Đường sá xuống cấp, gây tai nạn giao thông, dân có thể khởi kiện
Nhiều chuyên gia cho rằng, đường bị hằn lún nghĩa là người tham gia giao thông phải dùng sản phẩm chưa hoàn chỉnh. Khi đó, người dân có quyền đòi đền bù; thậm chí khởi kiện doanh nghiệp thi công.
Không thể “cha chung không ai khóc”!
Tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm của bộ GTVT tổ chức mới đây, nhiều đại biểu đã có ý kiến về chất lượng của các công trình đường bộ.
Theo đó, đường giao thông phải trả phí cũng là một dạng hàng hóa, dịch vụ. Đường bị hằn lún nghĩa là người tham gia giao thông phải dùng sản phẩm chưa hoàn chỉnh.
Theo các chuyên gia, khi đó, người dân có quyền đòi đền bù, thậm chí có thể khởi kiện doanh nghiệp làm đường ra tòa… “Đường bị hằn lún, không đảm bảo chất lượng, theo ngôn ngữ pháp lý gọi là hàng hóa có khuyết tật, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn.
Theo quy định (tại khoản 3, Điều 17, luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa), người dân có thể yêu cầu chủ đầu tư hoàn lại tiền hoặc phải làm lại đường mới đảm bảo chất lượng, an toàn”, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho hay.
Đường sụt lún – một trong những nguyên nhân gây tai nạn giao thông.
Một ví dụ điển hình cho câu chuyện đường sụt lún xảy ra trên đại lộ Mai Chí Thọ (TP.HCM). Theo thông tin phản ánh, thời gian qua xuất hiện nhiều điểm sụt lún, nằm ở đoạn gần cầu vượt Cát Lái, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Tại đây thường xuyên có phương tiện xe hai bánh lạc tay lái ngã, thoát chết trong gang tấc từ bánh xe tải.
Đường xấu nên hầu hết phương tiện tham gia lưu thông không dám chạy nhanh, nhưng tai nạn vẫn diễn ra thường xuyên. Theo tính toán, mỗi ngày, tuyến này có hàng ngàn phương tiện lưu thông, nguy cơ xảy ra tai nạn chết người vì những điểm sụt lún rất cao.
Trên thực tế, nhiều đoạn đường cao tốc cũng gặp phải trường hợp lún, xuống cấp. Có thể kể đến tuyến quốc lộ 1 đoạn Thanh Hóa – Hà Tĩnh có vốn đầu tư 2,4 nghìn tỉ đồng trên 315km đường đã có nhiều nơi lún sâu 4cm dù đã khắc phục song vết hằn bánh xe vẫn xuất hiện.
Hay, cao tốc Nội Bài – Lào Cai dài 245km với tổng vốn đầu tư 2,8 nghìn tỉ đồng cũng mới thông xe được 2 ngày đã xuất hiện sụt lún. Trên đoạn cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình cũng rơi vào tình trạng lún tương tự với “hố sâu” 6,7cm.
Video đang HOT
Liên quan đến hiện tượng này, mới đây, nhóm chuyên gia, cán bộ của trường đại học Giao thông vận tải đã có báo cáo gửi bộ GTVT về các nguyên nhân dẫn đến tình trạng hằn lún vệt bánh xe trên các tuyến quốc lộ hiện nay.
Qua nghiên cứu, khảo sát thực tế một số tuyến đường Quốc lộ 1 đoạn Vinh-Hà Tĩnh, Thanh Hóa-Nha Trang, Quốc lộ 18, cao tốc Hà Nội – Lào Cai, mặt cầu Thăng Long, Thanh Trì, Bãi Cháy, các tuyến đường vành đai TP.HCM, đoàn chuyên gia đã chỉ ra hàng loạt các nguyên nhân dẫn đến nhiều tuyến đường trồi sụt, lún.
Nhóm chuyên gia cho rằng, nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tình trạng hằn lún vệt bánh xe là trong quá trình thi công, lớp vật liệu bê tông nhựa, việc giám sát, tuân thủ quy trình sản xuất, tổ chức thi công, nghiệm thu lớp bê tông nhựa chưa chặt chẽ. Tương tự là với các khâu thiết kế và sản xuất, nhiệt độ trộn, nhiệt độ rải, nhiệt độ lu lèn dẫn đến mặt đường không đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật, gây hằn lún…
Từ thực tế đó, các chuyên gia cho rằng, người dân có thể yêu cầu chủ đầu tư hoàn lại tiền hoặc phải làm lại đường mới đảm bảo chất lượng, an toàn. Thậm chí, nếu không giải quyết được ở mức độ hòa giải, người sử dụng có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Đâu là căn cứ để khởi kiện ra tòa?
