‘Đường ray là kinh tế thị trường, đầu máy là kinh tế tư nhân’
Sau những tháng ngày ‘chìm – nổi’, doanh nghiệp tư nhân dần khẳng định được vị thế…
Việt Nam bắt đầu từ nền kinh tế chợ quê tới kinh tế mặt phố và cho đến hiện nay là “mon men” vào nền kinh tế siêu thị. Tất cả những giai đoạn này đều ghi nhận sự phát triển nội lực của doanh nghiệp tư nhân.
Mai Khanh “Thị trường là cơ chế vận hành của nền kinh tế, còn kinh tế tư nhân chính là động lực của nền kinh tế. Nếu như ví nền kinh tế Việt Nam như con tàu cao tốc, thì đường ray chính là kinh tế thị trường, còn đầu máy chính là kinh tế tư nhân”.
Đưa ra so sánh trên tại hội thảo “Động lực phát triển kinh tế tư nhân” diễn ra hôm 3/10, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khẳng định, khi Việt Nam bắt đầu cải cách 30 năm trước, chúng ta thường dùng cụm từ “nền kinh tế nhiều thành phần”, thực chất là kinh tế thị trường, và sau này chúng ta mới chính thức dùng “kinh tế thị trường” trong các văn kiện của Đại hội Đảng.
Nhưng tại thời điểm hiện nay, ông nói, kinh tế tư nhân mới chính là từ khóa, là sự thay đổi lớn nhất của tư duy.
“Ở khắp nơi trên thế giới, chúng ta đều có thể thấy được bức tranh tương phản của các nền kinh tế chú trọng về kinh tế tư nhân và các nền kinh tế chú trọng kinh tế nhà nước. Nhưng nhìn chung, chúng ta không thể phủ nhận kinh tế tư nhân mới chính là động lực để phát triển nền kinh tế. Vai trò của Nhà nước rất quan trọng, nhưng động lực để phát triển lại chính là kinh tế tư nhân”, ông Lộc phát biểu.
Video đang HOT
Đánh giá về vai trò và vị thế của kinh tế tư nhân trong Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, ông Nguyễn Văn Trung, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói, từ chỗ có 4.000 doanh nghiệp, đến nay đã có 500.000 doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân.
Việt Nam bắt đầu từ nền kinh tế chợ quê tới kinh tế mặt phố và cho đến hiện nay là “mon men” vào nền kinh tế siêu thị. Tất cả những giai đoạn này đều ghi nhận sự phát triển nội lực của doanh nghiệp tư nhân.
Đề cập đến khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của kinh tế tư nhân, ông Trung tổng kết, Việt Nam đã đi một bước dài về chính sách. Luật Doanh nghiệp năm 1999 có hiệu lực năm 2000 được xem là cuộc cách mạng cho đội ngũ doanh nghiệp, tạo ra bước ngoặt lớn đối với nền kinh tế.
“Chúng ta nói nhiều tới đột phá về thể chế, cơ sở hạ tầng, tái cấu trúc… nhưng cũng phải nhìn nhận rằng, để có thể tạo nên sự đột phá đó phải kể đến vai trò và vị thế to lớn của doanh nghiệp tư nhân trong nước và nước ngoài”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói.
Với nhiều năm nghiên cứu về hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp trong sự phát triển của nền kinh tế, ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nói: “Một nền kinh tế sẽ không thể phát triển được nếu kinh tế tư nhân không phải là đầu tàu. Việc hoàn thiện thể chế là do Nhà nước tạo nên. Doanh nghiệp là đối tượng sử dụng thể chế nên phải có trách nhiệm thúc đẩy để hoàn thiện thể chế, hay nói cách khác là phải chủ động để tạo sự thay đổi”.
Theo ông Cung, thể chế bao gồm thể chế chính thức và phi chính thức. Thể chế chính thức là các luật lệ do Nhà nước ban hành và thể chế phi chính thức là các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.
Ngoài thể chế ra, hiện tại Việt Nam còn có “luật rừng”. Nhưng nếu như thể chế chính thức và phi chính thức phát triển mạnh, thì có thể áp đảo được “luật rừng” và ngược lại.
“Cộng đồng doanh nghiệp cần đồng lòng, đồng sức và đồng lực thúc đẩy cho một thị trường đầy đủ và bao dung, vì sự phát triển và lớn mạnh của khu vực kinh tế tư nhân trong nước, trở thành động lực của tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng quốc gia”, ông Cung nhấn mạnh.
