Đường ruột khỏe mạnh giúp ngăn ngừa mắc hội chứng COVID kéo dài
Sức khỏe đường ruột ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của cơ thể. Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng các vi khuẩn sống trong ruột non của con người nếu mất cân bằng có thể dẫn tới nguy cơ bị mắc hội chứng COVID kéo dài sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2.
Các nhân viên y tế chờ được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí về Đường ruột, các nhà nghiên cứu tại Đại học Hong Kong (Trung Quốc) đã phân tích “hệ vi khuẩn đường ruột” của 116 bệnh nhân mắc COVID-19 tại Hong Kông vào năm 2020, thời điểm những người mắc bệnh này buộc phải nhập viện. Hơn 80% trong số đó bị bệnh nhẹ hoặc vừa phải, nhưng hơn 75% có ít nhất một triệu chứng dai dẳng.
Sau 6 tháng, các triệu chứng phổ biến nhất là mệt mỏi (31%), trí nhớ kém (28%), rụng tóc (22%), lo lắng (21%) và rối loạn giấc ngủ (21%). Phân tích mẫu phân của các bệnh nhân khi nhập viện và trong những tháng tiếp theo, các nhà nghiên cứu nhận thấy những bệnh nhân mắc COVID kéo dài “có hệ vi khuẩn kém đa dạng và ít phong phú hơn”. Ngược lại, những bệnh nhân không mắc COVID kéo dài có một hệ vi khuẩn đường ruột tương tự những người không bị mắc COVID-19.
Nhà nghiên cứu Siew C. Ng lưu ý việc thiếu hụt các vi khuẩn có lợi Bifidobacteria giúp tăng cường miễn dịch có liên quan nhiều đến các triệu chứng hô hấp dai dẳng. Mặc dù nghiên cứu không thể chứng minh rằng hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh giúp ngăn ngừa hội chứng COVID kéo dài, nhưng những phát hiện trên cho thấy tầm quan trọng của việc duy trì một hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh và cân bằng thông qua chế độ ăn uống, tránh dùng kháng sinh nếu có thể, tập thể dục và bổ sung các loài vi khuẩn có lợi như Bifidobacteria.
Sự đa dạng và cân bằng hệ vi khuẩn trong đường ruột có thể đóng góp cho một sức khỏe tổng thể lành mạnh và nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. Ngược lại, một hệ vi khuẩn ít đa dạng và mất cân bằng sẽ sinh ra những tác động tiêu cực cho sức khỏe. Các chuyên gia y tế nhấn mạnh rằng sức khỏe đường ruột tốt sẽ ảnh hưởng tốt tới mức độ phản ứng của hệ miễn dịch đối với nhiễm trùng, cũng như giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng COVID-19 nói chung và COVID-19 kéo dài nói riêng. Do đó, điều quan trọng nhất là mọi người cần duy trì hệ đường ruột khỏe mạnh để giữ an toàn cho bản thân trong đại dịch hiện nay.
Yến mạch không hề khó ăn, lại có tác dụng tuyệt vời cho phái đẹp
Chị em nên thêm yến mạch trong thực đơn hàng ngày của mình bởi lợi ích tuyệt vời mà nó mang đến.
Video đang HOT
Lợi ích của yến mạch đối với sức khỏe phụ nữ
Giảm Cholesterol
Theo nghiên cứu của Mỹ cho thấy: Một người bị mỡ máu cao nếu mỗi ngày hấp thu khoảng 3 - 4g -Glucan có thể giảm thiểu 8% Cholesterol có hại, đồng thời còn giảm thấp nguy cơ mắc bệnh tim 10 - 12%.
Chính vì vậy, lợi ích của yến mạch giàu thành phần -Glucan chính là hạn chế nguy cơ bệnh tật ở nữ giới, trong đó vấn đề mỡ máu phổ biến cũng được cải thiện đáng kể.
Điều tiết lượng đường trong máu
Sử dụng yến mạch hợp lý có thể ức chế tình trạng "rỗng" ở dạ dày, làm chậm quá trình hấp thu glucose của ruột non, do đó sau khi ăn no, tốc độ tăng đường huyết cũng chậm hơn. Có thể thấy, lợi ích của yến mạch đối với sức khỏe phụ nữ còn thể hiện ở chỗ kiểm soát lượng đường trong máu, giảm nguy cơ tiểu đường.
Bảo vệ đường ruột
Hàm lượng -Glucan khi đến đại tràng sẽ xảy ra phản ứng lên men, từ đó sản sinh một số axit béo chuỗi ngắn như Axit propionic, Axit butyric v.v... Các chất này có tác dụng ức chế các vi khuẩn có hại, thúc đẩy lợi khuẩn và duy trì sự cân bằng bên trong đường ruột, có hiệu quả trong việc phòng ngừa tiêu chảy lẫn táo bón.
Chống lại tia bức xạ
Thông qua thúc đẩy chức năng tạo máu, thành phần -Glucan có trong yến mạch còn có tác dụng tăng cường sản sinh tế bào bạch cầu, hồng cầu, làm giảm tổn thương của tia bức xạ đối với cơ thể con người.
Phòng ngừa cảm mạo và hạn chế ung thư
Yến mạch giàu dinh dưỡng với nhiều thành phần đa dạng, cần thiết cho sức khỏe con người. Phụ nữ sử dụng yến mạch còn giúp tăng sức đề kháng, nâng cao sức sống của các tế bào, tiêu diệt độc bệnh và vi khuẩn v.v...
Vì vậy, lợi ích của yến mạch còn giúp bạn phòng ngừa cảm mạo cùng với các bệnh theo mùa và có tính lây lan hiệu quả. Ngoài ra, khả năng đối kháng với khuẩn bệnh, tế bào ác tính của -Glucan trong yến mạch cũng giúp phái đẹp hạn chế ưng thư, đặc biệt là ung thư gan, ung thư tuyến vú v.v...
Dùng yến mạch như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất?
Nếu bạn mua yến mạch đóng gói thì nên chú ý nhãn hàng uy tín, các phụ liệu phối hợp và hạn sử dụng. Yến mạch nếu được nấu sẽ tốt hơn là hãm nước sôi như nhiều người vẫn làm. Khi nấu chín ít nhất 3 phút, thành phần -Glucan mới được dung giải ra và phát huy hiệu quả của nó.
Yến mạch càng có độ "dính" càng tốt, do vậy khi chế biến, chị em nên nấu hơi sệt một chút, vừa tăng khẩu vị vừa giúp cơ thể hấp thu được nhiều dưỡng chất lý tưởng từ yến mạch. Lợi ích của yến mạch không nhỏ nhưng cần ăn có liều lượng, mỗi ngày khoảng 40gr là hợp lý.
Yến mạch nên kết hợp với nhiều nguyên liệu khác để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. Đặc biệt, yến mạch dùng chung với sữa bò sẽ có lợi cho hiệu quả hấp thu protein, chất xơ, vitamin và các khoáng chất. Yến mạch kết hợp với bí đỏ lại có ích cho gan, dạ dày, nhuận tràng, giảm huyết áp và mỡ máu.
3 bộ phận "bẩn" trong cơ thể thường gặp ở những người có tuổi thọ ngắn Trên cơ thể, một số bộ phận nếu bị bẩn, bạn có thể dễ dàng làm sạch bằng việc tắm rửa. Tuy nhiên, nếu 3 nơi này không sạch sẽ thì không thể tắm sạch bằng nước được, chứng tỏ tuổi thọ của bạn đang bị đe dọa. Vẻ ngoài sạch sẽ hay không có ảnh hưởng lớn đến cách hành xử của...