Đường, rượu bia và thuốc lá đang làm gia tăng bệnh răng miệng
Nghiên cứu cảnh báo, nha khoa đang trong tình trạng “khủng hoảng” vì đường, rượu bia và thuốc lá đang làm gia tăng bệnh răng miệng.
Mọi người đang bị ảnh hưởng bởi mức độ sâu răng, bệnh nướu và ung thư miệng tăng cao hơn do không chú ý đến sức khỏe răng miệng.
Các quốc gia phát triển như Anh bị mắc kẹt trong chu trình điều trị quá mức, với các vấn đề tiềm ẩn đang bị lãng quên bởi chính sách y tế công cộng có lợi cho việc khắc phục các vấn đề khi chúng phát sinh.
Các nha sĩ cho biết, cần khẩn trương giải quyết vấn đề sử dụng đường quá mức của người dân. Họ đang kêu gọi cải cách triệt để các biện pháp chăm sóc răng miệng và chú trọng vào việc phòng ngừa.
Theo các bằng chứng, 3,5 tỷ người đã không chú ý chăm sóc sức khỏe răng miệng và cần phải cải cách triệt để điều này.
Mọi người nên ngăn ngừa bệnh răng miệng thay vì đến nha sĩ khi đã quá muộn, các bác sĩ hàng đầu cảnh báo. Ảnh: dailymail
“Nha khoa đang lâm vào tình trạng khủng hoảng”, giáo sư Richard Watt, chủ tịch và cố vấn danh dự về sức khỏe cộng đồng nha khoa tại Đại học London, đồng thời là tác chính của bài đánh giá cho biết.
Ông cho biết thêm: “Cách tiếp cận khác nhau là cần thiết để giải quyết hiệu quả gánh nặng toàn cầu của bệnh răng miệng”.
Trong bài báo đầu tiên của loạt bài hai phần trên tuần san y khoa tổng quan The Lancet, giáo sư Watt và các cộng sự đã xem xét chất lượng dịch vụ chăm sóc răng miệng trên toàn thế giới. Theo đó có khoảng 158 triệu người, tương đương 2-3% dân số toàn cầu, hoàn toàn mất hết răng trong năm 2010, thường là do không chăm sóc răng.
Nghiên cứu cho thấy đau răng miệng là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến chất lượng cuộc sống thấp, cứ sau 4 tuần lại ảnh hưởng đến hơn 1/4 người trưởng thành ở Anh.
Trẻ em có nguy cơ bị “tiền sử đau răng” nếu sâu răng không được giải quyết nhanh chóng. Các vấn đề nha khoa có thể dẫn đến thời gian nghỉ học và ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu nói rằng: “Bệnh răng miệng có những ảnh hưởng đáng kể như gây đau, nhiễm trùng máu, làm giảm chất lượng cuộc sống, mất ngày học, gián đoạn gia đình và giảm năng suất làm việc và chi phí điều trị nha khoa khá tốn kém”.
Tình trạng sức khỏe răng miệng có nhiều yếu tố nguy cơ tiềm ẩn giống như các bệnh không lây nhiễm, chẳng hạn như sử dụng đường, thuốc lá và uống rượu bia. Đường là nguyên nhân cơ bản của sâu răng, đang gia tăng nhanh chóng ở nhiều nước thu nhập thấp và trung bình.
Trong khi tiêu thụ đồ uống có đường là cao nhất ở các nước thu nhập cao, doanh số bán hàng cũng đang tăng lên ở nhiều nước thu nhập thấp.
Các nhà nghiên cứu cho biết, việc ngăn ngừa sâu răng, một trong những bệnh mãn tính phổ biến nhất trên toàn cầu, đòi hỏi phải thực hiện trên toàn thế giới theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về lượng đường.
WHO khuyến nghị các cá nhân nên tiêu thụ ít hơn 10% tổng năng lượng từ không đường và lượng tiêu thụ dưới 5% sẽ có lợi.
Các nhà nghiên cứu cho biết thêm: “Điều trị nha khoa một mình không thể giải quyết vấn đề này. Cách tiếp cận hoàn toàn khác nhau hiện đang là vấn đề cần thiết để giải quyết thách thức sức khỏe toàn cầu. Chăm sóc nha khoa hiện tại và các phản ứng về sức khỏe cộng đồng phần lớn không đầy đủ và tốn kém, khiến hàng tỷ người không được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng cơ bản”.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, ở các nước thu nhập trung bình, gánh nặng của bệnh răng miệng là rất lớn, nhưng hệ thống chăm sóc răng miệng thường kém phát triển và không phù hợp với đa số người dân. Trong khi ở các nước thu nhập thấp, tình hình tương đối tệ, ngay cả chăm sóc nha khoa cơ bản cũng không có và hầu hết các bệnh vẫn chưa được điều trị.
