Đường sắt Bắc-Nam thông tuyến sau gần 8 giờ tàu hỏa trật bánh
Sau gần 8 giờ ứng cứu và làm việc liên tục của các đơn vị với sự cố tàu hàng trật bánh tại Nam Định, đường sắt Bắc-Nam đã chính thức thông tuyến.
Liên quan đến sự cố tàu hàng HH4 trật bánh tại ga Đặng Xá (Nam Định) sáng nay, ông Phạm Nguyễn Chiến, Trưởng Ban An toàn an ninh-an toàn giao thông đường sắt (Tổng công ty Đường sắt Việt Nam) cho biết, lúc 16h37 cùng ngày, đơn vị khắc phục xong sự cố và thông tuyến đường sắt Bắc-Nam.
Theo ông Chiến, ngành đường sắt đã huy động với hơn 70 công nhân và máy móc của các đơn vị đến cứu viện và làm việc liên tục, sau gần 8 giờ đồng hồ, đường sắt Bắc-Nam đã thông tuyến trở lại. Tuy nhiên, các đoàn tàu đang chạy qua khu vực mới gặp sự cố với tốc độ trung bình.
Công nhân sửa chữa ray đường sắt. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam )
Video đang HOT
Trước đó, lúc 8h50 tàu hàng mang số hiệu HH4 khi đến khu gian Đặng Xá bị trật đường bánh. Sau khi xảy ra sự cố, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chỉ đạo các đơn vị trong khu vực điều động nhân lực, phương tiện, thiết bị cứu hộ đến hiện trường để giải quyết khắc phục hậu quả vụ tai nạn.
Thời gian qua, đường sắt đã xảy ra hàng loạt các sự cố tàu trật bánh tuy không gây thiệt hại về người nhưng đã làm hư hỏng nhiều kết cấu đường sắt và toa xe.
Phía Cục Đường sắt Việt Nam ( Bộ Giao thông Vận tải) cũng đã có văn bản đề nghị Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có biện pháp chấn chỉnh, khẩn trương phân tích, tìm nguyên nhân các vụ tai nạn trên và làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan.
Về các sự cố tàu trật bánh này, theo lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, đơn vị vẫn đang điều tra, phân tích và tập trung vào các nguyên nhân chính gây ra sự cố là do tàu va phải chướng ngại vật; do lỗi về hạ tầng đường sắt; hoặc do bộ phận chạy (giá chuyển hướng) toa xe.
Nguồn: Vietnam
Theo VTC
Điều động cán bộ bất thường tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam: Không thống nhất với công ty cổ phần thành viên
Báo Đại Đoàn Kết ra ngày 26/10 và 27/10 đã phản ánh về việc điều động cán bộ bất thường tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, gây hoang mang, phản ứng từ các cổ đông, cán bộ, nhân viên một số công ty cổ phần thành viên. Chúng tôi đã tiếp tục trao đổi với một số công ty, cán bộ liên quan.
Xung quanh vụ việc, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã có công văn gửi Báo Đại Đoàn Kết. Theo văn bản số 3473/ĐS-VP ngày 24/10/2018 do Phó Tổng giám đốc ĐSVN Đoàn Duy Hoạch ký nêu rõ: "Các nội dung liên quan đến công tác quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ đều được Tổng công ty thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và được tập thể Ban Thường vụ Đảng ủy, Hội đồng thành viên Tổng công ty họp, phân tích, tổ chức gặp gỡ trao đổi với các nhân sự có liên quan và có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Cấp ủy, Hội đồng quản trị và người đại diện phần vốn góp của Tổng công ty tại các đơn vị có nhân sự đi và đến, đảm bảo công khai, minh bạch trong công tác cán bộ".
Phóng viên ĐĐK đã tới các công ty liên quan tìm hiểu và gặp gỡ các cá nhân bị điều chuyển. Thế nhưng, theo khẳng định của người trong cuộc, việc điều chuyển là theo ý chí đơn phương của lãnh đạo Tổng công ty, không hề có ý kiến thống nhất với những cá nhân bị chuyển đi.