Trao đổi với PV báo, luật sư Trần Thu Nam – Trưởng văn phòng luật sư Tín Việt (đoàn Luật sư TP. Hà Nội) khẳng định, Việt Nam chưa có quy định cụ thể về khởi kiện vì lợi ích công cộng. Theo luật sư Nam, trên lý thuyết, người dân có quyền khởi kiện các doanh nghiệp có liên quan khi đường sá xuống cấp, hỏng hóc, ảnh hưởng tới đi lại. Thế nhưng, trên thực tế, chưa có trường hợp nào người dân đứng ra khởi kiện và giành phần thắng.
Luật sư Nam phân tích, chất lượng các công trình thi công đường sá của Việt Nam hiện nay đều rất yếu kém, qua một thời gian sử dụng đều dần dần bộc lộ sự xuống cấp, lún, nứt, vỡ, ổ gà… không đạt tiêu chuẩn dẫn đến những khả năng về tai nạn, hỏng hóc xe cộ. Tuy nhiên, việc đánh giá mức độ thiệt hại do đường gây ra rất khó khăn nếu không có những tai nạn lớn. Thậm chí, khi có tai nạn diễn ra thì để khẳng định nguyên nhân do đường không đảm bảo cũng rất khó.
“Là luật sư nhưng bản thân tôi khi đi trên một con đường xuống cấp, đầy ổ gà, ổ voi cũng không biết khởi kiện ai, khởi kiện ở chỗ nào. Khởi kiện ở nơi con đường đi qua, hay khởi kiện ở nơi có trụ sở của chủ đầu tư đóng, bởi theo luật, nếu chủ đầu tư là doanh nghiệp trong nước thì có thể khởi kiện ở tòa án cấp quận, huyện. Nhưng nếu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì phải khởi kiện từ tòa án cấp tỉnh, trung ương trở lên. Sự không minh bạch, rõ ràng về chủ đầu tư cần phải đẩy mạnh để người dân có căn cứ mà khiếu nại”, luật sư Nam cho biết.
Cũng nói về những khó khăn trong xác định thiệt hại, một thẩm phán cho hay, tòa án sẽ bác đơn khởi kiện nếu người dân không chứng minh được thiệt hại trực tiếp do đường xấu gây nên. Theo thẩm phán này, trên thực tế, những tai nạn do đường kém chất lượng là có thật. Tuy nhiên, nếu ở mức độ nhẹ, người dân thường “cố gắng chấp nhận”, bỏ qua.
Người dân chỉ tính lên tiếng khi mức độ của tai nạn là nghiêm trọng, thiệt hại về tài sản và tính mạng. Trong trường hợp này, nếu đã khởi kiện thì có thể khởi kiện dân sự căn cứ theo quy định về việc khởi kiện ngoài hợp đồng.
“Tuy nhiên, khi kiện ra tòa thì người dân phải chứng minh được thiệt hại một cách cụ thể. Cho dù thiệt hại là có thực nhưng không chứng minh được rõ ràng nguyên nhân là do đường sá thì tòa án sẽ không chấp nhận và sẽ bác đơn của người khởi kiện. Thực tế, chưa có tiền lệ người dân kiện doanh nghiệp vì những lợi ích công cộng như vậy”, vị thẩm phán trên chia sẻ.
Luật sư Trần Thu Nam. Thiếu sót khi chưa có quy định khởi kiện về lợi ích công cộng Theo luật sư Trần Thu Nam, ở Việt Nam chưa có quy định nào khởi kiện về lợi ích công như ở nước ngoài. Chỉ khi nào quyền lợi của người dân bị xâm phạm và chứng minh được xâm phạm đó tác động tới quyền lợi của mình thì mới được khởi kiện. Đây là một thiếu sót trong hệ thống luật khiến cho người dân chưa ý thức tự bảo vệ được quyền lợi của mình trong lợi ích công cộng.
Cơ quan chức năng nên hổ thẹn khi dân “học cách… chấp nhận” Theo TS. Đặng Ngọc Dinh – Giám đốc trung tâm Nghiên cứu phát triển hỗ trợ cộng đồng, không chỉ đường sá mà rất nhiều lĩnh vực khác thuộc cơ sở hạ tầng tại Việt Nam đang xuống cấp, ảnh hưởng tới sự phát triển chung của xã hội nhưng người dân cũng dần quen. Họ phải học cách “tự chấp nhận” với tình trạng như vậy đã nhiều năm nên không buồn phản ứng lại. Một ví dụ điển hình, đường xấu, sụt lún, chướng ngại vật đột nhiên “mọc” ra gây cản trở giao thông; đường mới xây đã đào lên để làm cống, lồi lõm mấp mô… Tại sao họ không khiếu kiện các cơ quan chức năng mà chấp nhận như một lẽ bình thường? Tại sao họ lại bàng quan trước những bất cập đó? Tôi nghĩ, chừng nào người dân còn chán, còn không muốn khiếu nại, khởi kiện thì chừng ấy các cơ quan chức năng còn phải tự cảm thấy xấu hổ”, ông Dinh khẳng định.
