Đường Sài Gòn ngập nặng, giao thông rối loạn sau mưa lớn
Chiều tối 12/10, mưa xối xả khiến nhiều tuyến đường ở quận Bình Tân ngập sâu, giao thông xung quanh sân bay Tân Sơn Nhất rối loạn.
Sau trận mưa lớn lúc 20h, đường Hồ Học Lãm (quận Bình Tân) chìm trong biển nước, nhiều xe qua đây bị chết máy, người dân bì bõm lội bộ về nhà.
Người dân giúp nhau đẩy xe qua đoạn đường ngập.
Do đường ngập sâu, xe chết máy, một số người dân phải lên vỉa hè đứng chờ nước rút mới về nhà.
Xe buýt cũng bị ngập gần lút bánh trên đường Hồ Học Lãm giao với Võ Văn Kiệt.
Xe chết máy, một ông bố lội bộ dắt xe chở con trai về nhà.
Video đang HOT
Một ôtô chết máy, tài xế chờ người đến hỗ trợ.
Nhiều nhà dân hai bên đường cũng bị nước tràn vào, nhấn chìm nhiều đồ đạc. “Nước tràn vào nhà rất nhanh nên cả gia đình không kịp trở tay”, bà Hương, sống ven đường Hồ Học Lãm, cho biết.
Tại khu vực gần sân bay Tân Sơn Nhất, cơn mưa tầm tã xảy ra vào khung giờ tan tầm khiến giao thông qua đây kẹt cứng.
Đường Phan Thúc Duyện hướng từ sân bay về trung tâm thành phố ôtô và xe máy chen chúc nhau. Nhiều con đường khác như Trần Quốc Hoàn, Trường Sơn, Hồng Hà, Nguyễn Kiệm… đều trong tình trạng tương tự.
Ở dưới chân cầu vượt Lăng Cha Cả, một ôtô bị hỏng giữa đường khiến các xe khác bị ùn lại.
“Hôm nay mưa lớn quá lại đúng giờ tan tầm nên giao thông cứ như vỡ trận, len lỏi mãi hơn nửa tiếng vẫn chưa đi hết đường Cộng Hòa”, chị Nguyễn Ngọc Mai (quận Tân Bình) than thở.
Bé Quỳnh Anh (2 tuổi) được mẹ đưa vào vỉa hè ngồi trú mưa và chờ hết ùn tắc.
Đến khoảng 19h, mưa ngớt nhưng tình trạng kẹt xe ở khu vực quanh sân bay vẫn tiếp diễn.
Thành Nguyễn – Quỳnh Trần
Theo VNE
Người Sài Gòn có thể tránh ngập bằng smartphone
Thông qua ứng dụng UDI Maps trên smartphone, người dân có thể nhận được thông tin về lượng mưa, tình trạng ngập nước hay diễn biến triều cường.
Ứng dụng truyền tải thông tin ngập (UDI Maps) do Công ty TNHH MTV Thoát nước Đô thị TP HCM xây dựng vừa được triển khai trên hệ điều hành iOS dùng cho các thiết bị di động (sau khi thử nghiệm trên hệ điều hành Androi).
Sau khi tải và cài đặt thành công phần mềm UDI Maps, người dùng có thể biết lượng mưa, hiện trạng cũng như dự báo khả năng ngập do mưa trên các tuyến đường, diễn biến triều cường trên địa bàn và cả hình ảnh ngập qua các camera giám sát ngập. Từ đó, người dân có thể chọn cho mình cách di chuyển hợp lý, an toàn trong mùa mưa.
Thông tin cảnh báo ngập trên ứng dụng.
Theo đơn vị xây dựng phần mềm, các thông tin hiện trạng mưa, triều cường và ngập nước sẽ được ghi nhận từ hệ thống các trạm đo tự động và đội ngũ nhân viên tuần tra trên khắp địa bàn. Những thông tin này được truyền về hệ thống để xử lý và hiệu chỉnh trước khi đưa lên ứng dụng.
Các thông tin dự báo sớm ngập úng sẽ được tính toán từ mô hình thủy lực thoát nước dựa trên các thông tin dự báo mưa và triều cường. Ngoài ra, ứng dụng này cũng giúp người dùng chọn hướng đi hợp lý để tránh ngập thông qua chức năng tìm đường. Người dùng chỉ cần nhập địa chỉ xuất phát và điểm đến, màn hình điện thoại sẽ hiển thị hình ảnh tuyến đường đi và hướng dẫn lộ trình cụ thể.
Bên cạnh đó, UDI Maps cũng cho phép người dùng cung cấp thông tin về điểm ngập, bằng cách gửi hình ảnh và thông tin lên phần mềm. Người dân cũng có thể cung cấp thông tin, phản ánh tình hình liên quan đến vấn đề thoát nước ở thành phố.
Thông tin về khu vực đang bị ngập nước.
Kẹt xe và ngập nước là hai vấn nạn mà người dân TP HCM thường xuyên phải đối mặt hàng ngày khi ra đường. Với lượng người sử dụng smartphone ngày càng nhiều, các cơ quan chức năng của thành phố đã xây dựng và triển khai các phần mềm giúp người dân sớm nắm bắt được các thông tin về kẹt xe, ngập nước để chủ động xử lý.
Trước đó, Trung tâm quản lý đường hầm sông Sài Gòn đã triển khai ứng dụng tránh kẹt xe trên smarphone giúp người dân sẽ biết đường nào đang bị ùn tắc để chọn lộ trình hợp lý, các thông tin về bãi đỗ xe, nhà vệ sinh công cộng trên thời gian thực.
Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương cảnh báo những ngày tới ảnh hưởng của triều cường đầu tháng 10, mực nước sông Cửu Long sẽ lên nhanh. Trên sông Sài Gòn tại trạm Phú An (quận Bình Thạnh) có khả năng vượt mức báo động 3 (1,55-1,6 m).
Nguy cơ cao sẽ ngập lụt ở các vùng trũng thấp, vùng ven sông, vùng ngoài đê bao các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An và triều cường gây ngập lụt sâu ở các vùng trũng thấp của TP HCM, Cần Thơ.
Hữu Nguyên
Theo VNE
Người Sài Gòn bì bõm đi làm trong biển nước Sau cơn mưa tầm tã lúc rạng sáng, đường Hồ Học Lãm (quận Bình Tân) ngập nặng, người dân bì bõm đi làm và đưa con đến trường. Mưa lớn vào rạng sáng 6/10 khiến đường Hồ Học Lãm (quận Bình Tân) ngập sâu cả bánh xe, nhiều xe bị chết máy, người dân bì bõm đưa con đi học và đi làm....