Trước các vấn đề về khuôn khổ pháp lý và thể chế được nêu, ông Nguyễn Văn Phúc, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội nói: “Ủy ban Kinh tế Quốc hội nói riêng và Quốc hội nói chung đã theo dõi rất sát sao việc ban hành các văn bản. Trong Quốc hội cũng có hơn 40 đại biểu là doanh nhân. Họ thường xuyên đưa việc ban hành văn bản hướng dẫn chậm tại các kỳ họp Quốc hội. Qua đó, Chính phủ cũng đã có những chỉ đạo cụ thể để từng bước khắc phục việc này. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp”.
Ông Phúc hy vọng, thời gian tới, VCCI với vai trò là cơ quan đại diện của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân sẽ tiếp tục kiến nghị lên Chính phủ để thúc đẩy hơn nữa việc ban hành các văn bản pháp
Theo VnEconomy
Ngành đường sắt lần đầu tiên mở cửa chào đón doanh nghiệp tư nhân
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) hôm nay (16/9) thí điểm cho thuê có điều kiện kết cấu hạ tầng đường sắt của bãi hàng Nam ga Yên Viên (Hà Nội). Đây là lần đầu tiên ngành này "mở cửa" đón chào doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư hạ tầng theo hướng xã hội hóa.
Ga đường sắt Yên Viên - Hà Nội (ảnh: Lao động)
Với Đề án xây dựng Trung tâm Logistic đường sắt ga Yên Viên, đơn vị tư nhân được tham gia đầu tư xây dựng là Công ty CP Giao nhận và vận chuyển INDO Trần. Dự án được chia làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 sẽ xây dựng bãi hàng phía Nam ga Yên Viên, dự kiến khởi công vào 10/10/2015 với tổng mức đầu tư là 90 tỷ đồng; giai đoạn 2 - từ tháng 1/2016, lập báo cáo khả thi đầu tư khu vực bãi hàng phía Bắc ga Yên Viên, xây dựng các phân khu hàng hóa, kho bãi, khu vực tác nghiệm vận hành đường sắt và xếp dỡ hàng hóa.
Điều kiện đơn vị tư nhân này phải chấp nhận khi tham gia là không yêu cầu bồi hoàn khi Nhà nước thu hồi bãi hàng để thực hiện Dự án đường sắt trên cao đoạn Ngọc Hồi - Yên Viên trong thời hạn cho thuê.
Tổng Công ty ĐSVN có quyền tổ chức điều hành chạy tàu, dồn tàu, lập tàu, cắt móc và tập kết xe hàng trong khu ga và tại bãi hàng. Bên thuê xây dựng đơn giá các loại dịch vụ liên quan đến công tác xếp dỡ, lưu kho bãi và các loại giá dịch vụ khác, trên cơ sở đó ĐSVN thẩm định và thống nhất nhằm tạo mội trường bình đẳng kinh doanh đối với các doanh nghiệp.
Theo thỏa thuận, Công ty CP Giao nhận và vận chuyển INDO Trần được quyền sử dụng và khai thác Trung tâm Logistic đường sắt ga Yên Viên trong thời gian 23 năm, sau đó chuyển giao toàn bộ cho đường sắt. Trong thời hạn khai thác, đơn vị này được quyền thu phí nâng/hạ container và các dịch vụ giá trị gia tăng nhằm thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận.
Ông Trần Ngọc Thành - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty ĐSVN - cho biết, đây là dự án đầu tiên được thực hiện theo hình thức xã hội hóa của ngành đường sắt, nhằm thay đổi hoạt động độc quyền của ngành lâu nay trong đầu tư xây dựng hạ tầng và kinh doanh vận tải. Hiện nay thị phần vận tải đường sắt so với các loại hình khác đạt chưa tới 1%, vì vậy chúng tôi kỳ vọng xã hội hóa sẽ giúp ngành đường sắt cạnh tranh và phát triển tốt hơn.
"Hệ thống đường sắt sẽ đổi mới toàn bộ hình ảnh về vận tải, nhanh hơn, đẹp hơn và chúng tôi chào đón mọi nhà đầu tư tham gia vào đường sắt" - ông Thành cho hay.
Đường sắt là một ngành trong lĩnh vực giao thông vận tải, tuy nhiên với sự lạc hậu và độc quyền nên từ lâu ngành này vốn tự coi mình như một "Bộ" đường sắt. Việc "mở cửa" đón chào doanh nghiệp tư nhân bước chân vào ngành dù là lần đầu tiên thực hiện nhưng có thể được xem là một tín hiệu tích cực để loại bỏ dần yếu tố độc quyền.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Phải hài hòa lợi ích Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức vô cùng lớn về huy động vốn đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng. Tính toán của Bộ GTVT cho thấy, nhu cầu đầu tư công giai đoạn 2015-2020 trong lĩnh vực GTVT cần những khoản tiền khổng lồ. Cụ thể, năm 2015, nhu cầu vốn đầu tư công cần khoảng...