Các nhà nghiên cứu cho biết, gánh nặng của bệnh răng miệng đang tăng lên, vì nhiều người đã tiếp xúc với các nguy cơ chính của bệnh răng miệng.
Giáo sư Watt cho biết: “Việc sử dụng các biện pháp can thiệp phòng ngừa lâm sàng như dùng fluoride tại chỗ để kiểm soát sâu răng được chứng minh là có hiệu quả cao, tuy nhiên vì nó được coi là “thuốc chữa bách bệnh”, nó khiến nhiều người quên mất đi sự thật rằng sử dụng đường vẫn là nguyên nhân chính của bệnh”.
“Chúng ta cần quy định và luật pháp chặt chẽ hơn để hạn chế tiếp thị và ảnh hưởng của ngành công nghiệp đường, thuốc lá và rượu nếu giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của tình trạng răng miệng”.
Các nhà nghiên cứu kêu gọi các cách tiếp cận chính sách mạnh mẽ hơn để giải quyết nguyên nhân cơ bản của bệnh răng miệng. Tại Châu Âu năm 2015, chi phí cho các bệnh về răng miệng đứng thứ ba (90 tỷ euro) sau chi phí cho bệnh tiểu đường (119 tỷ euro) và các bệnh tim mạch (111 tỷ euro).
Hương Giang
Theo: dailymail/vietQ
Cứ tưởng cho con dùng nhiều kem đánh răng là tốt thế nhưng sự thật lại khiến các mẹ giật mình ngã ngửa
Nghiên cứu mới nhất đã phát hiện ra rằng hầu hết trẻ em sử dụng quá nhiều kem đánh răng khi đánh răng dễ dẫn đến các bệnh răng miệng, nhất là sâu răng.
Sức khỏe răng miệng luôn là vấn đề trọng điểm nhận được nhiều sự quan tâm của các bậc cha mẹ. Đánh răng cũng là công việc hàng ngày mà bất cứ đứa trẻ nào cũng cần thực hiện để đảm bảo hàm răng chắc khỏe và sạch sẽ. Tuy nhiên, không ít bố mẹ than phiền vì mặc dù con đánh răng theo khuyến cáo của nha sĩ, nhưng không hiểu sao răng con vẫn bị sâu hoặc có các vấn đề về răng khác như sún, xỉn màu.
Một nghiên cứu mới nhất của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) vừa được công bố tháng 2 vừa qua về nguyên nhân bất ngờ khiến răng trẻ gặp vấn đề đã khiến nhiều ông bố bà mẹ phải giật mình nhìn lại. Theo kết quả cuộc nghiên cứu, hầu hết trẻ em sử dụng quá nhiều kem đánh răng khi đánh răng, dễ dẫn đến các bệnh răng miệng, nhất là sâu răng.
CDC gửi thông điệp quan trọng tới các bậc cha mẹ rằng con cái của họ có thể sử dụng quá nhiều kem đánh răng và gây nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng của các bé (Ảnh minh họa)
Nghiên cứu được thực hiện với hơn 5000 trẻ trong độ tuổi từ 3-15 tuổi. Các nhà khoa học đã tìm hiểu thời điểm trẻ bắt đầu đánh răng, số lượng kem sử dụng mỗi lần và tần suất đánh răng của trẻ. Kết quả cho thấy gần 40% số trẻ trong độ tuổi từ 3-6 sử dụng kem đánh răng nhiều hơn so với khuyến cáo của CDC và các tổ chức y khoa chuyên nghiệp khác. Theo Hiệp hội Nha khoa Mỹ (ADA), số lượng kem đánh răng được khuyến nghị cho trẻ em từ 3 - 6 tuổi là cỡ hạt đậu, trong khi những trẻ dưới 3 tuổi chỉ nên sử dụng lượng kem cỡ hạt gạo.
