn cũng kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề liên quan, qua đó cũng tạo thêm nhiều việc làm cho người dân địa phương.
Anh Lang Kiệt Cách Đinh-người dân tộc Tạng tại Cửu Trại Câu chia sẻ: “So với trước đây thu nhập của chúng tôi đã được tăng lên đáng kể, do lượng khách du lịch đến đây ngày càng nhiều. Đời sống của người dân chúng tôi qua đó cũng được nâng lên, điều này đối với chúng tôi là rất hạnh phúc”.
Trong thời gian tới, mạng lưới đường sắt của Trung Quốc, đặc biệt là đường sắt cao tốc, sẽ tiếp tục là “đầu tàu” phục vụ và hỗ trợ sự phát triển kinh tế xã hội của các địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
Có thể nói, nhờ có sự phát triển của các tuyến đường sắt cao tốc, kết nối từ thành thị đến nông thôn, thậm trí đến cả các vùng sâu vùng xa, đã kéo theo sự phát triển của nhiều lĩnh vực như bất động sản, du lịch, giao lưu trao đổi hàng hóa… Qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, nâng cao đời sống của người dân nông thôn, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.
Điều gì giúp Trung Á là bên hưởng lợi lớn từ cuộc xung đột Nga - Ukraine?
Bằng cách duy trì quan hệ cân bằng giữa Nga, phương Tây và Trung Quốc, Trung Á đã thoát khỏi những hậu quả của cuộc chiến và trở thành một nhân tố quan trọng trong bối cảnh kinh tế và chính trị toàn cầu.
Video đang HOT
Trong bối cảnh địa chính trị phức tạp, các quốc gia Trung Á đã tìm cách duy trì sự cân bằng giữa các cường quốc lớn như Mỹ, Trung Quốc và Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Xung đột ở Ukraine đã và đang gây ra những tác động tiêu cực khắp châu Âu, với sự tàn phá nghiêm trọng tại Ukraine và nền kinh tế Nga bị đình trệ. Tuy nhiên, có một khu vực đã hưởng lợi lớn từ cuộc xung đột này: Trung Á. Năm quốc gia trong khu vực - Kyrgyzstan, Uzbekistan, Kazakhstan, Tajikistan và Turkmenistan - không chỉ tránh được những hậu quả nặng nề của cuộc chiến mà còn tăng cường thương mại và đầu tư, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
Kể từ khi Nga bị phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt sau cuộc xung đột ở Ukraine, các nước Trung Á đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội để lấp đầy khoảng trống trong chuỗi cung ứng. Các quốc gia như Kyrgyzstan, Uzbekistan và Kazakhstan đã trở thành trung gian cho Nga, khi các mặt hàng bị cấm nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu được chuyển hướng qua Trung Á. Điều này giúp các quốc gia này gia tăng mạnh mẽ kim ngạch thương mại với cả Nga và châu Âu.
Riêng Kyrgyzstan, quốc gia nhỏ bé này đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể về doanh thu ngân sách, tăng gấp đôi trong năm qua. Số tiền thu được từ thương mại và các khoản đầu tư nước ngoài đang được tái đầu tư vào các dự án phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực thủy điện. Một ví dụ tiêu biểu là nhà máy thủy điện Kambarata-1, dự án đang được xây dựng để tăng một nửa công suất điện của nước này. Điều đó không chỉ giúp Kyrgyzstan đảm bảo năng lượng cho nền kinh tế đang bùng nổ mà còn tạo cơ hội xuất khẩu điện sang các quốc gia lân cận, vốn đang thiếu hụt năng lượng.
Ngoài Kyrgyzstan, Kazakhstan cũng là một trong những quốc gia hưởng lợi lớn từ cuộc chiến. Xuất khẩu từ EU sang Kazakhstan đã tăng mạnh, đặc biệt là các mặt hàng như máy móc và thiết bị điện tử. Ngành công nghệ của Kazakhstan đã phát triển vượt bậc, với kim ngạch xuất khẩu công nghệ sang Nga tăng gần 7 lần từ năm 2021 đến năm 2023. Điều này cho thấy sự chuyển dịch trong chuỗi cung ứng quốc tế và tạo điều kiện cho các quốc gia Trung Á mở rộng vai trò của mình trong nền kinh tế toàn cầu.
Quan hệ chiến lược và chính trị
Trong bối cảnh địa chính trị phức tạp, các quốc gia Trung Á đã tìm cách duy trì sự cân bằng giữa các cường quốc lớn như Mỹ, Trung Quốc và Nga. Nhiều nhà phân tích đã dự đoán rằng khu vực này sẽ bị buộc phải chọn phe trong cuộc đối đầu giữa Nga và phương Tây, nhưng các nước Trung Á đã khéo léo thực hiện một "hành động cân bằng đa chiều". Mặc dù có những áp lực từ cả Nga và phương Tây, Kazakhstan và các quốc gia Trung Á khác đã tiếp tục duy trì hoạt động thương mại với Nga, đồng thời phát triển mối quan hệ với các đối tác phương Tây.
Hơn nữa, các quốc gia Trung Á đã liên kết với nhau để hình thành cái gọi là định dạng C5, tạo ra một khối thống nhất trong các cuộc đàm phán quốc tế. Sự hợp tác này không chỉ tăng cường vị thế của khu vực trên trường quốc tế mà còn giúp các quốc gia này tận dụng tốt hơn cơ hội từ cả "Đông và Tây". Các chuyến thăm của các nhà lãnh đạo quốc tế như Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của Trung Á trong bối cảnh địa chính trị toàn cầu.
Sự phát triển nội vùng
Cuộc chiến ở Ukraine đã không chỉ làm gia tăng thương mại mà còn kích thích sự hợp tác nội vùng ở Trung Á. Trước đây, các quốc gia này thường xảy ra xung đột về lợi ích kinh tế và chính trị, nhưng hiện nay, họ đang phối hợp với nhau để giải quyết các vấn đề chung như thiếu hụt năng lượng và quản lý biên giới. Thương mại, đầu tư và du lịch giữa các nước trong khu vực đang tăng mạnh, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội.
Một ví dụ điển hình là ngành dệt may của Kyrgyzstan, ngành này đã tăng trưởng 42% vào năm 2022 nhờ xuất khẩu hàng dệt may sang Nga. Điều này cho thấy các quốc gia Trung Á không chỉ đang phát triển nhờ vào thương mại quốc tế mà còn tạo ra các ngành công nghiệp nội địa vững mạnh để phục vụ nhu cầu trong và ngoài nước.
Ngoài ra, sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông và hậu cần trong khu vực cũng đang được thúc đẩy bởi dòng vốn đầu tư từ các đối tác quốc tế.
Các dự án đầu tư này không chỉ giúp cải thiện điều kiện vận chuyển hàng hóa mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các ngành công nghiệp khác, từ nông nghiệp đến công nghệ.
Pháp: Gián đoạn mạng lưới tàu tốc hành TGV do các 'hành vi ác ý' Ngày 26/7, nhà điều hành đường sắt quốc gia Pháp SNCF cho biết mạng lưới đường sắt cao tốc của nước này đã trở thành mục tiêu tấn công của "các hành vi ác ý", trong đó có các cuộc tấn công đốt phá làm gián đoạn hệ thống giao thông chỉ vài giờ trước Lễ khai mạc Olympic Paris 2024. Hành khách...