"Không những chúng tôi không thống nhất, mà còn có kiến nghị khẩn đề nghị Tổng công ty xem xét lại. Chúng tôi cũng đã kêu cứu tới Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương và Bộ Giao thông Vận tải" - một cá nhân tham gia ký lá đơn kêu cứu tập thể cho biết.
Tại Công ty cổ phần đường sắt Hà Thái, nơi có 25 người gồm toàn bộ Ban chấp hành Đảng ủy và các cán bộ chủ chốt đã có kiến nghị khẩn tập thể, ông Phạm Văn Tú - nguyên giám đốc công ty (hiện đã bị điều động đi làm Phó trưởng phân ban 1, thuộc Ban hạ tầng đường sắt), chia sẻ, trước khi bị điều chuyển ông không được thống nhất gì. "Tôi chỉ nghe thông tin là bị điều chuyển, khi đó tôi chạy lên cấp trên để hỏi. Nhưng mọi sự khi đó đã xong hết rồi"- ông khẳng định và nói rõ: "Không hề có sự thống nhất nào bằng văn bản".
Ông Nguyễn Bá Thực (hiện đã bị Tổng công ty miễn nhiệm cả 3 cương vị Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV và người đại diện phần vốn Nhà nước) cho biết: "Đây không phải là việc điều chuyển công việc theo nguyện vọng cá nhân, cũng không theo quy hoạch nào cả, mà theo Kết luận 328/KL-ĐU ngày 30/8/2018 của Thường vụ Đảng ủy Tổng công ty. Song kết luận này lại dựa vào Báo cáo kết luận 2275/KL-ĐS ngày 18/7/2018 về việc kiểm tra người đại diện phần vốn nhà nước tại Công ty CPĐS Hà Thái. Mà báo cáo kết luận 2275/KL-ĐS thì chúng tôi phản đối nhiều điểm, và đã có kiến nghị tập thể khẳng định báo cáo này bỏ sót nhiều thông tin hệ trọng cũng như chứa đựng nhiều nhận định phiến diện, thiếu công bằng. Cần phải làm lại".
Trả lời câu hỏi Tổng công ty có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Cấp ủy, Hội đồng quản trị và người đại diện phần vốn góp của Tổng công ty tại các đơn vị có nhân sự đi và đến, đảm bảo công khai, minh bạch trong công tác cán bộ hay không? ông Nguyễn Bá Thực nói: "Làm gì có, không hề có văn bản thống nhất nào. Trước khi Tổng công ty cử đoàn về công bố Nghị quyết 328/KL-ĐU, Thường vụ Đảng ủy và Hội đồng thành viên Tổng công ty không hề có buổi làm việc nào với Thường vụ Đảng ủy Công ty Hà Thái, cũng không hề có buổi làm việc nào với Hội đồng quản trị Công ty Hà Thái. Tuyệt đối không có văn bản thống nhất nào hết".
Được biết, từ đơn thư của cổ đông, cán bộ, nhân viên ở Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương đã yêu cầu Tổng công ty rà soát kỹ lại tất cả các khâu, và đã có kế hoạch làm việc chuyên đề với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam về các nội dung liên quan. Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải cũng đã chuyển Thư phản ánh của Đại Đoàn Kết gửi Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể tới Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, để giải đáp việc điều động cán bộ gây phản ứng "kêu cứu" tập thể ở công ty cổ phần thành viên.
Thúy Hằng
Theo daidoanket
Đường sắt, hàng không tăng chuyến trong dịp giỗ tổ Hùng Vương và kỳ nghỉ Lễ 30.4 - 1.5 Đáng ứng nhu cầu đi lại tăng cao của nhân dân trong dịp Lễ 30.4 - 1.5, trong các ngày từ 25.4 đến 5.5.2019, ngoài việc duy trì các đôi tàu đôi tàu thống nhất và tàu khu đoạn chạy thường xuyên, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tăng thêm 130 chuyến tàu trên các tuyến. Cụ thể, khu vực phía Bắc,...