Đường sá nứt toác, nhà cửa biến dạng dưới nắng nóng kỷ lục ở Bắc Mỹ
Đợt nắng nóng kỷ lục tại một số tỉnh ở Canada và bang của Mỹ đang gây ra những tác động nghiêm trọng tới người dân, khiến hàng trăm người thiệt mạng vì “sốc” nhiệt.
Đợt nắng nóng chưa từng có tiền lệ ở khu vực tây bắc Thái Bình Dương đang phá mọi kỷ lục về nhiệt độ trong những ngày qua. Toàn bộ khu vực bị chìm trong “vòm nhiệt”, hiện tượng hơi nóng không thể thoát đi. Trong ảnh: Con đường ở Everson, Washington, Mỹ bị nứt ngang và phải đóng cửa do nắng nóng.
Tại khu vực nhiệt độ trung bình vào thời điểm này hàng năm chỉ vào khoảng 21 độ C, việc chỉ số này tăng “sốc” những ngày qua lên trung bình 37,7 độ C đã khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn. Một số nơi, mức tăng thậm chí còn cực đoan lên gần 50 độ C. Trong ảnh: Vỉa hè ở Alberta, Canada hư hỏng vì bị phơi trong nắng nóng.
Tại nhiều địa phương ở Canada và Mỹ, hàng trăm ca đột tử được ghi nhận liên quan tới nhiệt độ cao cực đoan. Trong ảnh: Người dùng mạng xã hội phàn nàn về ngôi nhà làm bằng nhựa vinyl ở Portland, Oregon, Mỹ bị “phồng rộp” do nắng nóng 42 độ C.
Dây cáp điện ở Portland, Oregon bị nung chảy dưới nhiệt độ cao kỷ lục. Trong những ngày qua, các kỷ lục về mốc nhiệt độ liên tục bị phá vỡ.
Video đang HOT
Do chưa bao giờ gặp phải thời tiết nóng bức, nhiều gia đình không được trang bị điều hòa nhiệt độ. Trong ảnh: Hai cây nến bị cong chảy vì đặt trong nhiệt độ gần 40 độ C tại Seattle, Washington, Mỹ.
Băng ghế ngồi ở nơi công cộng tại Alberta, Canada biến dạng vì nắng nóng.
Nắng nóng làm chín trứng ở Vancouver, British Columbia, Canada.
Nắng nóng làm dấy lên lo ngại về nguy cơ nguy hiểm tới tính mạng người dân, cũng như có thể gây hạn hán, cháy rừng… Trong ảnh: Đôi dép biến dạng vì nắng nóng ở British Columbia.
Tại Portland, bang Oregon (Mỹ), điều hòa nhiệt độ trở nên cháy hàng vì người dân đổ xô đi mua. Tài xế taxi Shamshulla Sharafi ở Portland mô tả rằng nhiệt độ ở đây nóng tới mức như thể “ai đó cầm lửa ném vào mặt bạn”.
Bên trong một cơ sở trú ẩn có máy điều hòa ở Portland do chính quyền địa phương lập ra.
Điều hòa phát nổ trong nắng nóng kỷ lục ở Oregon, Mỹ.
Một con đường ở Portland bị biến dạng vì nắng nóng. Các nhà khoa học cho rằng, biến đổi khí hậu là một phần nguyên nhân đằng sau hiện tượng thời tiết cực đoan này.
Kẻ bạo loạn Đồi Capitol định đào tẩu bằng hộ chiếu 'thế thân'
Ethan Nordean, một lãnh đạo nhóm cực hữu Proud Boys, thủ sẵn hộ chiếu của người giống mình để rời Mỹ sau cuộc bạo loạn Đồi Capitol hôm 6/1.
Nordean đã giấu một cuốn hộ chiếu Mỹ hợp pháp được cấp cho một người đàn ông có ngoại hình giống anh ta cùng hộ chiếu của vợ trong tủ quần áo gần giường ngủ, theo tài liệu mới của tòa án công bố hôm 1/3.
Nordean nói với cảnh sát rằng hộ chiếu thuộc về bạn trai cũ của vợ và cô muốn giữ nó làm kỷ niệm sau khi mối quan hệ của họ kết thúc. Theo lời khai của anh ta, người vợ đã mang hộ chiếu tới nhà mới và vô tình cất nó cùng với hộ chiếu của mình.
Tuy nhiên, công tố viên bác bỏ lời khai này, nhận định Nordean đã lên kế hoạch bỏ trốn khỏi Mỹ nhờ tấm hộ chiếu kiểu "thế thân". Do đó, công tố viên cho rằng Nordean nên bị giam trước khi xét xử bởi anh ta là "mối nguy hiểm cho cộng đồng".
"Nếu Nordean được trả tự do và có một cuốn hộ chiếu như vậy, sẽ rất khó để bắt được anh ta và đảm bảo anh ta có mặt trong buổi xét xử", công tố viên trình bày trong hồ sơ trước tòa án.
Ethan Nordean (giữa), lãnh đạo của Proud Boys, tại cuộc vận động ở Portland, Oregon tháng 8/2020. Ảnh: WWeek.
Trong hồ sơ tạm giam trước khi xét xử được đưa ra hôm 1/3, công tố viên cũng cho hay các thành viên Proud Boys đã chuẩn bị kế hoạch tấn công Đồi Capitol suốt nhiều tháng. Nordean đã giúp lên kế hoạch và gây quỹ cho nhóm để tràn vào Đồi Capitol từ ngày 4/11.
Sau khi lãnh đạo Proud Boys Enrique Tarrio bị bắt ở thủ đô Washington trước hôm 6/1 vài ngày, tổ chức này đã đề cử Nordean tiếp quản quyền lãnh đạo hoạt động của nhóm trong ngày tấn công Đồi Capitol và trao cho anh ta "quyền lực chiến tranh".
Công tố viên cho biết vào đêm trước vụ tấn công, Nordean, khi đó đang ở Seatle, đã yêu cầu các thành viên mặc đồ đen và tránh các màu đặc trưng của nhóm. Vào ngày 6/1 Nordean ra lệnh cho các thành viên trong nhóm sử dụng cách thức liên lạc mã hóa và thiết bị kiểu quân đội mà họ có.
"Chia thành nhiều nhóm, cố gắng đột nhập vào Đồi Capitol từ nhiều điểm nhất có thể và ngăn không cho phiên họp chung của quốc hội chứng nhận kết quả của cử tri đoàn", công tố viên dẫn chỉ thị của Nordean đưa ra cho các thành viên.
Phần tử cực hữu 30 tuổi này bị bắt vào ngày 3/2 với cáo buộc lên kế hoạch và tham gia vào vụ tấn công Đồi Capitol.
Biểu tình, đập phá trụ sở đảng Dân chủ Người biểu tình đập phá cửa sổ trụ sở đảng Dân chủ tại Portland, đốt quốc kỳ ở Denver, phá hoại ở Seattle, vài giờ sau khi Biden nhậm chức. Một nhóm biểu tình mang biểu ngữ chống tân Tổng thống Joe Biden và chống cảnh sát tuần hành ở Portland, bang Oregon, hôm 20/1 đã phá hoại trụ sở đảng Dân chủ...