Đường ray trên cao ở Malaysia khác với tuyến Cát Linh-Hà Đông ra sao?
Hệ thống đường ray trên cao ở thủ đô Malaysia khá phát triển với nhiều loại hình, trong đó phổ biến tàu chạy trên đường ray đơn (monorail).
Một đoạn đường ray trên cao ở trung tâm thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia. Có thể thấy xa xa là tòa Tháp đôi Petronas nổi tiếng.
Một đoàn tàu điện đơn ray trên cao đang đi dọc theo con phố ở trung tâm thủ đô Kuala Lumpur.
Bề mặt phía dưới đoạn đường tàu trên cao chạy qua.
Hệ thống lưới thép giăng giữa 2 đường bê tông. Mỗi đường bê tông trên cao này đóng vai trò 1 đường ray.
Một ga tàu đường ray trên cao. Thoạt nhìn nó khá giống ga đường sắt trên cao trên tuyến Cát Linh-Hà Đông ở Hà Nội.
Một đoàn tàu điện bắt đầu rời khỏi ga. Loạt ảnh này được chụp vào cuối tháng 8/2019.
Giao thông bằng xe máy vẫn phổ biến ở thủ đô của Malaysia mặc dù tại đây hệ thống giao thông công cộng như thế này khá phát triển và có nhiều ô tô con.
Hệ thống cầu thang dẫn lên một ga đường ray trên cao ở Kuala Lumpur.
Video đang HOT
Góc nhìn từ trên cầu thang dẫn vào ga xuống đường phố bên dưới.
Văn phòng dịch vụ khách hàng trên ga tàu tại phố Raja Chulan, Kuala Lumpur.
Hệ thống ba-ri-e kiểm soát hành khách vào và ra ga tàu đường ray trên cao.
Máy bán vé tàu điện trên cao.
Tàu monorail là một trong các loại tàu điện đô thị ở Kuala Lumpur. Tàu chạy trên ray đơn (khối bê tông dài) và có ốp ở 2 bên để bám vào ray.
Hệ thống trụ chống bên dưới ga đường ray Kuala Lumpur ít và mảnh hơn so với ga trên tuyến đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông.
Bản đồ hành trình trên tuyến đường ray trên cao nói trên với 2 chiều xuôi ngược.
Giao thông ở nội đô Kuala Lumpur tầm 15h chiều đã bắt đầu đông đúc như thế này.
Cận cảnh lưới thép ở khoảng trống giữa 2 ray đơn bê tông cho 2 chiều chạy của tàu.
Một tàu monorail chuẩn bị rời bến.
Cận cảnh bên dưới tàu monorail. Tàu có các bánh xe miết vào 2 thành bên của ray.
Bên dưới gầm một nhà ga ray trên cao. Malaysia chịu ảnh hưởng của phong cách giao thông đường bộ của Anh, nên họ đi bên trái đường.
Một đoàn tàu điện trên cao đi vào khúc quành trên một con phố đông đúc ở trung tâm Kuala Lumpur.
Bức ảnh này cho thấy phần ốp bám ray của tàu điện loại này khá dài.
Một cửa hàng phục vụ ngay bên trong ga tàu điện trên cao.
Camera an ninh bố trí gần đường ray trên cao tại thủ đô Malaysia./.
Trung Hiếu/VOV.VN
Theo vov.vn
Chùm ảnh "mỏ vàng" độc đáo của Crimea
Muối đã được khai thác hơn 2500 năm trong các mỏ tại Hồ Sasyk-Sivash, từ thời người Hy Lạp cổ đại lập thuộc địa ở Crimea.
Sasyk-Sivash là hồ muối lớn nhất trên bán đảo Crimea, với diện tích 75 km vuông. Độ sâu trung bình của hồ chỉ 0,5 m, sâu nhất là 1,2 m. Tên của hồ dịch từ tiếng Tatar Crimea có nghĩa là "bùn hôi".
Hồ cũng độc đáo ở chỗ tại đây người ta khai thác ra loại muối biển màu hồng. Theo dữ liệu chưa được kiểm chứng, muối hồng đã được khai thác cách đây 2.500 năm, còn theo sử sách thì được nhắc đến từ năm 1863. Đó là khi Bá tước Balashov mua khu mỏ này và bắt đầu khai thác loại "muối hoàng gia".
Khai thác muối tại hồ Sasyk-Sivash, ngoại ô Yevpatoriya.
Đưa muối lên toa tàu bên hồ Sasyk-Sivash, ngoại ô Yevpatoria.
Đường ray trên bãi khai thác muối tại hồ Sasyk-Sivash, ngoại ô Yevpatoria
Đống muối tại hồ Sasyk-Sivash, ngoại ô Yevpatoria
Vận chuyển muối tại hồ Sasyk-Sivash, ngoại ô Yevpatoriya
Muối hồng tại hồ Sasyk-Sivash, ngoại ô Yevpatoria
Đặt đường ray cho xe chở muối trên hồ Sasyk-Sivash, ngoại ô Yevpatoria
Khai thác muối tại hồ Sasyk-Sivash, ngoại ô Yevpatoriya
Theo danviet
Tàu điện 'bơi' bất lực trong lũ khiến người Nhật thức tỉnh Hậu quả nặng nề từ cơn bão Hagibis khiến nhiều người Nhật Bản thức tỉnh về sự chủ quan của nước này trước sức tàn phá của thiên nhiên và biến đổi khí hậu. Siêu bão Hagibis tấn công Nhật Bản hôm 12/10 đã để lại hậu quả nặng nề, khiến nhiều ngôi nhà bị chôn vùi trong bùn đất và người dân...