Đường rộng mở, Quế Châu tiến bước
Từ một xã nghèo, đường sá đi lại khó khăn, song sau hơn 5 năm triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Quế Châu, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam đã có những đổi thay mạnh mẽ. Đặc biệt, các tuyến đường giao thông được đầu tư đồng bộ đã giúp cho địa phương này ngày càng phát triển.
Ưu tiên đường sá, thủy lợi
Dẫn chúng tôi đi trên những con đường của thôn đã bê tông phẳng lì, hai bên đường nhà cửa san sát nhau, tường rào cổng ngõ được xây dựng mới khang trang, ông Nguyễn Văn Nghĩa – Bí thư Chi bộ thôn Phước Đức phấn khởi cho hay, nhờ sự hỗ trợ của cấp trên, mấy năm nay người dân trong thôn đã tích cực tham gia hiến đất, đóng góp ngày công để làm đường giao thông và chỉnh trang nhà cửa, tạo bộ mặt mới cho làng quê. Hiện, toàn bộ các tuyến đường trong thôn đã được bê tông và cứng hóa, giúp bà con đi lại thuận lợi và phát triển sản xuất hiệu quả hơn.
Đường giao thông ở xã Quế Châu được quan tâm đầu tư khang trang, sạch đẹp.Ảnh: Đ.N
Ông Nguyễn Minh Sỹ – Chủ tịch UBND xã Quế Châu cho biết, là xã nghèo nên khi bắt tay triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, xã đã chọn hướng đi riêng của mình. Đó là tập trung mọi nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng, trong đó giao thông – thủy lợi được xác định là khâu đột phá.
“Mấy năm qua, Quế Châu có sự quan tâm đầu tư từ các cấp, đặc biệt là huy động tốt các nguồn lực, lồng ghép các chương trình để đầu tư các dự án trọng điểm nên xã đã có những đổi thay cơ bản. Hàng năm, địa phương đều dành hàng chục tỷ đồng để đầu tư cơ sở hạ tầng, đường giao thông như các tuyến đường DDH12, DDH18, DDT611, đường từ thị trấn Đông Phú đi suối Tiên. Các tuyến đường trục ở thôn, xóm cũng đã bê tông đạt gần 70%” – ông Sỹ chia sẻ.
Bên cạnh đó, Quế Châu cũng đặc biệt chú trọng đầu tư hạ tầng về nông nghiệp, xây dựng các trạm bơm ở thôn 4, đồng cây Dúi, nâng cấp đập dâng Ông Hiểu, nâng cấp các kênh thủy lợi ở thôn 1, 2, 4, 6…
Video đang HOT
Việc đầu tư này đã góp phần giúp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn đạt nhiều kết quả khả quan. Đặc biệt, gần đây, những công trình phục vụ dân sinh như trường học, trạm y tế, chợ, nhà văn hóa… được đầu tư mới khang trang nên bộ mặt nông thôn ở Quế Châu đổi thay rõ rệt, bà con nhân dân trong xã đi đâu cũng tự hào về sự đổi mới nhanh chóng của quê hương…
Đời sống nâng cao
Ông Sỹ cho biết thêm, để tăng thu nhập cho người dân, thời gian qua xã đã chú trọng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; khuyến khích người dân phát triển kinh tế hộ gia đình, mạnh dạn xây dựng kinh tế gia trại – trang trại để tăng thu nhập. Theo đó toàn xã hiện có trên 3.500 con gia súc, gần 70.000 con gia cầm, với nhiều mô hình trang trại, gia trại có hiệu quả kinh tế cao.
Đặc biệt, để đẩy mạnh phong trào xây dựng NTM và tăng thu nhập cho người dân, trong những năm qua xã Quế Châu đã chú trọng phát triển lĩnh vưcực tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ. Trong đó, xã đầu tư nâng cấp chợ Đàn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nhân dân và tiểu thương trong vùng phát triển kinh doanh buôn bán.
Ông Nguyễn Minh Sỹ phấn khởi cho biết, đến nay số hộ nghèo của xã đã giảm còn hơn 10%, trong khi 5 năm trước, con số này là 22%; thu nhập bình quân đạt gần 21 triệu đồng.
Theo Danviet
Dự một hội thảo, biết trăm cách làm ăn
Vừa qua, tại Hà Nội, Sở NNPTNT Hà Nội phối hợp UBND huyện Quốc Oai tổ chức Hội thảo "Nhịp cầu nhà nông". Đây là dịp các hộ nông dân trên địa bàn được trao đổi với các nhà quản lý, chuyên gia về những vướng mắc trong sản xuất, chính sách phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
Nông dân sôi nổi học giữ cơ nghiệp
Hội thảo "Nhịp cầu nhà nông" lần này có sự tham gia của 150 đại biểu là nông dân trong huyện cùng các chủ trang trại tiêu biểu, đại diện Chi cục Thú y, Chi cục Thủy sản, Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Phát triển cây trồng... Ban cố vấn của chương trình là các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam.
Chăn nuôi lợn siêu nạc đang mang lại thu nhập cao cho người dân một số xã của huyện Quốc Oai (Hà Nội).Ảnh: Hải Đăng
Với hơn 100 câu hỏi được đưa ra tại hội thảo, các chuyên gia đã nhiệt tình giải đáp cụ thể, chi tiết cho bà con. Trong đó, các câu hỏi tập trung vào cách phòng và chữa bệnh cho gà, lợn; kỹ thuật nuôi cá; cách phòng ngừa dịch bệnh, xử lý bùn sâu tránh ô nhiễm môi trường nước trong nuôi trồng thuỷ sản; cách bón phân hợp lý, thụ phấn bổ sung và xử lý ruồi vàng trên cây có múi (cam, quýt, bưởi...).