Đỗ Huệ – Anh Đức
Theo_Người Đưa Tin
HN: Thực hư CSGT "bẫy" xe máy trên cầu Vĩnh Tuy
Lãnh đạo Đội CSGT số 4, Phòng CSGT Hà Nội cho biết, không có chuyện lực lượng CSGT cho xe taxi đỗ trên cầu để "bẫy" người tham gia giao thông đi sai làn đường.
Ngày 16.7, trên mạng xã hội lan truyền thông tin về việc một xe taxi dừng đỗ trên cầu Vĩnh Tuy (Hà Nội) khiến xe máy không thể đi đúng làn đường dành riêng cho mình theo quy định mà phải lấn sang làn khác. Nhiều lái xe cho rằng, việc chiếc taxi dừng đỗ bất thường đã "bẫy" người đi đường, khiến lái xe bị lực lượng CSGT xử phạt.
Chiếc xe taxi đỗ lấn làn trên cầu Vĩnh Tuy, Hà Nội
Anh Vũ Trọng Tường (32 tuổi, quận Tây Hồ, Hà Nội), người thường xuyên lưu thông qua cầu Vĩnh Tuy cho hay, khoảng 3 tuần trở lại đây, anh thấy lực lượng CSGT thường xuyên làm nhiệm vụ xử phạt người vi phạm giao thông trên cầu Vĩnh Tuy.
"Tôi thấy một điều lạ là mỗi lần CSGT làm nhiệm vụ xử phạt trên cầu đều thấy có một chiếc xe taxi đỗ bên đường, chiếm làn đường dành cho xe máy. Hôm thì chiếc xe taxi hãng Mai Linh, hôm chiếc xe hãng ABC. Xe taxi đỗ bên đường có bật đèn cảnh báo khẩn cấp. Phía sau xe ô có một cái thùng lớn, bên trên có cắm cành cây", anh Tường chia sẻ.
Anh Tường cho rằng, rất có thể chiếc xe taxi đó làm "chim mồi" cho lực lượng CSGT xử phạt người vi phạm.
Nhiều xe máy vì tránh chiếc xe taxi đã phải đi lấn sang làn đường dành cho ô tô
Cách chiếc taxi đỗ khoảng 100m có lực lượng cảnh sát giao thông xử phạt người vi phạm
Liên quan tới sự việc trên, trung tá Nguyễn Trung Thành, Đội trưởng đội CSGT số 4 cho hay, ngay sau khi nhận được chỉ đạo của Phòng CSGT, lãnh đạo đội đã nhanh chóng xác minh từ phía tổ công tác thực hiện tuần tra, xử lý vi phạm trên cầu Vĩnh Tuy.
Qua xác minh, được biết lái xe taxi ABC dừng đỗ trên cầu Vĩnh Tuy là Đặng Ngọc Phát (SN 1989) ở huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Đơn vị đã mời anh Phát lên làm việc.
Tại đây, anh Phát cho hay, sáng ngày 16.7, khi anh đang lưu thông trên cầu Vĩnh Tuy hướng về Long Biên, xe ô tô có dấu hiệu bị bục két nước. Anh Phát đã phải dừng xe vào phần đường dành cho xe mô tô trong lúc chờ cứu hộ đến sửa chữa. Anh Phát cho biết thêm, anh khá bất ngờ khi có nhiều thông tin trên mạng cho rằng anh cố tình dừng xe để "bẫy" người đi đường.
Đội cảnh sát giao thông đã mời lái xe hãng taxi ABC lên làm việc
Về thông tin anh Vũ Trọng Tường và một số người phản ánh, Trung tá Thành khẳng định không có chuyện taxi đỗ trên cầu Vĩnh Tuy là để "bẫy" người vi phạm sai làn đường, giúp CSGT xử phạt.
Ông Thành cũng cho biết, với những người đi xe máy lưu thông qua cầu, lực lượng CSGT chủ yếu xử lý vi phạm về tốc độ.
Trung tá Thành cho biết thêm, kể từ khi đô thị Times City đi vào hoạt động, hằng ngày có nhiều người và phương tiện lưu thông qua. Do vậy, việc tuần tra và kiểm soát trên cầu Vĩnh Tuy là công việc cần thiết nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông và phân luồng khi cần.
Theo thống kê, trong năm 2014 và đầu năm 2015, trên cầu Vĩnh Tuy đã xảy ra 7 vụ tai nạn chết người. Đội CSGT số 4 cũng đã kiến nghị lắp dải phân cách ngăn làn đường của xe ô tô và xe máy tránh trường hợp xe máy lấn làn.
Theo_Eva
Khởi tố thêm 7 bị can vụ vỡ đường ống nước sông Đà Liên quan đến vụ vỡ đường ống cấp nước sông Đà, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an vừa khởi tố thêm 7 bị can về hành vi "Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng". Các bị can bị khởi tố gồm: Vũ Thanh Hải - quản đốc phân xưởng, trưởng phòng thuộc Cty Cổ...