Học viện Nhi khoa - Mỹ (AAP) đưa ra lời khuyên trẻ em nên sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride khi đánh răng, còn tổ chức CDC khuyến cáo trẻ nên bắt đầu sử dụng kem đánh răng có fluoride khi 2 tuổi. Fluoride là một khoáng chất tự nhiên cũng có trong các loại thực phẩm khác nhau và nước uống, giúp củng cố men răng, chống sâu răng. Mặc dù có những lợi ích như vậy nhưng tổ chức CDC cũng chỉ ra rằng khi trẻ dùng quá nhiều kem đánh răng và vô tình nuốt phải, đặc biệt đối với trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển mạnh, có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc men răng như đổi màu, rỗ - một tình trạng gọi là fluoride răng.
Minh họa lượng kem đánh răng cho trẻ
Cha mẹ đóng vai trò quan trọng không chỉ trong việc hướng dẫn trẻ cách đánh răng đúng mà còn đảm bảo hàm lượng kem với fluoride vừa đủ cho con theo từng độ tuổi. Dưới đây là một số lời khuyên để giúp các ông bố bà mẹ bảo vệ sức khỏe răng miệng của trẻ.
1. Lấy đúng lượng kem cho trẻ
Trẻ em từ 3 - 6 tuổi thì lượng kem đánh là cỡ hạt đậu, còn trẻ dưới 3 tuổi chỉ nên sử dụng lượng kem cỡ hạt gạo. Vì vậy cha mẹ cần kiểm soát và cho bé lượng kem đúng với độ tuổi của bé, tránh vượt quá cho phép. Mặc dù CDC khuyên dùng kem đánh răng có fluoride cho các bé, nhưng các bậc cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nha sĩ trước khi cho con dùng, đặc biệt là với trẻ dưới 2 tuổi.
2. Tập cho con thói quen đánh răng từ sớm
CDC lưu ý rằng gần 80% trẻ em trong nghiên cứu trên bắt đầu đánh răng từ năm 3 tuổi hoặc thậm chí muộn hơn, đây là độ tuổi đánh răng muộn so với độ tuổi được khuyến nghị. AAP cho hay các hoạt động để tránh sâu răng ở trẻ em nên được bắt đầu sớm nhất có thể, cụ thể là khi trẻ mọc chiếc răng đầu tiên. Cha mẹ có thể bắt đầu vệ sinh răng miệng cho con bằng cách sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm được thiết kế để làm sạch răng cho trẻ sơ sinh và sau đó bôi một chút kem đánh răng.
Cha mẹ cần tập cho con thói quen đánh răng ngay từ nhỏ (Ảnh minh họa)
3. Đánh răng 2 lần/ngày
Để duy trì sức khỏe răng miệng tối ưu ở trẻ em, AAP khuyên các bậc cha mẹ nên cho trẻ đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, đặc biệt là sau khi ăn sáng và trước khi đi ngủ. Tuy các bé còn nhỏ nhưng mẹ hãy giúp bé đưa thói quen đánh răng vào công việc cần làm hàng ngày để bé có thể duy trì thói quen vệ sinh răng miệng này sau này khi bé lớn lên.
4. Kết hợp các thói quen vệ sinh răng miệng lành mạnh hàng ngày
Cha mẹ nên nhớ rằng đánh răng đúng và đủ mà chế độ ăn uống, sinh hoạt của trẻ không tốt thì cũng không có tác dụng. Cần hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt, có đường bởi trẻ ăn quen đồ ngọt từ khi còn nhỏ sẽ có nguy cơ bị sâu răng cao hơn. Thay vào đó, bố mẹ có thể cho bé ăn trái cây và rau củ quả sẽ đảm bảo sức khỏe hơn.
Thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh sẽ góp phần giúp răng bé chắc khỏe hơn (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, để ngăn ngừa sâu răng cho trẻ, cha mẹ không nên cho trẻ vừa ngủ vừa uống sữa ngọt hoặc đồ uống có đường. Nếu bé muốn, có thể thay bằng nước lọc. Khi cho bé dùng núm vú giả thì cũng không nên nhúng vào bất cứ thứ gì ngọt như đường hoặc mật ong.
Nguồn: Parent
9 loại thực phẩm không tốt cho răng miệng Thực phẩm ngọt, giàu tinh bột có thể chuyển hóa thành axit ăn mòn, làm suy yếu men răng. Dưới đây là một số thực phẩm bạn nên tránh. Trái cây khô: Không chỉ gây mắc răng do những chất xơ khó tiêu hóa, trái cây sấy khô còn chứa một lượng đường lớn có thể lưu lại trên răng, gây sâu răng....