Anh Nguyễn Văn Tuý ở thôn Lập Thạch, xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai hỏi: "Lợn con mới đẻ khoảng 15-17 ngày, đi ngoài phân trắng trong vòng 1 ngày là chết. Khi chết phát hiện tím mõm, tím chân. Hỏi lợn mắc bệnh gì và cách điều trị?".
Trả lời câu hỏi của anh Túy, PGS-TS Lê Văn Năm - một trong những chuyên gia hàng đầu về chăn nuôi cho biết:"Đây là câu hỏi khá hay mà người nuôi lợn nên biết. Lợn con mới đẻ thường dễ mắc 3 bệnh nguy hiểm về tiêu chảy gồm: Bệnh TGE (hay còn gọi là viêm dạ dày truyền nhiễm); PED (dịch tiêu chảy cấp) và ROTA (tiêu chảy do Rota virut). Tỷ lệ chết của lợn con mới đẻ khi mắc 1 trong 3 bệnh này trên 90%. Vì thế, bà con nông dân cần đặc biệt chú ý theo dõi và tiêm vaccine phòng các bệnh nói trên trước khi lợn đẻ từ 10 -15 ngày".
Theo ông Năm, về mặt lâm sàng rất khó để phân biệt 3 loại bệnh trên, song bà con cần chú ý căn cứ vào phân để xách định bệnh như sau: Phân trắng, vàng là lợn bị bệnh TGE; phân đen, màu bùn là có thể lợn đã bị mắc bệnh PED; phân vàng sệt, không có mùi thối có thể bị bệnh ROTA.
"Đối với triệu chứng mà anh Tuý miêu tả, có thể xác định lợn nhà anh đã mắc bệnh TGE, đồng thời khi chết lợn bị tím mõm, tím chân là dấu hiệu của dịch tai xanh. Phác đồ điều trị như sau: Tiêm vaccine TGE/PED; lấy 1ml Atropin 1ml vitamin C/7kg (tiêm đủ 4 ngày); tiêm Vidan 5 ngày tiêm lần (tiêm đủ 4 ngày); lưu ý lợn con vẫn còn theo mẹ nên cần cho bú đủ. Nếu điều trị theo phác đồ trên, tỷ lệ sống của lợn con sẽ đạt khoảng 65-80%. Tốt nhất nên tiêm vaccine phòng các bệnh nói trên trước khi lợn đẻ 10-15 ngày" - ông Năm nhấn mạnh.
Cầu nối nông dân và doanh nghiệp
Ngoài tư vấn, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc của bà con về phòng trị bệnh trong chăn nuôi, tại hội thảo lần này, các chuyên gia cũng giới thiệu với bà con những địa chỉ tin cậy để mua phân bón. Ông Ngô Đại Ngọc - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội cho biết, trước thực trạng trên thị trường xuất hiện tràn lan các sản phẩm phân bón giả, nhái, kém chất lượng, để bảo đảm quyền lợi bà con nên tìm đến các cửa hàng, đại lý bán phân bón uy tín trên địa bàn để mua được hàng tốt, đảm bảo chất lượng.
Đại diện cho các doanh nghiệp tham gia hội thảo, ông Hoàng Văn Tại - Tổng Giám đốc Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển trực tiếp tư vấn cho bà con về thành phần, tác dụng của các loại phân bón đang có trên thị trường.
Giải đáp một số thắc mắc về thành phần trong sản phẩm phân của công ty, ông Tại cho biết, ngoài thành phần chính là lân, phân bón của công ty còn có các nguyên tố dinh dưỡng khác cần thiết cho cây trồng như Ca, Mg, Si, Zn, Cu,...
"Đặc biệt, loại lân này còn có tác dụng khử chua cho đất, không sử dụng hóa chất và biện pháp hóa học mà chỉ dùng khoáng chất nên rất tốt cho cây trồng. Bà con có thể yên tâm đầu tư và sử dụng để đạt hiệu quả, năng suất cao nhất" - ông Tại khẳng định.
Tại hội thảo, rất nhiều nông dân hỏi về quy trình sản xuất lúa VietGAP, trong đó có ông Phạm Văn Thành ở thôn Đông Thượng, xã Đông Yên, huyện Quốc Oai hỏi: "Ở Hà Nội đã có địa phương nào làm mô hình VietGAP trên cây lúa chưa? Cách thức triển khai như thế nào? Cơ quan nào cấp chứng chỉ VietGAP trên cây lúa?".
Giải đáp thắc mắc trên, ông Ngô Đại Ngọc cho biết, trên địa bàn hiện đã có 200ha cây trồng thực hiện theo quy trình VietGAP. Trên cây lúa, Trung tâm Phát triển giống cây trồng Hà Nội đã thí điểm làm VietGAP tại một số xã thuộc huyện Thanh Oai. Tuy nhiên, đến nay chưa có cá nhân nào tự đứng ra làm mô hình lúa VietGAP mà chủ yếu thông qua sự hỗ trợ của Nhà nước. Về cơ quan cấp chứng chỉ VietGAP, bà con có thể đến Trung tâm Phân tích chất lượng sản phẩm nông nghiệp để tìm hiểu thêm.
Theo Danviet
Bệ phóng giúp nông dân Phù Cát vượt khó Dẫn chúng tôi thăm mô hình nuôi bò sinh sản của gia đình, ông Trần Bách Tụ (thôn Chánh An, xã Cát Hanh) chia sẻ: "Quỹ HTND đã giúp gia đình tôi có vốn đầu tư chăn nuôi. Vào thời điểm đầu năm 2012, khi chăn nuôi gặp khó khăn về vốn, tôi đã được Quỹ HTND cho vay 20 triệu đồng. Với...